Bị cắn vào lưỡi là điềm gì

Chắc hẳn ai cũng đã từng vài lần vô tình cắn vào lưỡi của mình. Nhưng nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, đó có thể là dấu hiệu cần lưu ý.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hồ Thượng Kiều, Khoa Ung thư của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Chuyển động của lưỡi do hệ thần kinh điều khiển, trục trặc ở bất kỳ mắt xích nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của lưỡi. Trong lúc nói chuyện và ăn uống, nếu con người bị phân tâm và thỉnh thoảng cắn vào lưỡi là chuyện bình thường.

Nhưng nếu bạn thường xuyên cắn vào lưỡi, có thể xảy ra hai tình huống. Một là rối loạn cử động của lưỡi khi nhai, thứ hai là lưỡi và khoang miệng có sự xáo trộn, có thể liên quan đến căng thẳng quá mức, mệt mỏi về thể chất và hệ thần kinh không thể kiểm soát bình thường các cơ cho hoạt động nhai.

Ngoài ra, nếu bạn cắn lưỡi thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh. Các vấn đề thường gặp bao gồm đột quỵ, ung thư lưỡi, khối u ở tuyến yên hoặc các vấn đề về khoang miệng.

1. Tín hiệu tiềm ẩn của chứng đột quỵ

Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn nhưng cũng không loại trừ những độ tuổi khác. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có người già dễ bị cắn trúng đầu lưỡi khi ăn uống thì càng nên thận trọng. Bởi vì đó có thể là điềm báo cho nguy cơ bị đột quỵ.

Khi hệ thần kinh bị tổn thương làm giảm khả năng kiểm soát vận động của lưỡi sẽ khiến đầu lưỡi không còn linh hoạt nữa nên dễ bị răng cắn trúng. Nếu một người xuất hiện tình trạng này, kèm theo đau đầu, đi đứng không vững, nói chuyện không rõ ràng như trước thì hãy cảnh giác cao độ, tốt nhất là sớm đến bệnh viện để được kiểm tra.

2. Nhồi máu não lỗ khuyết

Bác sĩ Trần Diệu Trung, Phó Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung Đại thuộc Đại học Đông Nam cho biết có một căn bệnh được gọi là nhồi máu não lỗ khuyết. Nhồi máu não lỗ khuyết là một dạng đột quỵ nhồi máu não. Một trong những triệu chứng của nó là lưỡi và cơ miệng không hoạt động như bình thường nên có thể cắn vào lưỡi.

Do não bị nhồi máu cục bộ chèn ép các dây thần kinh sọ não khiến lưỡi không thể cử động linh hoạt, răng thường cắn vào lưỡi trong quá trình nhai. Nhồi máu não lỗ khuyết thường xảy ra ở người cao tuổi bị cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường. Nếu thấy người cao tuổi thường xuyên cắn lưỡi hoặc kèm theo chóng mặt, nhức đầu, đi đứng không vững, nói ngọng… thì nên đi khám ngay lập tức.

3. Nguy cơ ung thư lưỡi

Bị cắn vào lưỡi là điềm gì

Thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi còn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Trong những trường hợp này, nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện người bệnh bị suy giảm chức năng nói chuyện, khóe miệng thường chảy nước miếng, lúc nhai nuốt thức ăn chậm rãi cũng sẽ bị cắn trúng đầu lưỡi.

Ngoài ra, một triệu chứng khác đó là viêm loét khoang miệng không lành ở người già. Nếu có nhiều dấu hiệu thì càng phải thận trọng. Do diện tích đầu lưỡi nhỏ nên các bệnh ác tính như ung thư lưỡi càng có nguy cơ phát sinh cao hơn.

4. Vấn đề khoang miệng

Bị cắn vào lưỡi là điềm gì

Nếu bạn đang mắc phải vấn đề về khoang miệng, chẳng hạn như viêm loét miệng, viêm nha chu, nướu răng bị “sa” xuống sẽ khiến bạn ăn uống với thói quen chỉ nhai một bên, gây mất cân bằng cho nhịp độ giữa lưỡi và khoang miệng. Ngoài ra, nếu bạn đeo răng giả mà thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi cũng có thể do sự không khớp giữa các răng, bạn nên gặp nha sĩ để điều chỉnh lại.

Nếu không may cắn vào lưỡi gây chảy máu, trường hợp này không cần điều trị và vết thương sẽ tự động lành lại. Nếu bề mặt vết thương nặng, cần chú ý vệ sinh và sát trùng, có thể bôi một ít glycerin để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Trong thời gian lành vết thương, cần có chế độ ăn uống nhạt. Vì thức ăn mặn hay cay sẽ gây tổn thương thứ phát cho vết thương, nên tránh ăn đồ nóng và súc miệng kịp thời sau bữa ăn.

Bị cắn vào lưỡi là điềm gì

Cuộc sống ở khắp mọi nơi đều có mối nguy hiểm, mầm bệnh cũng ẩn náu ở những nơi chúng ta không ngờ tới. Trường hợp của người đàn ông bị loét lưỡi do...

