4 điểm đồng phẳng nghĩa là gì

Cách chứng minh 4 điểm đồng phẳng, 3 đường thẳng đồng quy

Trang trước Trang sau

Quảng cáo

+ Để chứng minh bốn điểm A; B; C; D đồng phẳng ta có thể chứng minh hai đường thẳng AB và CD song song hoặc cắt nhau

+ Để chứng minh 3 đường thẳng đồng quy ta chứng minh e đường thẳng đó là giao tuyến của ba mặt phẳng phân biệt hoặc tìm giao điểm của hai đường thẳng và chứng minh điểm đó thuộc đường thẳng còn lại.

Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M; N: P; Q, R; T lần lượt là trung điểm AC; BD, BC; CD; SA và SD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. M; P; R; TB. M; Q; T; R C. M; N; R; TD. P; Q; R; T

Lời giải

Chọn B

+ Ta có RT là đường trung bình của tam giác SAD nên RT // AD(1)

+ MQ là đường trung bình của tam giác ACD nên MQ // AD(2)

Từ (1) và (2) suy ra: RT // MQ

Do đó 4 điểm M; Q; T; R đồng phẳng

Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi M; N; E; F lần lượt là trung điểm của các cạnh bên SA; SB; SC; SD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ME; NF; SO đôi một song song (O là giao điểm của AC)

B. ME; NF; SO không đồng quy (O là giao điểm của AC và BD)

C. ME; NF; SO đồng quy (O là giao điểm của AC và BD)

D. ME; NF; SO đôi một chéo nhau (O là giao điểm của AC và BD)

Quảng cáo

Lời giải

Chọn C.

+ Trong (SAC); gọi I = ME ∩ SO

+ Xét tam giác SAC có ME là đường trung bình nên ME // AC

⇒ MI // AO và M là trung điểm của SA

⇒ I là trung điểm của SO

suy ra FI là đường trung bình của tam giác SOD.

⇒ FI // OD(1)

+ Tương tự ta có NI // OB(2)

Từ (1) và (2) suy ra: 3 điểm N; I; F thẳng hàng hay I ∈ NF

Vậy ME; NF; SO đồng quy

Ví dụ 3: Cho tứ diện ABCD Gọi M; N: P; Q; R; S lần lượt là trung điểm của các cạnh AC; BD; AB; AD; BC; CD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. P; Q; R; S

B. M; N; R; S

C. M; N;P; Q

D. M; P; R; S

Lời giải

Chọn A

+ Do PQ là đường trung bình của tam giác ABD nên PQ // BD

+ Tương tự, ta có RS // BD

Vậy PQ // RS nên 4 điểm P; Q; R; S cùng nằm trên một mặt phẳng

+ Các bộ bốn điểm M; N; R; S hoăc M; N; P; Q hoặc M; P; R; S đều không đồng phẳng

Ví dụ 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi M; N; E; F lần lượt là trung điểm của các cạnh bên SA; SB; SC; SD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Bốn điểm M; N; E; F đồng phẳng

B. Bốn điểm M; N; E; F không đồng phẳng

C. MN, EF chéo nhau.

D. Cả A, B, C đều sai

Lời giải

Chọn A

+ Trong ( SAC); gọi I = ME ∩ SO

+ Xét tam giác SAC có ME là đường trung bình nên ME // AC.

⇒ MI // AO và M là trung điểm của SA

⇒ I là trung điểm của SO

suy ra FI là đường trung bình của tam giác SOD.

⇒ FI // OD.(1)

+ Tương tự ta có NI // OB (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 3 điểm N; I; F thẳng hàng hay I ∈ NF

Do ME ∩ NF = I nên ME và NF xác định một mặt phẳng

Suy ra 4 điểm M; N; E, F đồng phẳng

Ví dụ 5: Cho hình chóp A.BCD; gọi M, N lần lượt là trung điểm của BD, BC. Gọi G1, G2 lần lượt là trọng tâm tam giác ABD và ABC. Tìm mệnh đề đúng?

A. MN và G1G2 chéo nhau

B. G1 ,G2, M, N đồng phẳng

C. G2M và G1N chéo nhau

D. Tất cả sai

Quảng cáo

Lời giải

+ Xét tam giác AMN ta có:

(AG1)/AM = (AG2)/AN = 2/3 (tính chất trọng tâm tam giác)

⇒ MN // G1G2

Do đó; 4 điểm M,N, G1 , G2 đồng phẳng và 2 đường thẳng G2M, G1N sẽ cắt nhau.

Chọn B

Ví dụ 6: Cho tứ diện ABCD có M; N lần lượt thuộc AB; DB sao cho MN // AD. Gọi I là trung điểm BC. Gọi HK là giao tuyến của mp(CNM) và mp(AID). Tìm mệnh đề sai?

A. HK // AD

B. HK // MN

C. K; H; N; M đồng phẳng

D. A hoặc B sai

Lời giải

+ Xét hai mp (CNM) và mp (AID) có:

⇒ HK // AD // MN (hệ quả)

+ Do HK // NM nên 4 điểm H; K; N; M đồng phẳng

Chọn D

Ví dụ 7: Cho tứ diện ABCD và 3 điểm P; Q và R lần lượt nằm trên ba cạnh AB; CD và BC. Biết PR cắt AC tại I. Xác định giao điểm S của mp(PQR) với cạnh AD.

A. Là giao điểm của QI và AC

B. Là giao điểm của QI và AD

C. Là giao điểm của RI và AD

D. Là giao điểm của PI và AD

Lời giải

+ Xét giao tuyến của 3 mp(ABC); mp(ACD) và (PQR):

(ABC) ∩ (ACD) = AC

(ABC) ∩ (PQR) = PR

(ACD) ∩ (PQR) = d, trong đó d đi qua Q.

⇒ Ba mp( ABC); mp( ACD) và mp(PQR) cắt nhau theo 3 giao tuyến là AC; PR và d.

Lại có: PR ∩ AC = I

⇒ Ba đường thẳng AC; PR và d đồng quy tại I

⇒ Đường thẳng d là đường thẳng QI.

+ Khi đó; giao điểm của QI và AD chính là điểm S cần tìm.

Chọn B

Ví dụ 8: Cho tứ diện ABCD. Gọi G và J lần lượt là trọng tâm tam giác BCD và tam giác ACD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BC và AC. Bốn điểm nào sau đây không đồng phẳng?

A. G; J; A; B

B. A; B; M; N

C. G; J; M; N

D. M; N; K; J

Lời giải

+ Gọi K là trung điểm của CD.

+ Do G và J lần lượt là trọng tâm tam giác BCD và tam giác ACD.

⇒ KG/KB = KJ/KA = 1/3

⇒ GJ // AB (định lí Ta-let đảo) (1)

+ Xét tam giác ABC có M và N lần lượt là trung điểm của BC và AC

⇒ MN là đường trung bình của tam giác AB

⇒ MN // AB(2)

Từ (1) và (2) suy ra: GJ // AB // MN

⇒ Bốn điểm G; J; A; B đồng phẳng

Bốn điểm G; J; M; N đồng phẳng

Bốn điểm A; B; M; N đồng phẳng

Ví dụ 9: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật. Gọi M, N, E, F lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SBC, SCD và SDA. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Tìm mệnh đề sai?

A. Bốn điểm M, N, E, F đồng phẳng

B. Ba đường thẳng ME; NF; SO đồng qui

C. MN // EF

D. Có đúng hai mệnh đề đúng

Lời giải

Gọi M’; N’; E’; F’ lần lượt là trung điểm các cạnh AB; BC; CD và DA

+ Ta có SM/SM' = 2/3, SN/SN' = 2/3 ⇒ SM/SM' = SN/SN'

⇒ MN // M’N’ ( định lí Ta let đảo)(1)

+ Tương tự SE/SE' = SF/SF' ⇒ EF || E'F'(2)

+ Lại có

4 điểm đồng phẳng nghĩa là gì

Từ (1); (2) và (3) suy ra MN // EF

Vậy bốn điểm M; N; E và F đồng phẳng.

