Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp

Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về mặt vật chất, kỹ thuật,... tồn tại trong xã hội và môi trường dùng để phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Hãy cùng IMUABANBDS tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì trong bài viết dưới đây nhé. 

Cơ sở hạ tầng là gì?


Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp

Cơ sở hạ tầng là gì? Đó là một bộ phần cấu thành nên nền kinh tế xã hội


Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.

Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức… Dựa trên cơ sở có sẵn, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được duy trì và phát triển. Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng xã hội hoặc hạ tầng cơ sở theo quy định tại 

Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD

. Xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội. Xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư được gom góp lại qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận giá trị, tiết kiệm quốc gia, được đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.

Từ đó, tựu chung lại có thể hiểu như sau: Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tố vật chất vừa phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.


Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp

Đây là một phạm trù khá rộng, bao gồm tất cả mọi yếu tố


Dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng được phân chia thành nhiều loại như sau:  
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Nó sẽ gồm hệ thống đường xá, giao thông vận tải, thủy lại, cấp thoát nước, sân bay, bến cảng…
  • Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống của con người với các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, các công trình công cộng.
  • Cơ sở hạ tầng môi trường là bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường sống như các công trình phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ đất, rừng, biển, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…
  • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,...


Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp

Cơ sở hạ tầng được phân chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau


Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: giao thông vận tải, bưu chính, năng lượng, xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng…
Cơ sở hạ tầng được chia thành các cấp do trung ương quản lý, do địa phương quản lý:
 
  • Do trung ương quản lý bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn gồm hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng,...
  • Do địa phương quản lý gồm: cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa…

Nhờ vào cách phân loại này nhằm để xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, nhờ vào đó để có được biện pháp quản lý, sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất:
 
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm các công trình như hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, trường học, công trình y tế, cơ sở quốc phòng an ninh…
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính… Đây đều là các yếu tố liên quan đến điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết lý giải về vấn đề cơ sở hạ tầng là gì, phân loại cơ sở hạ tầng theo những đặc điểm, hình thái riêng. 

Từ việc phân loại cơ sở hạ tầng trên các tiêu chí khác nhau thành các loại hình khác nhau sẽ giúp cho việc phân cấp quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế, xã hội.

Mời bạn tham khảo clip với nội dung "8 dự án cơ sở hạ tầng hứa hẹn nhất thế giới" để hiểu thêm về cơ sở hạ tầng là gì nhé.


Xem thêm


Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.

II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dân cư và lao động

- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

3. Chính sách phát triển công nghiệp

- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.

- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.

- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước đang phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

  • Câu hỏi: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục như thế nào?

    07/08/2022 |   0 Trả lời

Trong triết học, cơ sở hạ tầng là một niệm được dùng khá nhiều. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ cơ sở hạ tầng là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội của quốc gia.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cơ sở hạ tầng cũng như vai trò của nó trong triết học và cuộc sống hiện đại ngày nay.

Mục lục

Cơ sở hạ tầng là gì? Khái niệm cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cụm từ này được dùng để chỉ cơ sở vật chất đa lĩnh vực như giao thông, kiến trúc, xây dựng. 

Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp
Ảnh 1: Khái niệm cơ sở hạ tầng

Tất cả những cơ sở vật chất kỹ thuật này được hình thành và xây dựng theo một quy mô, kết cấu nhất định đã được đưa ra trước đó. Nó đóng một vai trò nền tảng cho các hoạt động diễn ra bên trong hoặc xung quanh những cơ sở vật chất này.

Sau này, thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong các lĩnh vực có tính xã hội cao như trường học, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu phim, cung văn hóa… Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa cũng đều được coi là cơ sở hạ tầng. 

Trong lĩnh vực triết học, cơ sở hạ tầng được hiểu là những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm:

  • Quan hệ sản xuất thống trị
  • Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ
  • Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai

Trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. 

