Bội nhiễm tay chân miệng là gì

HỎI ĐÁP

Bội nhiễm tay chân miệng là gì
Huynh Ha 3 years ago
  • 1. Bệnh tay, chân, miệng là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh bệnh tay, chân, miệng
  • 3. Triệu chứng thường gặp của bệnh bệnh tay, chân, miệng
  • 4. Điều trị bệnh bệnh tay, chân, miệng
  • 5. Phòng tránh bệnh bệnh tay, chân, miệng

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm ở người do virus đường ruột họ Picornaviridae gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người và dễ thành đại dịch, hay gặp ở trẻ dưới 5 gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Bệnh tay, chân, miệng thường gặp ở trẻ em

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tay, chân, miệng

Tác nhân gây bệnh:

Các loại virus thuộc nhóm đường ruột họ Picornaviridae như Coxsackievirus A, Coxsackievirus B, Echovirus, Enterovirus. Tác nhân hay gặp nhất là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71.

Ổ chứa:

Nguồn bệnh là người nhiễm bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết hô hấp như mũi, đờm, nước bọt, các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.

Đường lây truyền:

Chủ yếu theo đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp các dịch tiết từ mũi, hầu, họng hoặc tiếp xúc với các chất tiết, bài tiết của bệnh nhân tay, chân, miệng trên vận dụng cá nhân, đồ chơi,...

Thời kỳ lây truyền: thời gian bệnh lây nhiễm từ vài ngày trước khi người bệnh khởi phát cho đến khi hết các vết phỏng nước trên da.

Cơ chế gây bệnh:

Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Nguy cơ nhiễm bệnh:

Bệnh gặp ở bất kì lứa tuổi nào, nhất là trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ em đi nhà trẻ khoảng dưới 5 tuổi.

Do trẻ nuốt phải bọt khí của trẻ bị bệnh thải ra qua hắt hơi, sổ mũi. Trẻ cầm nắm đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt có dính chất tiết mũi họng có chứa virus.

Người chăm sóc trẻ không vệ sinh tay cũng là nguy cơ tăng lây nhiễm bệnh ở trường học.

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là nguyên nhân gây ra bệnh tay, chân, miệng

3. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh tay, chân, miệng

Triệu chứng của bệnh tay, chân, miệng trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 3 – 7 ngày.

Giai đoạn khởi phát: có thể gặp sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, các triệu chứng kéo dài 1 – 2 ngày.

Giai đoạn toàn phát: kéo dài khoảng 3 – 10 ngày.

- Vết loét ở miệng: các bóng nước có đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi khiến trẻ đau khi nhai, nuốt, làm tăng tiết nước bọt.

- Bóng nước: đường kính khoảng 2 – 10mm màu xám, hình bầu dục. Xuất hiện bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, ấn không đau. Ở vùng mông và đầu gối thường bóng nước trên nền hồng ban.- Sốt nhẹ hoặc cao 38-39ºC, nôn ói nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

- Các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 năm của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: nếu không gặp biến chứng trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn từ 3 – 5 ngày sau.

Các biến chứng thường gặp của bệnh tay, chân, miệng:

Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não: rung giật cơ, bứt rứt, đi loạng choạng, run tay chân, mắt nhìn ngược, ngủ gà gật. Yếu liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não. Dấu hiệu nặng thường co giật, hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch, hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh tay, chân, bệnh:

Thăm khám lâm sàng dựa vào triệu chứng: sốt, nốt phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông.

Yếu tố dịch tễ: căn cứ vào vùng lưu hành bệnh, tuổi, mùa, nhiều trẻ mắc trong cùng một đợt.

Xét nghiệm thấy có virus gây bệnh bằng phương pháp RT-PCR hoặc phân lập virus từ mẫu bệnh phẩm dịch hầu, họng, phỏng nước, dịch não tủy, trực tràng.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện loét miệng, bệnh có phát ban da như sốt phát ban, dị ứng, viêm da mủ, thủy đậu, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, sốt xuất huyết Dengue. Viêm não-màng não do virus hoặc vi khuẩn khác.

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Hình ảnh triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

4. Điều trị bệnh tay, chân, miệng

Nguyên tắc điều trị:

Chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay, chân, miệng phương pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ và không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm.

Cần theo dõi, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và điều trị biến chứng.

Trong quá trình chăm sóc cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao sức khỏe mau chóng phục hồi.

Điều trị:

Độ 1: điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế khi chỉ có loét miệng và hoặc tốn thương da. Dùng thuốc hạ sốt theo liều 10mg/kg/lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tái khám mỗi 1 – 2 ngày trong 10 ngày đầu của bệnh khi có sốt cao, co giật, khó thở, hôn mê, yếu liệt chi....

Độ 2: điều trị nội trú tại bệnh viện khi có biến chứng về tim mạch hoặc thần kinh chưa nặng. Điều trị như cấp độ 1, thở oxy mua mũi khi có thở nhanh, chống co giật bằng thuốc. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, phản ứng tri giác, ran phổi, nhịp thở trong 6 giờ đầu.

Độ 3: điều trị nội trú tại bệnh viện, điều trị tương tự cấp độ 2 và xử lí các biến chứng nặng. Thở oxy, chống phù não, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, chống hạ đường huyết, chống co giật. Thuốc Dobutamin được chỉ định dùng khi có tình trạng trụy tim mạch xảy ra.

Độ 4: giai đoạn biến chứng nặng cần điều trị ở bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện tỉnh. Điều trị các biến chứng: chống sốc, chống phù phổi cấp, chống suy hô hấp, suy tim, chống phù não, hạ đường huyết, điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải. Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Theo dõi thường xuyên chỉ số tim mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân.

5. Phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng cho trẻ em:

- Đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh đặc hiệu. Giảm nguy cơ truyền nhiễm từ bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hằng ngày.- Rửa sạch tay và hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

- Trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh và thay đồ tã lót cho trẻ cần rửa tay kỹ bằng xà phòng.

- Khi phát hiện trẻ bị nhiễm bị bệnh cần cách ly ở nhà để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa sạch đồ chơi của trẻ, lau sạch sàn nhà.- Xử lí chất thải đường tiêu hóa theo đúng quy định.

- Tại cơ sở điều trị: nhân viên y tế mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh tay, chân, miệng.

 

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

 Hướng dẫn trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng giúp tránh lây nhiễm bệnh tay chân miệng

 

Nguồn video: Sống Khỏe

(PLO)- Chỉ trong vòng một tháng bệnh nhi đã mắc bệnh tay chân miệng 2 lần, phải nhập viện do sốt dai dẵng kéo dài.

Thời tiết Hà Nội những ngày qua nắng nóng gay gắt khiến các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng (TCM) tăng cao, lây lan nhanh chóng trong khu dân cư, cộng đồng. Số ca ghi nhận tại các bệnh viện (BV) không chỉ nhiều hơn năm trươc mà biến chứng nặng hơn, diễn biến khó lường hơn.

BV E Trung ương (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận từ 10-15 trường hợp tới khám và điều trị do mắc bệnh TCM. Bệnh nhân có biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không giảm, li bì...

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh: THANH XUÂN

Tương tự, BV Quân Y 103 cũng liên tục ghi nhận các ca bệnh TCM ở nhiều lứa tuổi, có trường hợp bé mới 5 tháng tuổi, cũng có những bé 5,6 tuổi nhưng vẫn bị TCM.

Theo các bác sĩ, TCM do nhiều chủng virus gây nên, vì vậy trường hợp bé mắc bệnh rồi vẫn có thể mắc lại. Đối với những trường hợp không cẩn thận, lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đơn cử như trường hợp của bệnh nhi PTT (11 tháng tuổi), ngụ tại quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo gia đình cho biết, vào cuối tháng 6 bé mắc bệnh TCM, ban đầu chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ, miệng có vài nốt đỏ, sau đó lan ra lòng bàn tay, lòng bàn chân. Gia đình cho bé đi khám tại BV Quân Y 103 thì được các BS chẩn đoán TCM độ 1, theo dõi tại nhà.

Bội nhiễm tay chân miệng là gì

Sốt cao trên 39 độ không hạ, ngủ li bì, giật mình khi ngủ là dấu hiệu của tay chân miệng độ 2, cần phải nhập viện để điều trị. Ảnh: THANH XUÂN

“Những ngày đó cháu đau miệng, không ăn uống được, thường xuyên quấy khóc. Tay chân cháu nổi các nốt có mọng nước khá dày, tuy nhiên 3 ngày sau thì hết hẳn sốt, đau miệng chỉ còn các nốt ở tay chân” – anh T, bố bệnh nhi cho biết.

Sau khi hết được 10 ngày, ở cổ và chân bé T. tiếp tục lên những nốt đỏ, nhìn khác hẳn những nốt TCM. Gia đình đưa bé xuống khám tại phòng khám gần nhà thì được chẩn đoán bị ngứa do nóng.

“Tối hôm đó thì con tôi sốt cao 39 độ, ngủ lì bì. Sáng hôm sau chúng tôi đưa cháu lên BV Nhi Trung ương khám thì được cho làm xét nghiệm máu và chẩn đoán TCM độ 2, bội nhiễm phải dùng kháng sinh” – anh T nói tiếp.

Theo các BS, bệnh TCM không có thuốc đặc trị và có nhiều loại virus gây bệnh, do đó 1 bé có thể mắc nhiều lần với những biểu hiện khác nhau.

ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, cho biết nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với 2 loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Đây là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ. Đặc biệt, đối với những nơi tập trung trẻ em như trường học, khu vui chơi... sẽ tồn tại nhiều virus gây bệnh.

Khi mắc TCM trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus tay chân miệng khác nhau qua mỗi năm. Vì vậy, trẻ mắc TCM có thể tái mắc sau đó. Hiện nay bệnh này chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Qua đây, BS Quý cũng khuyến cáo người dân, khi trẻ mắc TCM cần quan sát kỹ, nếu có các dấu hiệu như sốt cao 39 độ dùng hạ sốt không hạ, ngủ lì bì, co giật cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp cần thiết phải nhập viện điều trị.

Để phòng tránh bệnh, ThS Quý  khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay... Cạnh đó, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc TCM tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

So với cùng kỳ năm 2019, số mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%. Tuy vậy một số nơi ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Bắc Ninh.

Ngày 14-7, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã gửi công văn yêu cầu chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

Yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh TCM tại các trường học.