Bổ trợ tư pháp là gì cho ví dụ

Hoạt động tư pháp là những hoạt động xác minh, điều tra, truy tố, xét xử và hoạt động thi hành án của các cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án) và một số cơ quan tổ chức có chức năng, nhiệm vụ bổ trợ tư pháp. Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.

Theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Hình sự 2015 (và sửa đổi, bổ sung 2017), tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Do đó, xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ xâm phạm đến tính đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp, mà còn xâm phạm đến quyền lợi, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương XXIV Bộ luật Hình sự 2015, (và sửa đổi, bổ sung 2017), bao gồm 24 tội danh (từ Điều 368 đến Điều 391), phân loại thành 3 nhóm tội phạm.

Nhóm thứ nhất, các tội phạm mà người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc trong lĩnh vực khác (có 14 tội thuộc nhóm này bao gồm từ Điều 368 đến Điều 379, Điều 381 và Điều 385, Bộ luật Hình sự 2015, (và sửa đổi, bổ sung 2017) như: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật; Tội dùng nhục hình, tội bức cung, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù...)

Nhóm các tội phạm này là các tội quy định đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc trong lĩnh vực khác có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Nhóm thứ hai, các tội phạm mà người phạm tội là người tham gia tố tụng (có 5 tội thuộc nhóm này bao gồm các Tội không chấp hành án; Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối; Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu; Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử; Tội vi phạm quy định về giam giữ.

Nhóm các tội phạm này là các tội quy định đối với người tham gia tố tụng có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Nhóm thứ ba, các tội phạm mà người phạm tội là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên (có 5 tội thuộc nhóm này) bao gồm các Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu; Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù; Tội che giấu tội phạm; Tội không tố giác tội phạm; Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp.

Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với người có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Đối với câu hỏi của bạn đọc Đinh Thị Vượng, cán bộ tư pháp xã cấp giấy xác nhận không đúng đối tượng; cá nhân khác dùng giấy xác nhận đó nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn. Việc cán bộ tư pháp xã cấp giấy xác nhận không đúng đối tượng rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc. Do vậy, việc làm của cán bộ tư pháp xã có dấu hiệu cấu thành hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp (thuộc nhóm hành vi thứ nhất, nêu ở trên). Tuy nhiên, để khẳng định đó có phải là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp hay không thì phải có sự xác minh, kết luận của cơ quan chức năng.

Cụ thể, khi có dấu hiệu vi phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ vào cuộc xác minh, điều tra. Nếu trong trường hợp có dấu hiệu của hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp thì Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ ra quyết định khởi tố, điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp./.

Tư pháp là Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.

Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: bộ tư pháp, sở tư pháp...

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Hoạt động bổ trợ tư pháp bao gồm những hoạt động gì?

Các hoạt động bổ trợ tư pháp gồm hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định, công chứng, lí lịch tư pháp... Trong đó, luật sư, giám định là hoạt động mang tính chất điển hình cho bổ trợ tư pháp.

Phòng Bổ trợ tư pháp là gì?

Phòng Bổ trợ tư pháp là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước trên các lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trợ giúp pháp ...

Thế nào là bổ trợ?

Bổ trợ là thêm vào để giúp cho một phần nào đó đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn. Thí dụ: ngành sản xuất phụ bổ trợ cho ngành sản xuất chính. Bổ nhiệm (hay bổ nhậm) đồng nghĩa với bổ dụng là cứ giữ một chức vụ nào đó trong bộ máy Nhà nước.

Cục Bổ trợ tư pháp ở đâu?

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359.