Ý nghĩa thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Không có hoa đào là các cụ cứ thấy thiếu thiếu cái gì đó không chịu được. Vì vậy, “Mỗi năm hoa đào nở”, chính là muốn nói tới ngày tết. Trong bài thơ này, nhà thơ Vũ Đình Liên cũng phác họa lên cái nét văn hóa truyền thống ngày tết của dân tộc với cảnh ông đồ và câu đối tết.

Bạn đang xem: Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Song, bài thơ u sầu quá, vì ra đời trong thời buổi nho học suy tàn, mang nặng lòng cảm thông và cảm thương với cảnh những ông đồ già ngày càng thưa vắng “bên phố đông người qua”.

Tuy nhiên, cái nét văn hóa truyền thống ngày tết của dân tộc Việt đâu có buồn bã u sầu như thế mà là rất vui như đôi câu đối xưa:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Bánh chưng và bánh tét, những vật phẩm không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền dân tộc.

Không rõ đôi câu đối này có từ thuở nào và của ai, nhưng hễ cứ ngày tết thì dân gian lại nhắc tới. Vì nó hay quá, nêu lên được hết tất cả những nét đặc trưng phong phú của ngày tết Việt, về vật chất cũng như cả về tinh thần.

Về vật chất, cụ thể là ẩm thực, nếu như quanh năm có thể là dưa cà mắm muối gì cũng được, nhưng ngày tết thì phải có thịt mỡ, dưa hành. Mà cái vụ thịt mỡ đi kèm với dưa hành thì quả là quá tuyệt. Vì củ hành có giá trị rất lớn cho sức khỏe.

Trong hành có trên cả chục hợp chất làm giảm cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL như các hợp chất sulphur giúp dọn dẹp những mảnh xơ vữa đeo bám ở thành mạch máu, giúp hạn chế các bệnh tim mạch, chống tăng huyết áp, chống đông máu, và nhờ có flavonoid quercetin, hành còn có khả năng ngăn ngừa khá nhiều loại ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan với trên 121.000 người tham gia (cả nam và nữ) cho thấy nếu dùng củ hành trong bữa ăn hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến...

Nhờ tinh dầu bay hơi, hành cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, cảm cúm... Các hợp chất flavonoids vốn là những chất chống oxy hóa nổi tiếng giúp ngăn chặn hư tổn tế bào do sự hình thành các gốc tự do.

Còn dưa hành, là một loại thực phẩm lên men chứa nhiều vi khuẩn có ích cho đường ruột, là probiotic giúp bảo vệ và “nâng cấp” màng nhầy ruột tạo ra các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Xem thêm: Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Phật Tiếng Anh Là Gì, Phật In English

Cũng còn có bánh chưng xanh, một “tác phẩm” mang đầy tính nghệ thuật với nhiều màu sắc xanh, trắng, vàng… mà nghiên cứu khoa học ngày nay cho thấy các thành phần trong bánh chưng là cả một tổng thể hài hòa cùng với giá trị dinh dưỡng cao.

Xưa, ông cha ta đâu có biết gì về khoa học thực nghiệm như bây giờ mà có lẽ chỉ là nhờ vào kinh nghiệm truyền đời. Nhưng chưa hết, trong một chiếc bánh chưng vuông vắn gói trong lá chuối xanh còn hàm chứa cả quan niệm nhớ ơn trời đất đã đem lại cho ta cuộc sống cùng với nhiều vật thực.

Đây mới chỉ là về mặt vật chất. Cái nét văn hóa ngày tết của ta còn phong phú cả về mặt tinh thần. Cây nêu, nói lên phong tục xưa nhằm trấn át tà ma với mong muốn đem lại an lành cho mọi người.

Cả gia đình đang coi người cha trồng cây nêu (tranh giấy dó xưa)

Tràng pháo cũng vậy, nhưng có điều là tiếng pháo nổ còn đem lại cho mọi người sự phấn chấn. Nhưng tuyệt nhất chính là về câu đối mà ngày tết, phần lớn mọi nhà ít nhiều đều cũng có một đôi câu treo trên vách, trên cổng, trên cột với mục đích trang trí cũng có, tỏ lòng kính nhớ tổ tiên cũng có, mong ước điều tốt đẹp cho gia đình cũng có, nhắc nhở cháu con về tính cách đạo đức cũng có, và để bày tỏ chí hướng cũng có.