Theo EPAC (Economic Planning and Advisory Commission – Hội đồng Kế Hoạch và Tư vấn kinh tế) cơ sở hạ tầng bao gồm “những tài sản cố định nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó Chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc tất cả các chức năng như kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý bằng pháp luật”.

2. Cơ sở hạ tầng gồm những gì? 

Sau khi hiểu cơ sở hạ tầng là gì, dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng được phân chia thành nhiều loại như sau:

Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp
Ảnh 2: Cơ sở hạ tầng gồm những gì?

Theo lĩnh vực kinh tế – xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc sản xuất phục vụ cho lưu thông. Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, thủy lợi, truyền tải điện… 
  • Cơ sở hạ tầng xã hội: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống và giáo dục. Đó có thể là các công trình công cộng, nhà ở, bệnh viện, nhà hát… 
  • Cơ sở hạ tầng môi trường: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho công tác bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, các công trình phòng chống và bảo vệ rừng, biển… 
  • Cơ sở hạ tầng quốc phòng: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đó có thể là hệ thống cơ sở sản xuất, sữa chữa và bảo dưỡng vũ khí, khí tài của quốc gia. 

Theo vùng lãnh thổ, dân cư

  • Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm ở vùng đô thị phát triển
  • Cơ sở hạ tầng nông thôn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm ở vùng nông thôn
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Cơ sở vật chất kỹ thuật trên biển nhằm phát triển kinh tế biển
  • Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi: Cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh miền núi. 

Theo cấp quản lý

Cơ sở hạ tầng được phân thành: Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý và cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý:

  • Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô lớn như hệ thống sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, các cơ sở quốc phòng an ninh.
  • Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật các tỉnh, thành phố, phường, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý như: Hệ thống cầu – đường, kênh mương nội đồng, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…

Từ cách thức phân loại cơ sở hạ tầng theo các tiêu thức khác nhau thành các loại hình cơ sở hạ tầng khác nhau nhằm giúp cho công tác phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.

3. Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Yếu tố về cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp
Ảnh 3: Vai trò của cơ sở hạ tầng

Trước khi tìm hiểu vai trò của cơ sở hạ tầng là gì thì bạn cần nắm được khái niệm kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng được hiểu là những định kiến, tư tưởng và chuẩn mực xã hội. Những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Nhà nước được coi là bộ phận tối quan trọng trong kết cấu của kiến trúc thượng tầng. Lý do là bởi nhà nước kiểm soát sức mạnh kinh tế, chi phối toàn bộ đến kiến trúc thượng tầng. 

Mỗi một hình thái kinh tế xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cả hai yếu tố này đều mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. 

  • Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện ở điểm nó là những quan hệ vật chất khách quan có khả năng quy định mọi quan hệ khác bao gồm chính trị, tinh thần, tư tưởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Điều này có nghĩa là kiến trúc thượng tầng nhất định phải phản ánh một cơ sở hạ tầng cụ thể. 
  • Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về mặt tính chất, nội dung và kết cấu. Từ đối kháng hay không đối kháng trong tính chất, nghèo nàn hay đa dạng trong nội dung, gọn nhẹ hay phức tạp trong hình thức thể hiện, tất cả đều do cơ sở hạ tầng quyết định mà nên. 
  • Khi cơ sở hạ tầng có những biến đối căn bản thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo. Các Mác đã viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”. 

Từ đây có thể thấy vai trò quyết định sâu sắc của cơ sở hạ tầng lên kiến trúc thượng tầng. Chính vì vậy mà khi thay đổi, cải tạo kiến trúc thượng tầng trong xã hội cần phải suy xét từ cơ sở hạ tầng, bởi đó mới là gốc của vấn đề và là nền tảng cho mọi sự thay đổi. 

Trên đây là câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất cho câu hỏi cơ sở hạ tầng là gì cũng như vai trò quyết định của nó đối với kiến trúc thượng tầng. Nhìn chung, đây là một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay khó khăn nào về chủ đề này, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: để được giúp đỡ sớm nhất.