+ Dễ thấy M’N’E’F’ cũng là hình bình hành và O = M'E' ∩ N'F'

Xét ba mặt phẳng (M'SE'),(N'SF') và (MNEF) ta có :

(M'SE') ∩ (N'SF') = SO

(M'SE') ∩ (MNEF) = ME

(N'SF') ∩ (MNEF) = NF

ME ∩ NF = I.

Do đó theo định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng thì ba đường thẳng ME; NF; SO đồng qui

⇒ A; B, C đúng ; D sai

Chọn D

Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M ; N ; P ; Q ; R ; T lần lượt là trung điểm AC ; BD, BC, CD,SA, SD. Tìm mệnh đề sai?

A. 4 điểm R, T, Q, M đồng phẳng

B. RQ và TM cắt nhau

C. PN // CD

D. RM và TQ cắt nhau

Hiển thị lời giải

4 điểm đồng phẳng nghĩa là gì

Chọn D

+ Ta có RT là đường trung bình của tam giác SAD nên RT // AD

+ MQ là đường trung bình của tam giác ACD nên MQ // AD

Suy ra : RT // MQ(1)

+ Chứng minh tương tự RM // TQ // SC(2)

Từ (1) và (2) suy ra: RTQM là hình bình hành; hai đường chéo RQ và TM cắt nhau.

Câu 2: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M; M’ lần lượt là trung điểm của BC và B’C’; gọi G, G’ lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và A’B’C’. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. A ; G ; G’, C’B. A, G, M’, B’C. A’, G’, M, CD. A, G’, M’, G

Hiển thị lời giải

Chọn D

4 điểm đồng phẳng nghĩa là gì

+ Do MM’ là đường trung bình trong hình bình hành BB’CC’ nên MM’ = BB’ = AA’ và MM’ // BB’ // AA’

+ Do đó AA’M’M là hình bình hành.

⇒ 4 điểm A ; G’, M’, G đồng phẳng (cùng thuộc mp(AA’M’M)

Câu 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD ). Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SA và SB; G là trọng tâm tam giác SCD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. G, C, S, B B. M, N, C, D C. G, C, A, B D. M, N, G, B.

Hiển thị lời giải

+ Xét tam giác SAB có M và N lần lượt là trung điểm của SA và SB

⇒ MN là đường trung bình của tam giác và MN // AB(1)

+ Mà ABCD là hình thang có AB // CD(2)

Từ (1) và (2) suy ra: MN // CD

⇒ Bốn điểm M, N, C, D đồng phẳng.

Câu 4: Cho tứ diện ABCD có M thuộc cạnh AB sao cho AM = 3MB; N thuộc AC sao cho AC = 4 NC; H thuộc AD sao cho HD = 3 AH. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của BD và CD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. M, N, H, A B. M, N, P, Q C. P, Q, N, HD. H, Q, M, N

Hiển thị lời giải

+ Do P và Q lần lượt là trung điểm của BD và CD

⇒ PQ là đường trung bình của tam giác BCD và PQ // BC(1)

+ Theo giải thiết AC = 4NC nên AN = 3NC

⇒ AM/MB = AN/NC = 3

⇒ MN// BC. ( 2)

+ Từ ( 1) và ( 2) suy ra: PQ // MN

⇒ Bốn điểm M, N, P, Q đồng phẳng

Chọn B

Câu 5: Cho tứ diện ABCD đều. Gọi M, AN, P, Q, H, K lần lượt là trung điểm của AB, AD, CD, BC, AC và BD. Ban đường thẳng nào sau đây đồng quy?

A. MP, NQ, BN

B. HK, MP, NC

C. MP, NQ, HK

D. HK, NQ, CM

Hiển thị lời giải

+ Xét tam giác ABD có M và N lần lượt là trung điểm của AB và AD

⇒ MN là đường trung bình của tam giác ABD và MN // BD (1)

+ Xét tam giác BCD có P và Q lần lượt là trung điểm của CD và BC

⇒ PQ là đường trung bình của tam giác và PQ // BD (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác MNPQ là hình bình hành.

+ Gọi O là giao điểm của MP và NQ

⇒ O là trung điểm của MP và NQ ( Tính chất hình bình hành )

+ Chứng minh tương tự có HN // QK // CD và HQ // NK // AB

⇒ Tứ giác NKQH là hình bình hành

Mà I là trung điểm của NQ nên I cũng là trung điểm của HK. (hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

⇒ Ba đường thẳng MP; NQ và HK đồng quy tại I

Chọn C

Câu 6: Cho tứ diện ABCD. Gọi M , N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của AB; CD; BC; DA; AC và BD. Hỏi ba đường thẳng nào sau đây đồng quy.

A. MN, PQ, RS

B. MN; PR; QS

C. MP; NA; RS

D. MR; NS; PQ

Hiển thị lời giải

+ Xét tam giác ABC có M và P lần lượt là trung điểm AB; BC nên MP là đường trung bình của tam giác.

⇒ MP // AC và MP = AC/2(1)

+ Xét tam giác ACD có N và Q lần lượt là trung điểm của CD; AD nên NQ là đường trung bình của tam giác ACD

⇒ NQ // AC và NQ = AC/2(2)

Từ (1) và (2) suy ra: tứ giác MPNQ là hình bình hành.

+ Gọi I là giao điểm của MN và PQ nên I là trung điểm mỗi đường.

+ Tương tự; ta có tứ giác QRPS là hình bình hành nên hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Mà I là trung điểm PQ nên I cũng là trung điểm RS.

Vậy 3 đường thẳng MN; PQ và RS đồng qui tại I

Chọn A

Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD. Một mặt phẳng (P) cắt các cạnh SA; SB; SC và SD lần lượt tại A’; B’; C’ và D’. Ba đường thẳng nào sau đây đồng qui?

A. SO; A’C; C’D

B. SO; AC’; B’D’

C. A’C’; B’D; CD’

D. SO; A’C’; B’D’

Hiển thị lời giải

+ Do mp (P) cắt các cạnh SA; SB; SC và SD lần lượt tại A’;B’; C’ và D’ nên mp (P) chính là mp(A’B’C’D’)

+ Trong mp (ABCD) gọi O là giao điểm của AC và BD.

Trong mp (P) gọi O’ là giao điểm của A’C’ và B’D’.

+ Xét ba mp (SAC); mp(SBD) và mp (P) ta có:

(SAC) ∩ (SBD) = SO

(SAC) ∩ (P) = A'C'

(SBD) ∩ (P) = B'D'

⇒ Ba mp (SAC); mp (SBD) và mp(P) cắt nhau theo ba giao tuyến là SO; A’C’ và B’D’ nên ba đường thẳng này đồng quy

Câu 8: Cho hình chóp S.ABCD; một mp (P) đi qua D và C cắt SA tại A’. Gọi giao điểm của A’C và SO là I; giao điểm của AC và BD là O. Tìm mệnh đề sai?

A. Ba điểm A’; I và C thẳng hàng.

B. Ba đường thẳng SO; A’C và B’D đồng quy.

C. DI cắt SB.

D. Có đúng hai mệnh đề đúng

Hiển thị lời giải

+ Nhận xét: mp(P) ≡ mp ( A^' CD).

+ Xét giao tuyến của ba mp( SAC) ; mp( SBD) và mp( P).

(SAC) ∩ (SBD) = SO

(SAC) ∩ (A'CD) = A'C

(SBD) ∩ (A'CD) = DI

⇒ Ba mp(SAC); mp(SBD) và mp(P) cắt nhau theo ba giao tuyến SO; A’C và DI đồng quy với nhau tại I

⇒ Ba điểm A’; I; C thẳng hàng.

+ Xét mp (A’CD) có DI và SB là cắt nhau.

⇒ D sai

Chọn D

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Hình Học 11 – Dạng 3: Chứng minh bốn điểm đồng phẳng và ba đường thẳng đồng quy

Hình Học 11 –Dạng 3: Chứng minh bốn điểm đồng phẳng và ba đường thẳng đồng quy

Chuyên đềhaiđường thẳng chéo nhauhình học 11.Hệ thống lý thuyết đầy đủ và chi tiết, bao quát tất cả các dạng bài xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT, tóm tắt công thức giải nhanh dễ nhớ, dễ vận dụng – Bài tập luyện tập có hướng dẫn giải, bài tập trắc nghiệm có đáp án

Vectơ Đồng phẳng là gì, nghĩa của từ Đồng phẳng trong tiếng việt

reviews đến những em học viên lớp 12 bài viết Sự đồng phẳng của cha vec-tơ, bốn điểm đồng phẳng, nhằm giúp những em học tốt chương trình Tân oán 12.

Nội dung nội dung bài viết Sự đồng phẳng của tía vec-tơ, tứ điểm đồng phẳng:Pmùi hương pháp điệu.

Bạn đang xem: Vectơ Đồng phẳng là gì, nghĩa của từ Đồng phẳng trong tiếng việt

Trong không gian Oxyz, mang lại tía vec-tơ a, b, c phần nhiều khác vec-tơ 0. Ba vec-tơ a, b, c đồng phẳng Lúc còn chỉ Lúc a = b = c = 0. trái lại, ba vec-tơ a, b, c ko đồng phẳng Lúc và chỉ còn Lúc a, b = 0. Trong không gian Oxyz, đến bốn điểm A, B, C, D minh bạch. Bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng Lúc và chỉ còn khi các vec-tơ AB, AC, AD đồng phẳng. trái lại bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng khi còn chỉ khi các vec-tơ AB, AC, AD không đồng phẳng.lấy một ví dụ 1. Trong hệ tọa độ Oxyz, xét sự đồng phẳng của các vec-tơ sau: a = (1;-1;1), b = (0; 1; 2) và c = (4; 2; 3). Lời giải. 1 Ta có: a, b =(-3; -2; 1). Vì = -3.4 đề nghị tía vec-tơ a, b, c không đồng phẳng. Vì MV, MP, MC = -72 không giống 0 yêu cầu những vec-tơ MN, MP MA ko đồng phẳng xuất xắc tư điểm A, B, C, D không đồng phẳng. lấy ví dụ 3. Trong không gian cùng với hệ trục tọa độ (0; i, j, k), cho các điểm A(1; -4; 5), B(2; 1; 0) với nhì vec-tơ OC = k – 3, DO = 3 + 2k. Chứng minh rằng ABCD là một trong những tứ đọng diện. Vậy m = 3 là quý giá thỏa mãn thử dùng bài bác tân oán. lấy một ví dụ 5.

Xem thêm: Tamponade Là Gì - Tìm Hiểu Chi Tiết Về Chèn Tim Cấp Tính

Xét sự đồng phẳng của bố vectơ a, b, làm việc với a = (2; -3; 5), b = (6; -2; 1), c= (3; 0; 1).Vậy A, B, C, D ko đồng phẳng. Do đó AB và CD chéo nhau. BÀI TẬP. TỰ LUYỆN: Bài 1. Chứng minh rằng bốn điểm A = (1; 0; 1); B = (0; 0; 2); C = (0; 1; 1); D = (-2; 1; 0) là tư đỉnh của một tứ đọng diện. Lời giải. Ta có AB = (-1; 0; 1); AC = (-1;1; 0); AD = (-3; 1; -1). AE, AC = (-1; -1; -1), vì chưng AB, AC, AD = 30 cần A, B, C, D không đồng phẳng. Do đó A, B, C, D là tứ đỉnh của một tđọng diện. Bài 7. Trong không khí với hệ trục tọa độ (0; i, j, k), cho các điểm A(1;-4; 5), B(3; 2; 1) cùng nhị vec-tơ OC = 5 + 3k, DO = 7 – 3k. Gọi M, N, Phường. theo lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD. Chứng minh rằng tư điểm O, M, N, Phường lập thành một tứ đọng diện. Bài 8. Trong không khí Oxyz, cho những điểm A(m; 1;1), B(2; m;-1), C(3; -3; m) với D(m; -1; 4). Tìm cực hiếm của m nhằm tứ điểm A, B, C, D thuộc ở trong một mặt phẳng.