Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

Trong phần này, nhóm tác giả trình bày cụ thể và chi tiết hơn về FDI tại Việt Nam sau hơn ba thập kỷ dựa trên các tiêu chí bao gồm những sự kiện nổi bật, thực trạng và triển vọng.

Nghiên cứu khám phá danh mục các công bố thông tin về công cụ tài chính(CCTC) (Financial instruments disclosures-FID) theo quy định và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ FID của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Dựa vào các quy định, bằng phương pháp phân tích nội dung, nghiên cứu đã xác định 107 khoản mục FID với 5 nhóm thông tin về: chính sách kế toán, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, công bố phòng ngừa rủi ro và công cụ phái sinh, và công bố đo lường. Mức độ FID trên báo cáo tài chính(BCTC) của 23 NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2020 theo quy định khá thấp (41%), khá khác biệt giữa các ngân hàng và một số quy định bị bỏ qua. Nghiên cứu chứng minh chất lượng kiểm toán và quy mô có ảnh hưởng cùng chiều, trong khi sở hữu nhà nước và quy mô hội đồng quản trị ảnh hưởng ngược chiều đến FID của NHTM Việt Nam. Kết quả gợi ý cần xem xét thêm về đo lường yếu tố quản trị công ty đối với các nghiên cứu tương lai.

Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của Tính vị chủng, Căng thẳng kinh tế và Đánh giá sản phẩm lên sự không sẵn lòng mua hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam. Dựa trên những sự kiện căng thẳng kinh tế gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, nghiên cứu này đánh giá lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam và sự không sẵn lòng mua hàng hóa Trung Quốc của họ như thế nào. Dựa trên dữ liệu thu thập từ 248 khách hàng, kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy sự không sẵn lòng mua hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam chịu tác động của ba yếu tố là Căng thẳng kinh tế, Tính vị chủng và Đánh giá sản phẩm. Nghiên cứu này có thể hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển các chiến lược kinh doanh và tiếp thị, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc phân phối các hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam.

Permasalahan yang dirumuskan adalah bagaimanakah validitas, kepratisan, dan efektivitas buku ajar analisis laporan keungan berbasis problem based learning (berbasis masalah) . Adapun yang menjadi tujuan penelitian ini yaitu untuk mendeskripsikan tingkat validitas, kepraktisan, dan efektivitas buku ajar analisis laporan keungan berbasis masalah. Jenis penelitian ini yaitu penelitian Research & Development (R&D) oleh Borg & Gall. Populasi dalam penelitian ini seluruh mahasiswa pendidikan ekonomi semester genap tahun akademik 2017-2018. Dengan sampel penelitian yaitu mahasiswa yang mengikuti mata kuliah analisis laporan keuangan kelas Indralaya yang berjumlah 38 mahasiswa. Teknik pengumpulan data yang digunakan yaitu angket. Dengan uji kevalidan diperoleh 3,5 dari ahli materi terkategori snagat valid dan 2,89 dari ahli media yang terkategori valid. Kemudian dari uji kepaktisan diperoleh hasil yang menyatakan bahwa bahan ajar ini praktis digunakan untuk memahami materi analisis lapora...

Một số giải pháp của chính phủTừ điều tra của Tổng cục Thống kê (thời điểm từ 10/4/2020 đến 20/4/2020) theo hình thức trực tuyến với 126.565 doanh nghiệp tham gia khảo sát, ta thấy để ứng phó với những tác động từ dịch bệnh COVID-19 có: 66,8% số doanh nghiệp chọn việc triển khai các giải pháp liên quan đến vấn đề lao động; 44,7% số doanh nghiệp tiến hành biện pháp nâng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề cho người lao động; 5,4% doanh nghiệp áp dụng phương pháp chuyển đổi sản phẩm chủ lực; 7,7% doanh nghiệp áp dụng việc chọn nguyên liệu đầu vào từ những thị trường mới; 17% doanh nghiệp tìm thị trường đầu ra ngoài những thị trường là đối tác lâu dài.(BT (tổng hợp), 2020).

