Biên bản hành chính là gì

https://pbgdplthainguyen.gov.vn/index.php/huong-dan-nghiep-vu/lap-bien-ban-vi-pham-hanh-chinh-va-mot-so-van-de-can-luu-y-199.html https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/tai-lieu-tuyen-truyen/2021_11/l-xlvphc-copy.jpg

Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png

Từ ngày 01/01/2022, việc lập BBVPHC được thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Lập biên bản vi phạm hành chính (BBVPHC) có rất nhiều điểm mới so với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Vì vậy, để Lập một BBVPHC đúng với quy định pháp luật cán bộ, công chức được phân công tham mưu thiết lập BBVPHC cần lưu ý: Các trường hợp người có thẩm quyền phải lập BBVPHC: Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính (Điều 57, Điều 58, Điều 63), Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Điều 12) có thể xác định các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính phải lập BBVPHC bao gồm các trường hợp sau: Thứ nhất là trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hình thức phạt tiền mà mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức; Thứ hai là trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; hình thức xử phạt trục xuất và biện pháp khắc phục hậu quả. Thứ ba là vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ. Xác định chủ thể có thẩm quyền lập BBVPHC: Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì chủ thể có thẩm quyền lập BBVPHC, bao gồm: Người có thẩm quyền xử phạt;Công chức, viên chức;Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản. Lưu ý: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP thì các chức danh có thẩm quyền lập BBVPHC được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Về nội dung của BBVPHC: BBVPHC phải đảm bảo nội dung cơ bản sau: (1) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; (2) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản; (3) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; (4) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; (5) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm; (6) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC; (7) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền); (8) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có); (9) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản; (10) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc; (11) Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp Nội dung của BBVPHC đã được mẫu hóa tại các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/ND-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC. Theo đó, người có thẩm quyền lập BBVPHC, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc chuyển BBVPHC hoặc hồ sơ vụ vi phạm không đúng thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xử phạt, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Biên bản vi phạm hành chính lập sau bao lâu?

Cụ thể: Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm ...

Thế nào là biên bản vi phạm hành chính?

Biên bản vi phạm hành chính là Văn bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về thời gian, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng.

Ai có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính?

Về thẩm quyền lập biên bản, theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP thì “người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp ...

Lập biên bản là gì?

Biên bản là hình thức một loại văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản lập ra phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ.