Ví dụ nào sau đây không thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể cân bằng nội môi

Câu hỏi : Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong?

A. Tế bào

B. Mô

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Lời giải:

Đáp án đúng: C - Cơ thể

Giải thích:

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về cân bằng nội môi nhé!

1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

* Khái niệm:

- Nội môi là: môi trường ở bên trong và bao gồm hết tất cả các yếu tố hóa lý, đây là môi trường mà tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.

-Cân bằng nội môi là: duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Từ đó giúp cho tất cả mọi hoạt động sống được diễn ra một cách bình thường nhất.

-Khi môi trường bên trong cơ thể biến động các điều kiện lý hóa và không duy trì được sự ổn định bình thường thì sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi. khiến cho các cơ quan, các tế bào bị rối loạn, biến đổi và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Ví dụ: bệnh cao huyết áp, tiểu đường…

* Ý nghĩa của việc cân bằng nội môi: Vậy nên, việc duy trì cân bằng nội môi có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình sống của con người. Cụ thể như sau:

- Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. → đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

+ Giúp nồng độ các chất glucozơ, khối lượng nước, axit amin, các ion,… được duy trì sự cân bằng.

+ Giúp duy trì huyết áp, áp suất thẩm thấu, độ pH của môi trường bên trong cơ thể được cân bằng.

+ Đảm bảo quá trình thực hiện chức năng sinh lý cũng như sự tồn tại của các tế bào cơ thể với quá trình tham gia của các loại enzym.

- Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động → không duy trì được sự ổn định → rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan → bệnh lí hoặc tử vong

2. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

-Bộ phận tiếp nhận kích thích: Đây là bộ phận có vị trí nằm tại cơ quan thụ thể (thụ cảm). Đây là bộ phận có vai trò tiếp nhận mọi kích thích từ phái bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Sau đó, chúng sẽ tạo nên các xung thần kinh dẫn truyền về bộ phận điều khiển và tinh chỉnh.

-Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

-Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… Những bộ phận này sẽ tăng, giảm hoạt động bằng cách dựa vào các tín hiệu thần kinh hoặc hormone được gửi đi từ bộ phận tinh chỉnh và điều khiển. Từ đó, giúp môi trường nội môi được đưa về và duy trì ở trạng thái ổn định và cân bằng.

-Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp nhận kích thích gọi là liên hệ ngược

3. Điều hòa hoạt động cân bằng nội môi

-Hệ thần kinh: gồm 3 thành phần: phần cảm thụ (đầu vào), cơ quan xử lý và phần phản ứng (đầu ra).Hệ thần kinh tự chủđiều hành một cách vô thức chức năng nhiều cơ quan, như hoạt động bơm máu của tim, chuyển động của ống tiêu hóa, sự tiết của nhiều cơ quan.

-Hệ nội tiết: 8tuyến nội tiếttiết ra cáchooc-mônđể điều hòa hoạt động của các tế bào, như hooc-môntuyến giáplàm tăng các phản ứng sinh hóa trong mọi tế bào,insulinđiều hòa chuyển hóa glucozơ, hooc-mônvỏ tuyến thượng thậnđiều hòa Na+, K+cũng như chuyển hóa protein, hooc-môntuyến cận giápđiều hòa canxi và phosphat v.v.

4. Vai trò của hệ bài tiết với cân bằng nội môi

Sau đây là những vai trò cụ thể của cân bằng nội môi và hệ bài tiết mà bạn có thể tham khảo:

* Vai trò của thận

- Thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng áp suất cũng như ổn định áp suất thẩm thấu cũng như tăng khả năng thải bớt nước hoặc tái hấp thụ các chất hòa tan trong máu.

- Trong trường hợp cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất mặn hay đổ mồ hôi khiến cho áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao thận sẽ có chức năng tăng cường tái hấp thu nước trả về máu. Bên cạnh đó nó cũng có công dụng trong việc giảm cảm giác khát nước cũng như cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Thận có vai trò quan trọng đối với cân bằng nội môi:

+ Cụ thể hơn thì thận có vai trò cân bằng acid-base của máu.

+ Cân bằng chất điện giải và nước trong máu.

+ Điều hòa huyết áp cũng như điều hoàn sinh sản trong hồng cầu.

+ Thận còn có tác dụng điều hòa chống lại đông máu.

→ Có thể khẳng định thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia trực tiếp vào điều hòa tính hằng định nội môi.

* Vai trò của gan

- Gan là cơ quan tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu. Từ đó giúp điều hòa nồng độ của những chất có thể hòa tan trong máu như glucôzơ. Vậy nên bộ phận này có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa ổn định môi trường nội môi.

+ Khi Hàm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng (sau mỗi bữa ăn) => tuyến tụy sẽ sản sinh ra hợp chất insulin để chuyển hóa glucose thành glycogen dự trữ cho cơ thể. Còn gan sẽ giúp kích thích các tế nhận glucozơ mà cơ quan này vừa vận chuyển tới để sử dụng. Từ đó giúp nồng độ glucose trong máu sẽ suy giảm và luôn đạt ở mức duy trì ổn định nhất.

+ Khi Hàm lượng đường trong máu giảm xuống (khi cơ thể đói) => tuyến tụy lúc này sẽ tiết ra hợp chất glucagon để giúp gan chuyển glycogen thành glucose vận chuyển vào máu để giúp tăng đường huyết và duy trì sự ổn định nồng độ glucose trong máu.

5. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

*pH nội môi

Ở người pH của máu khoảng 7.35 – 7.45 đảm bảo cho các tế bào của cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2,axit lactic... có thể làm thay đổi pH của máu. Những biến đổi này có thể gây ra những rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan. Vì vậy cơ thể pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

* Hệ đệm

- Trong máu có các hệ đệm để duy trì pH của máu được ổn định do chúng có thể lấy đi H+hoặc OH-khi các ion này xuất hiện trong máu

-Hệ đệm bao gồm một axit yếu, ít phân ly và muối kiềm của nó.

-Trong máu có ba hệ đệm quan trọng là:

+ Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3

+Hệ đệm photphat: NaH2PO4/ NaHP

+Hệ đệm protein

2. Luyện tập Bài 20 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm được khái niệm cân bằng nội môi, vai trò của cân bằng nội môi.
  • Hiểu được Sơ đồ điều hoà nội môi và chức năng của các bộ phận
  • Nêu được vai trò của gan và thận trong điều hoà cân bằng nội môi

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 90 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 90 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 90 SGK Sinh học 11

Bài tập 4 trang 90 SGK Sinh học 11

Bài tập 5 trang 90 SGK Sinh học 11

Bài tập 6 trang 90 SGK Sinh học 11

Bài tập 9 trang 34 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 37 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 37 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 38 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 38 SBT Sinh học 11

Bài tập 16 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 17 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 18 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 19 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 20 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 83 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 83 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 83 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 83 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 83 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 88 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 20 Chương 1 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI

Khái niệm :

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, là môi  trường mà tế bào thực hiện quá trình trao  đổi chất .

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường bên trong bao gồm máu bạch huyết và nước mô . Sự biến động của môi trường bên trong thường gắn liền với ba thành phần  máu , bạch huyết , nước mô.

Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể

Ý nghĩa của việc cân bằng nội môi :

Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.→đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động →không duy trì được sự ổn định  →rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan →bệnh lí hoặc tử vong .

Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi

II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Ví dụ nào sau đây không thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể cân bằng nội môi
 

Hình 1 : Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Bảng 1 : Các bộ phận và chức năng tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Bộ phận

Cơ quan

Chức năng

Bộ phận tiếp nhận kích thích

Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài)

Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

Bộ phận điều khiển

Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phân kích thích truyền tới

Xử lí thông tin 

Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện 

Bộ phân thực hiện

Thận, gan, phổi, tim, mạch máu

Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển  tăng hoặc giảm hoạt động →biến đổi các điều kiện lí hoá của môi trường → đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích ( liên hệ ngược)

  • Chú ý : Bất kì một bộ phận nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh →mất cân bằng nội môi .

 Ví dụ 1: Cơ chế điều hoà cân bằng huyết áp

Ví dụ nào sau đây không thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể cân bằng nội môi

Hình 2 : Cơ chế điều hoà cân bằng huyết áp

III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU

1. Cân bằng áp suất thẩm thấu

Thẩm thấu là sự khuyếch tán của  dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng.

 Áp suất thẩm thấu là lực đẩy của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao qua màng.

Quá trình thẩm thấu giữa hai dung dịch sẽ tiếp tục cho đến khi nồng độ của hai dung dịch bằng nhau.