Nhưng cho dù với mục đích gì đi nữa, thì nói chung, ông bà ta cũng thấy được và biết tôn trọng cái đẹp tinh thần của câu đối. Xưa, người Trung Hoa quan niệm rằng "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đúng câu đối xưa, phải là mực tàu đen trên nền giấy đỏ, màu của may mắn. Chữ trong câu đối: Tổ công tông đức thiên niên thịnh, Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh; hàm ý cháu con được vinh hiển nhờ công đức tổ tiên.

Cố GS.TS Dương Thiệu Tống, đã coi câu đối là một phương tiện trắc nghiệm trí tuệ rất thông dụng của người xưa, rất hữu hiệu nhằm chẩn đoán khả năng trí tuệ của người học và tiên đoán sự thành công trong việc học tập và trong nghề nghiệp tương lai.

So với khoa trắc nghiệm trí tuệ trên thế giới, đã phát triển trong vòng 100 năm nay bắt đầu từ châu Âu và nay được sử dụng trên toàn cầu trong các lĩnh vực hướng học, hướng nghiệp thì các nhà giáo của ta từ nhiều trăm năm xưa đã ý thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán và tiên đoán khả năng trí tuệ, tâm lý của con người bằng hình thức câu đối.

Xem thêm: Thần Chú Liên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava), Mầu Nhiệm Thay Hai Bài Thần Chú

Vậy đó, cái nét văn hóa ngày tết cổ truyền của người dân Việt ta tuyệt vời như vậy đó. Vừa khoa học trong ẩm thực, vừa biết coi trọng cái đẹp của tinh thần, biết áp dụng và tôn vinh cái “tinh hoa của tinh hoa”. Và tất thảy đều hiển hiện chỉ trong một đôi câu đối “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…”.

STO - Là người Việt Nam, dù ở đâu, từ người già đến trẻ em hay những đôi trai gái đang tuổi dậy thì, từ người nông dân “chân lấm tay bùn” đến thượng lưu, đại gia, dẫu công nhân, trí thức… cứ mỗi độ trời đất chuyển mùa, gió Đông se lạnh, cây cối chớm trổ lộc đâm chồi là đều háo hức đón chờ đến tết Nguyên đán. Tâm thức văn hóa “về quê ăn Tết” không chỉ để được “ăn” cái gì mà chính là để được trở về với nguồn cội, với quê hương bản quán, với việc đoàn tụ gia đình, cúng kiến mồ mả tổ tiên. Hơn nữa, “ăn Tết” là một vấn đề của văn hóa, của nhân cách, của giá trị kết nối vô hình giữa các thế hệ với nhau và cả tưởng nhớ đến những bậc tiền nhân đã khuất. Cho nên, văn hóa ẩm thực ngày Tết cũng là một giá trị văn hóa không thể thiếu trong phong tục tập quán ngày Tết của dân tộc.

Ý nghĩa thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Dưa món nói chung giúp bữa ăn ngày Tết thêm nhiều hương vị. Ảnh: TẠ VĂN

Ngày Tết là dịp đặc biệt để sum họp gia đình nên việc chuẩn bị cho một bữa cơm sum vầy và cúng ông bà rất quan trọng. Mỗi miền đất nước lại có phong tục khác nhau. Nếu như mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc Bộ theo đúng bài bản gồm 6 bát 8 đĩa (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc; thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa, cá kho…); mâm cỗ cúng gia tiên ở miền Trung mang nhiều màu sắc rất đẹp mắt được bày biện cầu kỳ, tinh tế với: nem chua, tré, bánh tét, dưa ngót, thịt luộc - tôm chua, miến xào tam tơ, tôm càng kho đánh, thịt heo rim mật, bắp bò ngâm nước mắm, cá thu hồng đào, bê non ninh gừng, giò hon xôi trắng, canh hồng táo sen tươi...; thì người miền Nam chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà cũng có sự phối hợp hài hòa giữa các món ăn với nhau, giữa món khô và món nước, món thịt và các món rau. Có thể kể sơ qua như: gỏi gà luộc xé phay trộn rau răm, thịt heo kho tàu (kho bệu), bánh tét - củ cải ngâm nước mắm, thịt nguội - chả lụa - nem chua - lạp xưởng, củ kiệu - dưa hành - tôm khô, bánh hỏi - thịt heo quay, canh khổ qua, thịt heo luộc với rau sống bánh tráng, chả giò chiên, cá lóc kho tiêu nước dừa, giò heo nấu củ sen… Chưa kể các loại mứt dừa, mứt quả, bánh trái đủ màu sắc, đủ hình dáng, đủ mùi vị được bày biện thật đẹp mắt để "trước cúng, sau ăn" và tiếp đãi khách khứa trong ba ngày Tết.

Ý nghĩa thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Bánh tét là món không thể thiếu trong dịp tết Nguyên đán của người Việt. Ảnh: TẠ VĂN

Thấm thoát bao nhiêu cái Tết đã đi qua, nhưng trong ký ức của một người tóc đã pha sương như chúng tôi thì những cái Tết ở quê nội thuở xưa vẫn in đậm nỗi nhớ da diết, nhất là vào những thời khắc trời đất giao mùa. Nỗi háo hức mỗi dịp xuân sắp về, vừa được nghỉ học là chộn rộn cùng với cả nhà để chuẩn bị cho những ngày Tết đến. Hồi đó, mọi thứ trong nhà từ đồ ăn, thức uống cho đến các vật dụng trang trí nhà cửa đều tự làm lấy, không khí náo nhiệt của ngày Tết vì thế mà lan tỏa khắp thôn quê đến thành thị. Ba má tôi ngay từ đầu tháng chạp đã lấy phấn viết sau cánh cửa gỗ lim cả một "kế hoạch" chuẩn bị cho cả một "lộ trình" lo Tết. Từ rằm tháng chạp đã phải rục rịch lặt lá mai để cận Tết cưa sẵn vài nhánh mai rợp nụ mang vô bày trí trong nhà. Rồi ngày nào đi chợ lựa dưa hấu, lựa bưởi, lựa thịt heo làm chả lụa, thịt đông; bữa nào ra chợ hoa chở mấy chậu vạn thọ phủ kín bông chưng trước sân; hôm nào rửa cổng, chà hàng ba, quét mạng nhện, sơn lại cửa sắt, chùi bộ lư hương với cặp chưn đèn rồi mua cặp liễn đối treo hai bên cửa chính; lên cả "lịch" đi chợ cho mỗi ngày để mua đường, mua đậu, mua hột dưa, chọn trái cây làm mứt… và phân công mỗi đứa con: bẻ dừa, hái me, phơi khô, cắt củ kiệu…

Ngày 29 Tết, lúc trời bắt đầu tờ mờ sáng, ba tôi mang thúng nếp, rổ đậu xuống bờ sông đãi sạch chuẩn bị gói bánh tét thì tôi lon ton chạy theo anh ba tôi ra vườn tuốt lá chuối mang vô rửa sạch phơi sơ trong buổi nắng sáng còn se se rồi đi đào lỗ lò, gom củi khô sẵn bên nền nhà vựa lúa. Loay hoay chuẩn bị đủ thứ xong, cả nhà quây quần trên bộ ván ngựa gõ sau nhà bếp để gói bánh suốt từ trưa đến chiều. Đến khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, mặt trời khuất hẳn sau những rặng dừa xanh, gà đã lên chuồng thì ba tôi bắt đầu lôi chiếc đèn măng - sông lớn ra bơm dầu, thắp sáng cho má tôi và mấy chị sên mứt. Tôi thì theo ba ra "trực chiến" bên nồi bánh tét sôi ùng ục, nghi ngút khói, lăng xăng châm nước, thêm củi… Trời càng về khuya, cả nhà tụ lại trên tấm phản gõ kê sát bên hè vừa canh nồi bánh tét, vừa nghe ba má kể chuyện hồi xưa… Trong tiết trời se lạnh cuối năm, mùi thơm phưng phức tỏa ra từ nồi bánh tét như thổi vào lòng người hơi ấm, xua tan đi cái lạnh cuối Đông. Không biết tự lúc nào tôi đã ngủ lăn quay trong lòng má, đến khi những đòn bánh tét chín, ba tôi cõng tôi còn mê ngủ vô giường rồi quay ra vớt bánh treo trên chiếc đòn dài gác bên bếp. Tới lúc sáng bảnh mắt chui ra rửa mặt thay đồ thì ba má tôi cũng đã bày biện xong bàn thờ với đủ món mặn ngọt trên mâm…

Trong nhịp sống hối hả thời nay, Tết xưa đã đi qua một cách lặng lẽ nhưng những ký ức mà nó đọng lại trong tôi vẫn đong đầy và ngọt ngào như từng miếng dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng do chính ba tôi lựa, từng miếng mứt me, mứt khóm, mứt dừa tự tay má tôi làm… Nhớ về văn hóa ẩm thực ngày Tết, vốn là tìm về với một nét văn hóa đã ăn sâu vào tâm cảm mỗi người như một phần không thể mất trong tinh hoa văn hóa dân tộc.

TẠ VĂN