Đối với ngành ngân hàng, rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) là rủi ro mang tính đặc thù và không thể loại bỏ. Tuy nhiên, thông qua hiểu biết về nguyên nhân hình thành, các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn đưa ra những giải pháp để có thể kiểm soát rủi ro này ở mức phù hợp. Cùng tìm hiểu rủi ro lãi suất là gì và các thông tin khác xung quanh vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Rủi ro lãi suất là gì?

Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

Rủi ro lãi suất gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư

Tại Điều 8 (điểm b, khoản 2) Thông tư 08/2017/TT- NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có giải thích: “Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Rủi ro lãi suất dẫn đến khả năng các NHTM phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận hoặc những tổn thất về tài sản do sự biến động của lãi suất. Sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào với lãi suất đầu ra và sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro này. Sự biến động của lãi suất sẽ tác động đến toàn bộ bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của ngân hàng.

Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro có thể gây mất an toàn hoạt động ngân hàng nên được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát chặt chẽ, đồng thời các NHTM cũng luôn quan tâm và triển khai các giải pháp để hạn chế và kiểm soát ảnh hưởng của nó đến hoạt động của mình.

2. Phân loại rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất có thể phân chia thành 3 loại sau:

  • Rủi ro hiển nhiên: Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất chuyển dịch song song lên hoặc xuống, các kỳ hạn khác nhau sẽ biến đổi giống nhau.
  • Rủi ro đường cong lợi suất: Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất thay đổi hình dạng. Khi lãi suất thay đổi lãi suất của các kỳ hạn khác nhau sẽ thay đổi khác nhau. Rủi ro đường cong lãi suất là rủi ro mà khi đường cong lợi suất trở nên đảo ngược tức là khi lãi suất của kỳ ngắn hạn trở nên cao hơn lãi suất của kỳ dài hạn.
  • Rủi ro cơ bản: Là rủi ro gây ra khi có sự thay đổi không đồng đều của các cơ sở lãi suất khác nhau. Ví dụ như bên tài sản có (tài sản), cho vay đồng đô la Mỹ dựa trên cơ sở lãi suất LIBOR (Lãi suất cho vay liên ngân hàng London), trong khi đó bên tài sản nợ (nguồn vốn) đi vay lại dựa trên cơ sở lãi suất SIBOR (Lãi suất liên ngân hàng Singapore) mà hai cơ sở lãi suất này thay đổi khác nhau. Như vậy trong trường hợp này sẽ có rủi ro lãi suất gọi là rủi ro cơ bản.
  • Nếu căn cứ theo giá trị, còn có thể phân chia rủi ro lãi suất thành 2 loại là rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trị tài sản
  • Rủi ro về thu nhập: Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mà sự thay đổi của lãi suất sẽ khiến các chi phí về huy động vốn và các khoản lãi thu được từ các khoản cho vay thay đổi những lượng khác nhau. Điều này khiến cho thu nhập của ngân hàng bị thay đổi theo.
  • Rủi ro giảm giá trị tài sản: Loại rủi ro lãi suất này sẽ khiến cho giá trị của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng thay đổi những lượng khác nhau làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thay đổi theo. Thật vậy, giá trị thị trường của tài sản có hay nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên và do đó, giá trị tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị tài sản có và tài sản nợ tăng lên. Như vậy, có thể thấy giá trị ròng của ngân hàng luôn thay đổi không ngừng và phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường.

Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

Rủi ro về lãi suất trong ngân hàng làm giảm lượng tiền gửi

3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất

3.1 Sự biến động của lãi suất trên thị trường khác với dự kiến của ngân hàng thương mại

Sự biến động của lãi suất chịu ảnh hưởng của các quy luật khách quan trên thị trường. Các yếu tố tác động đến lãi suất: Cung cầu vốn trên thị trường; chính sách điều hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước; lạm phát của nền kinh tế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư; cơ hội kinh doanh trên thị trường…

Vì vậy, các nhà quản trị NHTM muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố tác động đến lãi suất nêu trên. Tuy nhiên, sự dự báo này khó có thể chính xác tuyệt đối bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì vậy, các NHTM hầu như đều phải chịu tác động ít nhiều từ sự biến động lãi suất trên thị trường.

3.2 Sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay

Sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay dẫn đến rủi ro lãi suất thường xảy ra trong 2 trường hợp:

  • Thứ nhất, NHTM huy động tiền gửi với lãi suất biến đổi và cho vay với lãi suất cố định. Lãi suất cố định là con dao hai lưỡi, nhất là đối với các khoản vay trung và dài hạn. Những khoản vay này thường có đặc thù cố định lãi suất trong một khoảng thời gian đầu. Trong trường hợp này, khi lãi suất huy động tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, và lúc này sẽ xuất hiện rủi ro lãi suất. Vì vậy, khi đưa ra các sản phẩm với lãi suất cố định, ngân hàng thường sẽ phải tính toán rất kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro lãi suất có thể gặp phải.
  • Thứ hai, khi NHTM huy động lãi suất tiết kiệm cố định và sử dụng nguồn tiền tiết kiệm đó để đầu tư với lãi suất biến đổi. Lúc này khi lãi suất đầu tư giảm thì lợi nhuận ngân hàng giảm và sẽ xuất hiện rủi ro lãi suất.

3.3 Sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ

Sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ nghĩa là các NHTM huy động vốn nhưng không sử dụng hết số vốn này để cho vay theo tỷ lệ cho phép. Nếu thu nhập từ số tiền NHTM cho vay thấp hơn chi phí bỏ ra (bao gồm lãi phải trả cho người gửi tiền và các chi phí hoạt động liên quan khác) lúc này lợi nhuận sụt giảm hoặc âm thì sẽ xảy ra rủi ro lãi suất.

3.4 Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ

Thời hạn mà ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà các ngân hàng đương đầu. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa 2 loại tài sản sẽ xảy ra những vấn đề sau:

  • Nếu thời hạn ngân hàng cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng ở vị thế tái tài trợ. Trong trường hợp này, ngân hàng đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện nếu như suất huy động tăng.
  • Nếu thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng ở vị thế tái đầu tư, đồng thời ngân hàng cũng đứng trước rủi ro về lãi suất tái đầu tư tài sản có, rủi ro sẽ xuất hiện khi lãi suất cho vay giảm.

Sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ là điều tất yếu, rất khó để duy trì sự phù hợp tuyệt đối giữa kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ, bởi vì kỳ hạn này thường do người đi vay và người gửi tiền quyết định theo nhu cầu của họ.

Thêm vào đó, các NHTM có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của tài sản có lớn hơn tài sản nợ. Và các ngân hàng cũng không bắt buộc khách hàng phải tuân thủ tuyệt đối thời hạn trong hợp đồng (nếu có cũng chỉ áp dụng một số phương thức phạt lãi suất nếu vi phạm thời hạn hợp đồng).

Xem thêm: Tài khoản số đẹp là gì? Cách mở tài khoản VIB số đẹp theo ngày sinh miễn phí. Tại đây Thanh toán học phí SSC cho sinh viên thông qua ứng dụng MyVIB. Tại đây

4. Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại

Khe hở nhạy cảm lãi suất và sự thay đổi ngoài dự đoán của lãi suất thị trường là hai yếu tố cơ bản phản ánh rủi ro lãi suất

4.1 Khe hở nhạy cảm lãi suất

Khe hở nhạy cảm lãi suất là hiệu số giữa giá trị tài sản có (Tài sản) và giá trị tài sản nợ (Nguồn vốn) nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá lại).

