Bầu thèm ngọt là con gì năm 2024

Trong thai kỳ, không ít mẹ gặp phải trường hợp thèm ngọt (nghén ngọt). Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều đường dễ dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và tăng cân quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nếu gặp phải tình trạng thèm ngọt trong thai kỳ, mẹ cần lưu ý những vấn đề gì sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1/ Vì sao mẹ bầu bị nghén ngọt là gì?

Theo các nghiên cứu y khoa thì nguyên nhân của tình trạng nghén ngọt là do sự thay đổi về các hormone trong cơ thể mẹ bầu. Khi mẹ bầu ăn những đồ ngọt sẽ làm vị giác được kích thích, ăn ngon miệng và tinh thần trở nên thoải mái hơn.

Tuy nhiên, mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt, không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé.

2/ Tác động của nghén ngọt đến sức khoẻ của mẹ và bé ?

2.1 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mức đường huyết trong máu con hơn so với mức được khuyến cáo. Thông thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Một trong những yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh đó là một chế độ ăn uống thiếu khoa học. Khi mẹ ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều đường thì tuyến tụy sẽ không tiết đủ Insulin để hấp thu. Điều này sẽ dẫn đến đường máu tăng cao và gây ra những ảnh hưởng ến sức khỏe như là: thai quá to, nguy cơ sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể bị vàng da, suy hô hấp…

Vậy nên, mẹ có nghén ngọt cũng cần phải đảm bảo được lượng đường cung cấp cho cơ thể mỗi ngày theo khuyến nghị. Không nên vì cảm thấy ngon miệng mà ăn quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường.

2.2 Sức khoẻ răng miệng

Các loại đồ ngọt chứa đường và tinh bột. Khi mẹ bầu ăn sẽ nuôi dưỡng các loại vi khuẩn trong miệng. Trong quá trình đó vi khuẩn sẽ tại ra axit. Axit khi được tạo ra sẽ làm mòn men răng, tạo thành các lỗ trên răng hay chúng ta còn gọi là sâu răng.

Bầu thèm ngọt là con gì năm 2024

2.3 Tăng cân mất kiểm soát

Khi mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ra tình trạng là dư đường.

Nếu mẹ bầu dư đường thì sẽ gây ra dư năng lượng và cân nặng của mẹ tăng nhanh. Điều này có thể dẫn tới béo phì thai kỳ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi sinh con.

3/ Các kiểm soát tình trạng nghén ngọt cho bà bầu

Để có được một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nên lưu ý đến một số yếu tố dưới đây:

  • Khi thèm ngọt mẹ bầu có thể ăn một chút bánh quy, Socola nhưng cần đảm bảo số lượng vừa đủ, không được quá nhiều mỗi lần và không quá 2 lần/ngày.
  • Nên ăn hoa quả ngọt tự nhiên: dâu tây, nho, xoài chín, dưa hấu, … thay vì ăn các loại đồ ngọt tổng hợp (trà sữa, bánh, kẹo, nước ngọt, …).
  • Chia nhỏ các bữa ăn chính trong ngày kể cả đồ ăn ngọt để đường huyết sau ăn không tăng đột ngột.
  • Một trong những cách để mẹ bầu hạn chế ăn đồ ngọt đó là tránh cảm giác đói. Cố gắng phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, chất xơ, đường tự nhiên trong rau củ quả.
  • Mẹ có thể đan xen một số loại đồ ngọt trong các bữa ăn. Điều này sẽ giúp mẹ không có nhiều cảm giác thèm ngọt.
  • Chồng và gia đình nên động viên chia sẻ để mẹ bầu tránh căng thẳng, stress, việc giữ tinh thần hạnh phúc, sảng khoái giúp giảm như cầu ăn đồ ngọt.
  • Tập thể dục: ngoài giúp mẹ duy trì sức khỏe,tâm trạng, còn giúp mẹ chú ý đến 1 thứ khác mà không tập trung vào cảm giác thèm ăn nữa. Mẹ có thể đi bộ, yoga, bơi lội, …
  • Loại bỏ các thực phẩm ăn vặt không lành mạnh ra khỏi tầm mắt như: kẹo, mứt, nước ngọt, trà sữa …; thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh như: trái cây, các loại hạt ngũ cốc, sữa, phô mai, …

Bên cạnh việc kiểm soát ăn uống và vận động, các mẹ nhớ theo dõi thai kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn, điều chỉnh thích hợp để có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn.

Thưa bác sĩ, nhiều người nói thèm ngọt là sinh con gái, thèm chua sinh con trai. Tôi đang mang thai 10 tuần, rất thèm ngọt, liệu có phải mang thai con gái? (Xuân, 26 tuổi, Bắc Ninh).

Bầu thèm ngọt là con gì năm 2024

Trả lời:

Trong thai kỳ, chị em thường bị nghén và thèm ăn một loại thực phẩm nào đó, thậm chí thèm những thứ không ăn được. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Sự biến đổi này khiến cảm nhận hương vị thức ăn bị thay đổi và mẹ bầu cảm thấy thèm ăn hơn. Ngoài ra, việc cơ thể sản phụ thèm một loại thức ăn nào đó có thể do thiếu chất dinh dưỡng vì nhu cầu của em bé tăng cao.

Một số nghiên cứu cho rằng ốm nghén chính là phản ứng tương tác giữa mẹ và thai nhi. Do đó mỗi lần mang thai, mẹ bầu có thể nghén các món hoàn toàn khác nhau. Điều này cũng tương tự với hiện tượng thèm những thứ không phải là đồ ăn, báo động mẹ bầu đang thiếu một loại nhóm chất nổi bật nào đó như sắt, magie. Đôi khi, việc thèm một loại thức ăn nào đó có thể do cảm giác và sự thay đổi tâm trạng của người mẹ.

Bầu thèm ngọt là con gì năm 2024

Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các món ăn mẹ bầu thèm ăn và giới tính của đứa trẻ. Tất cả suy đoán chỉ dựa vào kinh nghiệm của người đi trước, có thể đúng hoặc sai. Cảm giác thèm ăn chỉ là dấu hiệu gợi ý những thay đổi trong cơ thể của mẹ khi nội tiết tố có sự biến động.

Ngoài ra, mẹ bầu cần theo dõi tình trạng ốm nghén. Nếu nghén quá nặng nề hoặc có những dấu hiệu bất thường, thai phụ nên tới các bệnh viện để kiểm tra sớm.