Bài tập toán lớp 6 trang 76

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 27,28,29,30 trang 76 SGK Toán 6 tập 1: Cộng hai số nguyên khác dấu – Chương 2 số học 6.

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của hai số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0.

Ví dụ: (-273) + 55 = -(273 – 55) (vì 273 >55)
= -218

Giải bài tập trong sác giáo khoa bài cộng hai số nguyên khác dấu trang 76 – Số học 6 tập 1.

Bài 27. Tính:

a) 26 + (-6);                      b) (-75) + 50;                c) 80 + (-220).

Đs: a) 20;                         b) -25;                    c) -140.

Bài 28 trang 76. Tính:

a) (-73) + 0;            b) |-18| + (-12);               c) 102 + (-120).

Đs: a) (-73) + 0 = -73.

b) |-18| + (-12) = 18 + (-12) = 18 – 12 = 6.

c) 102 + (-120) = -(120 – 102) = -18.

Bài 29 trang 76 Toán 6. Tính và nhận xét kết quả của:

a) 23 + (-13) và (-23) + 13;

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).

Đ/s a) 23 + (-13) = 23 – 13 = 10; (-23) + 13 = -(23 – 13) = -10.

Vậy 23 + (-13) > 0 và (-23) + 13 < 0.

b) (-15) + 15 = 0; 27 + (-27) = 0

Vậy tổng hai số đối nhau bằng 0.

Bài 30 trang 76. a) 1763 + (-2) và 1763;

b) (-105) + 5 và -105;

c) (-29) + (-11) và -29.

Giải: a) 1763 + (-2) < 1763; (1761 < 1763)

b) (-105) + 5 > -105; (-100 > -105)

c) (-29) + (-11) < -29 (-40 < -29)

Nguồn Dethikiemtra.com

  • Chủ đề:
  • Bài tập SGK số học 6
  • Chương 2 số học lớp 6

2.986 lượt xem

Toán lớp 6 Bài 3.51 trang 76 là lời giải bài Bài tập cuối chương 3 Số nguyên SGK Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 3.51 Toán lớp 6 trang 76

Bài 3.51 (SGK trang 76): Trong các số a, b, c, d, số nào dương, số nào âm nếu:

Hướng dẫn giải

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Li gii chi tiết

Vì a > 0 nên a là số dương

Vì b < 0 nên b là số âm

Vì c ≥ 1 hay c > 1 nên c là số dương

Vì d ≤ -2 hay d < 0 nên d là số âm

Vậy các số dương là: a, c

Các số âm là: b, d.

-----> Bài liên quan: Giải Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 3

------> Câu hỏi tiếp theo:

----------------------------------------

Trên đây GiaiToan.com đã giới thiệu lời giải chi tiết Bài 3.51 Toán lớp 6 trang 76 Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 3 Số nguyên cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 3: Số nguyên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra GiaiToan xin giới thiệu đến quý thầy cô và học sinh các tài liệu liên quan:

661 lượt xem

Toán lớp 6 Bài 1 trang 76 là lời giải bài Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng SGK Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 1 Toán 6 SGK trang 76

Bài 1 (SGK trang 76 Toán 6): Trong hình bên, cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường thẳng m và điểm E không thuộc đường thẳng m. Hãy nêu các bộ ba điểm thẳng hàng và các bộ ba điểm không thẳng hàng.

Hướng dẫn giải

- Ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.

- Ba điểm C, D, E không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.

- Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Lời giải chi tiết

- Các bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B, C); (B, C, D); (A, C, D); (A, B, D).

- Các bộ ba điểm không thẳng hàng: (A, B, E); (A, C, E); (A, D, E); (B, C, E); (B, D, E); (C, D, E).

-----> Câu hỏi tiếp theo: Bài 2 trang 76 SGK Toán lớp 6

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 1 Toán lớp 6 trang 76 Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 8: Các hình học cơ bản. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6.

