Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

Tình trạng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai hay còn gọi là tình trạng ốm nghén khi mang thai trong giai đoạn ba tháng đầu tiên của thai kỳ là một hiện tượng tình bình thường của sự phát triển thai kỳ không phải là một bất thường đáng lo ngại nào. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén này lại gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày. Đôi khi, mẹ mang bầu cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy không muốn vận động, di chuyển. Dưới đây là một số cách mẹ đang mang bầu có thể làm giảm tình trạng  ốm nghén khi mang thai.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

Đọc thêm 

> Xét nghiệm sàng lọc hội chứng down

> Xét nghiệm ADN cha con trước sinh

1. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa

Khi mang thai việc mẹ mang bầu  để bụng đói có thể khiến tình trạng buồn nôn và nôn trở nên tồi tệ hơn do lượng đường huyết xuống thấp. Để tránh tình trạng này, mẹ mang bầu nên ăn một lượng  thức ăn thường xuyên nhưng nên chia làm nhiều bữa trong ngày để duy trì lượng đường trong máu. Nên chọn các loại thức ăn lành mạnh như rau củ quả và trái cây hoặc các loại hạt để bổ sung đa dạng đầy đủ dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, Vitamin, chất béo,…nhằm đáp ứng nhu mẹ và bé.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

.2  Ăn thức ăn không quá lạnh

Thức ăn không quá lạnh sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn cho dạ dày khi bạn buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai. Cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm, bạn nên ăn đồ lạnh và tránh đồ nóng.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

3.Tiêu thụ thực phẩm giàu protein

Mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều protein và giàu vitamin B như các loại hạt.Tránh thức ăn nhiều gia vị, cay, chua, béo hoặc chiên. vì đây có thể là nguyên nhân có thể gây ra cảm giác buồn nôn.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

4. Nghỉ ngơi đầy đủ

Căng thẳng và mệt mỏi trong công việc  có thể khiến cảm giác buồn nôn và nôn khi mang thai trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy đảm bảo dành đủ thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm bớt cảm giác ốm nghén này.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

5. Ngửi chanh hoặc gừng

Mùi thơm của những lát chanh, lát gừng tươi có thể giúp mẹ bầu cảm thấy hết buồn nôn. Ngoài ra, nước trà gừng không quá đặc cũng có tác dụng làm dịu cơn buồn nôn cũng như được khuyên uống các loại vitamin tổng hợp như prenavit hoặc obimin. Mẹ bầu có thể sử dụng.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

6. Bổ sung đầy đủ nước giữa các bữa ăn

Khi mang thai, điều quan trọng là mẹ bầu phải  đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Uống càng nhiều càng tốt, kể cả giữa các bữa ăn.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

Tình trạng buồn nôn khi mang thai không chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên mà có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Điều này khiến các mẹ bầu vốn đã dễ mệt mỏi càng trở nên khó chịu. Áp dụng 8 mẹo dưới đây, mẹ sẽ mau thoát khỏi chứng buồn nôn, trả lại cho bản thân một thai kỳ nhẹ nhàng, thoải mái.

Thông thường, buồn nôn khi mang thai là biểu hiện thường gặp của tình trạng ốm nghén. Phần lớn các trường hợp ốm nghén sẽ kết thúc khi 3 tháng đầu thai kỳ trôi qua. Tuy nhiên, một số mẹ lại “mắc kẹt” với tình trạng này đến tận cuối thai kỳ. Dù tình trạng buồn nôn có kéo dài hay không, việc “bỏ túi” một số mẹo hữu ích sau sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi vấn đề tái diễn.

Chứng buồn nôn ở mẹ bầu thường không gây nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, khó tập trung cho công việc, đồng thời làm cho mẹ bị mất chất dinh dưỡng do không hấp thụ được. Lúc này, mẹ nên áp dụng 10 mẹo dưới đây:

1. Chia bữa ăn thành nhiều bữa

Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, nên trữ đồ ăn vặt để ăn bất cứ lúc nào bụng đói. Mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu protein như đậu nành, đậu hà lan sấy khô hay hạnh nhân vì những thức ăn này sẽ hạn chế chứng buồn nôn.

2. Không uống vitamin khi bụng đói

Việc uống viên vitamin tổng hợp khi bụng đói sẽ làm bà bầu nôn nao và buồn nôn, vì vậy tránh uống vitamin khi thức dậy, nên uống khi đang ăn hoặc trước khi đi ngủ.