Khi nồng độ của hai dung dịch cân bằng nhau thì sẽ không có sự khuyếch  tán của  dung môi qua màng →cân bằng áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước, nồng độ các chất hoà tan trong máu, đặc biệt là nồng độ Na+.

2. Vai trò của thận

Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… →thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.

Ví dụ nào sau đây không thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể cân bằng nội môi
 

Hình 3 : Cơ chế cân bằng áp suất thẩm thấu

3. Vai trò của gan

- Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định

Ví dụ nào sau đây không thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể cân bằng nội môi
 

Hình 4 : Cơ chế điều hoà nồng độ glucozo trong máu  

IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG VIỆC CÂN BẰNG pH NỘI MÔI

1. pH nội môi

Ở người pH của máu khoảng 7.35 – 7.45 đảm bảo cho  các tế bào của cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic  .. có thể làm thay đổi pH của máu. Những biến đổi này có thể gây ra những rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan. Vì vậy cơ thể  pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

2.Hệ đệm

Trong máu có các hệ đệm để duy trì pH của máu được ổn định  do chúng có thể lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu

Hệ đệm bao gồm một acid yếu, ít phân ly và muối kiềm của nó.

Trong máu có ba hệ đệm quan trọng là:

Hệ đệm bicacbonat : H2CO3/Na HCO3

Hệ đệm photphat: Na H2PO4/ Na HP

Hệ đệm protein

3.Cơ chế cân bằng pH nội môi  

Nếu trong các sản phẩm của quá trình trao đổi chất chuyển vào máu chứa nhiều axit thì các hệ đệm sẽ phản ứng với các H+ →giảm H+  trong nội môi.

Nếu trong các sản phẩm của quá trình trao đổi chất chuyển vào máu chứa nhiều bazo thì các hệ đệm sẽ phản ứng với các OH-→giảm OH-  trong nội môi.

Bảng 2: Cơ chế cân bằng pH nội môi dựa vào hệ đệm

Hệ đệm

pH giảm

pH tăng

Hệ đệm bicacbonat : H2CO3/Na HCO3

HCO3 + H+  → H2O + CO2

H2CO3→ HCO3 + H+  

Hệ đệm photphat: Na H2PO4/ Na HP

HPO4 + H+  → H2PO4

H2PO4→ HPO4 + H+  

Hệ đệm protein

R(NH2)COOH + H+→ RCOOH + NH3

R(NH2)COOH+ OH- → R(NH2)COO + H2O

Ngoài hệ đệm phổi và thận cùng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà cân bằng pH nội môi

Phổi tham gia điều hoà pH máu bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng lên thì sẽ làm tăng H+  trong máu .Thận tham gia điều hoà pH nhờ thải H+ , tái hấp thụ Na+; thải NH3

V. BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Tại sao khi chạy nhanh : mặt thường đỏ bừng , mồ hôi ra nhiều, thở gấp

Sự co cơ tiêu tốn nhiều năng lượng và bài xuất lượng CO2 lớn nên nhu cầu O2 tăng làm hô  hấp tăng →nhiệt sinh ra cũng rất lớn →mặt đỏ bừng do sự dãn mạch dưới ra →cơ thể tăng toả nhiệt vào môi trường →mồ hôi ra nhiều góp phần nhanh chóng làm mát cơ thể

2. Một bệnh nhân nam bị bệnh tiểu đường có mọt lần do tiêm quá nhiều insulin anh ta cảm thấy choáng váng và cơ thể run rẩy . bác sĩ chỉ định tiêm cho anh ta một liều glucagon

a) Tại sao tiêm quá nhiều insulin lại gây choáng váng và cơ thể run rẩy

b) Tiêm glucagon có tác dụng gì ?

Tiêm nhiều nhiều insulin→làm đường huyết giamnr thấp gây choáng váng

Tiêm glucagon→tăng đường huyết
3. Dân gian ta có câu “ Trời nóng chóng khát , tròi mát chóng đói” . Cơ sở khoa học của hiện tượng trên là gì .

Trời nóng →cơ thể ra nhiều mồ hôi → gây mất nước →nhanh bị đói

Trời mát →nhiệt độ môi trường giảm → cơ thể cần duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách tăng sinh nhiệt ( tiêu tốn năng lượng) →chóng đói

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.