Đề bài

Bảng thống kê sau cho biết số lượng tin nhắn một người nhận được vào các ngày làm việc trong tuần.

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Dùng mỗi biểu tượng 

Bài tập toán lớp 6 trang 76
 cho 2 tin nhắn , hãy vẽ biểu đồ tranh biểu diễn bảng thống kê trên.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tìm số biểu tượng lá thư cho mỗi ngày tương ứng: Lấy số tin nhắn : 2.

Lời giải chi tiết

Thứ hai có 6 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 6:2=3.

Thứ ba có 4 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 4:2=2.

Thứ tư có 4 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 4:2=2.

Thứ năm có 2 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 2:2=1.

Thứ sáu có 8 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 8:2=4.

Bài tập toán lớp 6 trang 76

  • Bài tập toán lớp 6 trang 76
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 - sách Kết nối tri thức - Cô Hoàng Thanh Xuân (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài tập cuối Chương 3 trang 76 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 trang 76.

Quảng cáo

Quảng cáo

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo và Cánh diều khác:

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 (hay, chi tiết)

I. Tập hợp các số nguyên

1. Làm quen với số nguyên âm

- Các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4; … còn được gọi là các số nguyên dương.

- Các số - 1; -2; -3; … gọi là các số nguyên âm.

- Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương gọi là tập hợp số nguyên.

Z = {...; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;..}.

Quảng cáo

Chú ý: 

Số 0 không là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương.

Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn số 6 còn được viết là +6 (đọc là “dương sáu”).

2. Thứ tự trong tập số nguyên

Trục số: 

Ta biểu diễn các số 0; 1; 2; 3; 4; 5 … và các số nguyên âm -1; -2; -3; 4; 5… như sau:

Bài tập toán lớp 6 trang 76

+ Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.

+ Điểm biểu diễn số nguyên a được gọi là điểm a.

+ Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì số a nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b.

So sánh hai nguyên:

Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0, do đó nhỏ hơn mọi số nguyên dương.

Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì – a < - b.

II. Phép cộng và phép trừ số nguyên

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc cộng hai số nguyên âm

Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

Hai số đối nhau:

Hai số nguyên a và b được gọi là đối nhau nếu a và b nằm khác phía với điểm 0 và có cùng khoảng cách đến gốc 0.

Chú ý: 

Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.

Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0.

Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

+ Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.

Trắc nghiệm Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1. Chọn phát biểu đúng trong số các câu sau:

(A) Tập hợp số nguyên được kí hiệu là .

(B) +2 không phải là một số tự nhiên.

(C) 4 không phải là một số nguyên.

(D) – 5 là một số nguyên.

Hiển thị đáp án

Lời giải

(A) Tập hợp số nguyên được kí hiệu là Z. Nên A sai.

(B) + 2 là một số tự nhiên nên B sai.

(C) 4 là một số nguyên nên C sai.

(D) – 5 là một số nguyên âm nên – 5 là một số nguyên nên D đúng.

Đáp án: D

Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

(A) 3 > - 4.                                     

(B) – 5 > - 9.

(C) – 1 < 0.                                     

(D) – 9 > -8.

Hiển thị đáp án

Lời giải Vì trên trục số điểm – 9 nằm bên trái -8 nên  -9 < -8. Do đó D sai.

Đáp án: D

Câu 3. Tính các thương sau: (- 14):(- 7).

A.  – 2

B. 2

C. 4 

D. -4

Hiển thị đáp án

Lời giải (- 14):(- 7) = 14 : 7 = 2.

Đáp án: B

II. Thông hiểu

Câu 1. Kết quả của phép tính: 25 – (9 – 10) + (28 – 4) là:

A. 50.                    

B. 2.                     

C. – 2.                      

D. 48.

Hiển thị đáp án

Lời giải

25 – (9 – 10) + (28 – 4) 

= 25 – (- 1) + 24

= 25 + 1 + 24

= 26 + 24

= 50.