Cắn vào lưỡi trong khi bạn ăn hoặc nói thậm chí có thể là trong lúc đang ngủ mơ chính là hiện tượng rất hay gặp ở nhiều người (chủ yếu là gặp ở người lớn). Nếu đứng ở góc độ khoa học thì sẽ có nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi: Liệu rằng cắn trúng lưỡi có bị chết không? Còn ở góc độ tâm linh mê tín theo quan niệm xưa thì các cụ đã tin đây chính là một điềm báo xấu hoặc tốt gì đó, vậy trên thực tế như thế nào đây?

Bị cắn vào lưỡi là điềm gì

Cắn vào lưỡi không nguy hiểm như bạn tưởng

Cắn vào lưỡi theo góc nhìn tâm linh:

Vậy cắn vào lưỡi có điềm báo gì? Theo chúng tôi, khi cắn dính lưỡi, có nhiều người thiên về mặt tâm linh một chút sẽ cho rằng, việc cắn vào lưỡi là có điềm báo gì rồi. Điềm thì đúng là sẽ có điềm thật, vì có thể dự báo là vài ngày tới, thậm chí có thể là 2 tuần (nếu như vết cắn lớn) thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn hơn so với mức bình thường trong vấn đề ăn uống! Hiện tượng bạn cắn trúng lưỡi chính là điềm báo có người đang thương nhớ và nhắc đến bạn. Có thể trong vài ngày tới sẽ có một người nào đó đến thăm bạn. Nếu bạn đã lập gia đình thì đây là báo hiệu vợ sắp có bầu. Tuy nhiên phần lớn mọi người tin rằng: Việc cắn lưỡi chính là một điềm báo gở. Người Việt chúng ta thường khá tin vào các yếu tố duy tâm, bởi vậy những “điềm” từ xưa đã được ông bà chúng ta đúc kết thường sẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác để chúng ta biết mà tránh. Sự cố xảy ra khi bạn cắn lưỡi chảy máu thường sẽ là những điềm gở cảnh báo có liên quan đến sức khỏe hoặc cuộc sống trong tương lai của bạn. Chính bởi vậy, nhiều người sẽ thường nảy sinh ra tâm lý hoang mang, sợ sệt và có thể bị ám ảnh nếu như chẳng may bạn cắn phải lưỡi của mình khi ăn hoặc nói. Trong thực tế hiện nay thì có nhiều hiện tượng được mọi người tin là điềm báo như hiện tượng nháy mắt phải, hiện tượng bướm bay vào nhà, hiện tượng nóng tai, nóng mặt, bóng đè...

Ngoài ra bạn muốn biết cắn vào lưỡi thì đánh con gì có thể truy cập tại trang "Sổ mơ lô đề" toàn tập.

Cắn vào lưỡi theo góc nhìn khoa học:

Đứng ở góc độ khoa học thì lưỡi chính là cơ khỏe nhất trên cơ thể người. Cơ hàm đang hoạt động cùng tốc độ nhai trơn tru khi vấp phải lưỡi cũng sẽ khiến cho bề mặt lưỡi bị tổn thương nhất định. Xét về mặt khoa học thì không cho rằng cắn vào lưỡi chính là một điềm báo mà đây chỉ là dấu hiệu của sự rối loạn thần kinh. Điều này sẽ nhẹ thôi, đừng lo. Khi hai hàm răng của bạn khép lại thì hệ thần kinh tự động ra lệnh cho lưỡi lập tức thu lại. Tuy nhiên thỉnh thoảng lệnh này bị lỗi. Chính vì thế, bạn hoàn toàn không có gì phải lo ngại về vấn đề này, ai cũng sẽ có thể gặp phải sự cố cắn dính lưỡi khi bạn đang ăn hoặc khi nói chuyện do bạn bị mất tập trung, vội vàng hoặc là căng thẳng về mặt suy nghĩ nên đã không phản xạ kịp. Xét về câu hỏi cắn vào lưỡi có chết hay không thì nếu như bạn cắn đứt lưỡi hiển nhiên sẽ chết. Ngày xưa có nhiều người chọn cách tự tử bằng việc cắn lưỡi để quyên sinh và kết liễu mình. Tuy nhiên còn cắn phải lưỡi với vết xước nhỏ thì sẽ không lo bị chết, một lúc sau là máu không chảy ra nữa và nước bọt ở lưỡi đã có tính sát trùng nên bạn không phải lo.

Làm gì khi cắn vào lưỡi:

Vấn đề cắn phải vào lưỡi chảy máu chỉ gây ra một điềm xấu duy nhất đó là lưỡi có thể bị loét sâu, điều này gây ra những tổn thương nhỏ, khiến cho bạn phải chịu đau, rát vào những ngày tiếp sau đó. Bạn có thể giảm đau nhanh bằng cách ngậm một cục đá nhỏ, uống thật nhiều nước, hoặc có thể xoa mật ong… Trong những cách đó thì ngậm đá để có thể làm đông máu chính là cách tốt nhất để có thể xử lý sự cố cắn vào lưỡi. Nếu bạn ngủ mơ mà cắn vào lưỡi thì có thể bạn bị căng thẳng.

Đừng bỏ lỡ bài viết cũng đang được quan tâm khá nhiều trong thời gian này: Hắt xì hơi báo hiệu điềm gì?