Trong đó: Tài sản có nhạy cảm với lãi suất là những tài sản được định giá lại khi lãi suất thay đổi (các khoản cho vay, chứng khoán…), còn tài sản nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo thị trường (tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi có lãi suất thả nổi, các khoản vay trên thị trường tiền tệ...).

Khe hở lãi suất được các nhà quản lý ngân hàng sử dụng như một chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi.

  • Khe hở dương (Tài sản nhạy cảm > Nguồn vốn nhạy cảm), rủi ro lãi suất sẽ phát sinh khi lãi suất thị trường giảm
  • Khe hở âm (Tài sản nhạy cảm < Nguồn vốn nhạy cảm), rủi ro phát sinh khi lãi suất thị trường tăng

Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

4.2 Sự thay đổi ngoài dự đoán của lãi suất thị trường

Sự khác biệt về nguồn vốn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Vì vậy các NHTM cũng thường chủ động để tồn tại khe hở lãi suất.

Khi ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm.

Tuy nhiên, nếu tình hình lãi suất thị trường đi ngược với dự đoán, thì thay vì thu được lợi nhuận cao hơn, NHTM có thể sẽ phải chịu thua lỗ.

Như vậy, trạng thái tài sản và nguồn vốn (tạo nên khe hở lãi suất) không phải là yếu tố duy nhất gây nên rủi ro lãi suất. Trạng thái này khi kết hợp với thay đổi của lãi suất ngoài dự đoán của nhà quản lý NHTM sẽ gây nên những rủi ro lãi suất. Khả năng dự đoán thay đổi lãi suất không tương thích với thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Khi khe hở lãi suất càng lớn rủi ro cũng càng lớn.

5. Quản lý rủi ro lãi suất như thế nào?

Các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Do vậy, không chỉ các NHTM, bản thân các nhà đầu tư cũng phải luôn có biện pháp để quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất.

5.1. Đối với nhà đầu tư

Để quản lý rủi ro, nhà đầu tư cần có một chiến lược đầu tư rõ ràng và phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro về lãi suất.

Nhà đầu tư có thể phân bổ vốn vào nhiều loại tài sản khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu, tiền mặt, vàng... để đạt được lợi nhuận ổn định và phân tán rủi ro.

Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

Nhà đầu tư quản lý rủi ro bằng việc đa dạng danh mục đầu tư

Theo dõi thị trường lãi suất cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quản lý rủi ro. Nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về thị trường lãi suất thường xuyên để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thị trường.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng chịu đựng rủi ro của mình trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào các sản phẩm tài chính liên quan đến lãi suất.

5.2. Đối với ngân hàng

Ngân hàng là một trong những tổ chức phải đối mặt với rủi ro lãi suất lớn nhất do hoạt động kinh doanh tài chính. Do đó, quản lý rủi ro lãi suất là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng.

Tăng cường năng lực quản lý rủi ro lãi suất luôn là vấn đề được các NHTM quan tâm và thường xuyên đánh giá. Mục tiêu của việc quản lý rủi ro lãi suất không chỉ giúp giảm thiểu những rủi ro mất mát cho ngân hàng mà còn giúp tăng lợi nhuận bằng cách dự đoán đúng chiều hướng biến động của lãi suất.

Để tăng cường năng lực quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM sẽ bao gồm nhiều khía cạnh:

  • Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro lãi suất, bao gồm: Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất, quy chế tổ chức hoạt động, Chính sách quản lý, Nhiệm vụ của hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng ban liên quan…
  • Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro lãi suất: Một quy trình quản lý rủi ro lãi suất, cũng như bất kỳ một quy trình quản trị rủi ro nào bao giờ cũng gồm các bước sau: (1) Nhận dạng RRLS; (2) Ðo lường RRLS, (3) Giám sát rủi ro thông qua các báo cáo RRLS và các chiến lược đánh giá RRLS; (4) Kiểm soát rủi ro thông qua các hạn mức rủi ro và quá trình kiểm toán quản lý RRLS..
  • Hoàn thiện các công cụ về hạn mức: Tính toán hạn mức cho các tiêu chí xác định rủi ro lãi suất (ví dụ như khe hở nhạy cảm lãi suất…) sẽ giúp cho các NHTM xác định được mức độ chịu đựng rủi ro, từ đó có phương hướng phản ứng phù hợp khi các chỉ tiêu tiệm cận đến các hạn mức được xác định là rủi ro
  • Sử dụng các sản phẩm phái sinh để che chắn rủi ro lãi suất: Việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh trong NHTM không đơn giản chỉ vì cần tuân thủ các quy định của NHNN. Đây còn là công cụ hiệu quả để che chắn các rủi ro lãi suất trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các công cụ ngân hàng có thể dùng bao gồm: Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS), Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRAs), Hợp đồng quyền chọn lãi suất (Interest rate option) và Hợp đồng tương lai (Future)
  • Dự đoán, phân tích biến động lãi suất: việc tăng dự đoán tình hình thị trường, trong đó, có sự biến động về lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro lãi suất. Ðể tăng cường được sự đánh giá về tình hình thị trường, của lãi suất, tỷ giá… các NHTM luôn cần có một bộ phận độc lập chuyên thu thập, sàng lọc phân tích các tin tức trên thị trường rồi từ đó đưa các nhận định, dự đoán về xu hướng thị trường.

Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

Ngân hàng quản lý rủi ro về lãi suất bằng việc định giá tài sản chính xác

6. Quản lý tài chính cá nhân với Mobile Banking MyVIB

Trên khía cạnh tài chính cá nhân, để hạn chế các rủi ro liên quan đến lãi suất đồng thời có chiến lược đầu tư phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật và theo dõi xu hướng biến động của lãi suất. Với ứng dụng ngân hàng MyVIB, khách hàng có thể dễ dàng truy cập vào thông tin tài khoản tiền gửi, tiền vay của mình. Theo dõi được lịch sử giao dịch (tiền vào, tiền ra) trên tài khoản thanh toán, thông tin các khoản tiền gửi tiết kiệm đang hoạt động (kỳ hạn, lãi suất, ngày đáo hạn), thông tin về lãi suất các sản phẩm đang được Ngân hàng Quốc Tế VIB áp dụng, Điều này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về tài chính, từ đó đưa ra quyết định quản lý tài chính một cách thông minh hơn.

Bài tập khe hở nhạy cảm lãi suất

Quản lý tài chính để giảm thiểu rủi ro về lãi suất khi đầu tư cùng MyVIB

Với sự hỗ trợ của Mobile Banking MyVIB, khách hàng có thể dễ dàng quản lý và giảm thiểu rủi ro lãi suất trong tài chính cá nhân của mình một cách hiệu quả và tiện lợi.

Search news,Search

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180

Rủi ro lãi suất xảy ra khi nào?

  1. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM), xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất đầu ra do biến động của thị trường và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư.

Rủi ro lãi suất là rủi ro gì?

Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mang tính đặc trưng của bất kỳ một NHTM nào. Quá trình chuyển hoá tài sản được coi như một chức năng đặc biệt cơ bản của hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là gì?

Tài sản nhạy cảm với lãi suất trong tiếng Anh là Interest-Sensitive Asset. Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các sản phẩm tài chính dễ bị tác động bởi các thay đổi trong lãi suất cho vay. Khoản vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh là một ví dụ điển hình cho tài sản nhạy cảm với lãi suất.

Lãi suất và rủi ro có quan hệ gì?

Lãi suất tăng khiến cho chi phí huy động tiền tăng, trường hợp lãi suất của khoản vay vẫn giữ nguyên thì lợi nhuận sẽ giảm và ngân hàng phải đối mặt với rủi ro.