Đáp án: A

Câu 2. Kết quả của phép tính: (- 4) . (+21) . (- 25) . (- 2) là:

A. 420.

(B) 4 200.

(C) – 4 200.

(D) - 420.

Hiển thị đáp án

Lời giải

(- 4) . (+21) . (- 25) . (- 2) 

= [(-4) . (-25)] . [(+21) . (-2)]     (tính chất giao hoán và kết hợp)

= 100 . (-42)

= - 4 200.

Đáp án: C

Câu 3. Tính: (- 45) – (27 – 8).

A. 64

B. -26

C. -64

D. 26

Hiển thị đáp án

Lời giải (- 45) – (27 – 8) = (-45) – 19 = (-45) + (-19) = -64.

Đáp án: C

Câu 4. Tìm số nguyên x, thỏa mãn: x2 = 81 

A. x = 9 

B. x = -9

C. x = 9 hoặc x = -9 

D. x = 3

Hiển thị đáp án

Lời giải

 x2 = 81 

x2 = 92 hoặc x2 = (-9)2

x = 9 hoặc x = - 9.

Vậy x = 9 hoặc x = - 9.

Đáp án: C

Câu 5. Cho biết năm sinh của một số nhà toán học.

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Em hãy sắp xếp các nhà toán học theo thứ tự giảm dần của năm sinh.

A. Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Archimedes; Pythagore; Thales

B. Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Pythagore; Thales; Archimedes

C. Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Thales; Pythagore; Archimedes

D. Fermat; Lương thế Vinh; Descartes; Thales; Pythagore; Archimedes

Hiển thị đáp án

Lời giải

Archimedes có năm sinh 287 TCN nghĩa là năm thứ -287;

Pythagore có năm sinh 570 TCN nghĩa là năm thứ - 570;

Thales có năm sinh 624 TCN nghĩa là năm thứ - 624;

Ta có: 1 601 > 1 596 > 1 441 > - 287 > - 570 > - 624.

Các nhà bác học theo thứ tự năm sinh giảm dần: Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Archimedes; Pythagore; Thales.

Đáp án: A

Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng về kết quả của phép tính: (2 021 – 39) + [(-21) + (-61)];

A. Kết quả là một số nguyên âm

B. Kết quả là một số nguyên dương lớn hơn 2 000

C. Kết quả là một số nguyên dương nhỏ hơn 2 000

D. Kết quả bằng 0  

Hiển thị đáp án

Lời giải

(2 021 – 39) + [(-21) + (-61)]

= 2 021 + (-39) + (-21) + (-61)

= [2 021 + (-21)] + [(-39) + (-61)]

= 2 000 + (-100)

= 2 000 – 100

= 1 900 < 2 000

Đáp án: C

Câu 7. Một máy bay đang bay ở độ cao 5 000 m trên mực nước biển, tình cờ thẳng ngay bên dưới máy bay có một chiếc tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 1 200 m dưới mực nước biển. Tính khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm.

Bài tập toán lớp 6 trang 76

A. 4 800 m

B. – 720 m

C. 7 200 m

D. 6 200 m

Hiển thị đáp án

Lời giải

Độ cao của tàu ngầm là: -1200 m.

Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là:

5 000 – (-1 200) = 5 000 + 1 200 = 6 200 (m)

Vậy khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là 6 200 m.

Đáp án: D

Câu 8. Hình vẽ dưới đây biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B. 

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Hỏi nếu người đó đi thẳng từ O đến B thì hết bao nhiêu bước?

A. 30 bước

B. 20 bước

C. 15 bước

D. 10 bước

Hiển thị đáp án

Lời giải Người đó đi từ O đến B hết số bước chân là: 25 -15 = 10 ( bước).

Đáp án: D

  • Bài tập toán lớp 6 trang 76
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Bài tập toán lớp 6 trang 76

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.