3. Ăn đồ lạnh

Nếu bà bầu nghén hay buồn nôn thì nên thử dùng thức ăn để lạnh như kem, yogurt… sẽ dễ dung nạp hơn so với những thức ăn nóng.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai
Ăn một ít kem không chỉ giúp mẹ giảm buồn nôn mà còn bù đắp dinh dưỡng

4. Ăn bánh mì

Nếu mẹ bầu hay bồn nôn nên trữ sẵn trong nhà một ít bánh mì hoặc bánh quy. Trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể nhâm nhi một chút bánh mì hoặc sau khi thức dậy thấy buồn nôn thì có thể ăn một vài miếng bánh quy nhỏ sẽ kìm hãm được cảm giác buồn nôn hiệu quả.

5. Tránh ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực ăn có chứa nhiều chất béo sẽ làm hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc mệt nhọc, vì vậy, mẹ bầu nên ăn những thức ăn thanh đạm, ít béo.

6. Uống nước từng ngụm nhỏ

Uống đủ nước trong gian mang thai là rất quan trọng, tuy nhiên nếu hay buồn nôn, mẹ bầu nên uống nước từng ngụm nhỏ và nên chia thành nhiều lần uống. Không nên một lúc cả ly nước đầy sẽ làm bụng căng lên, dạ dày không thể chứa được các thực phẩm khác sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.

7. Ăn món mình thích

Mẹ bầu nên tránh những loại thức ăn làm mình khó chịu, nên ăn những thức ăn của mình thích, không nên gò ép bản thân ăn những thức ăn mà bản thân không dung nạp được. Chẳng hạn, nhiều mẹ không thích mùi của trứng ngỗng hay ngải cứu thì không nên ăn các món này, nếu ăn sẽ dễ gây cảm giác ngấy ở cổ và có thể gây nôn.

8. Uống trà gừng

Đây là bí kíp mà nhiều mẹ bầu bị ốm nghén rỉ tai nhau. Gừng giúp dạ dày của mẹ bầu dễ chịu hơn. Vì vậy, nếu thấy người nôn nao, mẹ bầu nên pha cho mình ly trà gừng ấm để nhâm nhi.

9. Đeo vòng tay tránh nôn

Hiện nay, tại các tiệm thuốc có bán các vòng tay tránh nôn bằng cotton mềm mại để phòng tránh say tàu xe hoặc cơn bồn nôn của các mẹ bầu. Vòng tránh nôn được làm dựa trên nguyên tắc bấm huyệt của y học Trung Hoa. Nó tác động lên huyệt nội quan ở hai bên cổ tay, làm giảm cảm giác buồn nôn.

10. Uống vitamin B6

Đây là kinh nghiệm giảm nôn hiệu quả của các bà bầu. Tuy nhiên, để tránh bổ sung dư thừa vitamin, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nhận biết nguyên nhân gây buồn nôn

Chứng buồn nôn khi mang thai thường thuyên giảm hoặc có thể chấm dứt ở tuần thứ 12 đến 14, tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng ốm nghén kéo dài đến tuần thai thứ 20 và thậm chí có người kéo dài cho đến ngày sinh. Nguyên nhân gây nên chứng buồn nôn thường không rõ ràng và do nhiều yếu tố sau:

  • Do ăn uống không đủ chất: Việc ăn uống không đủ chất khiến lượng đường trong máu bị hạ thấp làm mẹ bầu hoa mắt, chóng mặt kèm theo buồn nôn.
  • Do thiếu máu: Trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu, lượng ôxy tới não và các cơ quan khác bị thuyên giảm khiến bạn chóng mặt, buồn nôn.
  • Do nóng quá: Mẹ bầu nếu ở trong môi trường nóng bức hoặc tắm nước nóng lâu sẽ làm các mạch máu giãn ra, khiến bạn hạ huyết áp cũng gây nên tình trạng buồn nôn, chóng mặt.
  • Do nằm ngửa: Nếu mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thì mẹ không nên nằm ngửa, vì khi nằm ngửa, nhịp tim tăng, huyết áp giảm, chưa kể tử cung lúc này tử cung đã lớn làm chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới và khung xương chậu gây buồn nôn, khó thở.
  • Do đứng lên quá nhanh: Việc đứng lên quá nhanh khiến lượng máu trở về tim không kịp khiến huyết áp của mẹ bầu giảm gây nên tình trạng choáng váng, hoa mắt và buồn nôn.
  • Do cường phế vị: Trường hợp cố sức ho hay đi vệ sinh có thể gây thích thích dây thần kinh phế vị gây giảm huyết áp và nhịp tim cũng làm cho bà bầu chóng mặt, nôn ói, thậm chí ngất xỉu.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp tạm thời để giảm buồn nôn khi mang thai, mẹ nên tìm hiểu kỹ đâu là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng trên để kịp thời khắc phục. Chẳng hạn, việc ăn uống đủ chất, thực hiện đúng tư thế đi, đứng, nằm, ngồi khi mang thai sẽ giúp giảm buồn nôn hiệu quả.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.