Xã hội có thể không cần nghề dạy học được không vì sao

Nghề giáo viên là nghề giáo dục tâm, trí, đức, đào tạo nên con người, được ví von như là nghề “trồng người”. Ngày nay, để xã hội luôn tồn tại, tiếp nối phát triển là nhờ ở giáo dục, nhờ những người làm nghề giáo viên. Bài viết này sẽ cho các bạn biết nghề giáo viên là gì? Và cũng cho mọi người thấy nghề giáo viên cần những tố chất, năng lực như thế nào thì mới có thể đào tạo ra được những còn ưu tú cho đất nước như vậy.

Tìm hiểu về nghề giáo viên

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.

Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo

Còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.

Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức thông thường mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học. Giáo viên phải có năng lực biết đổi mới phương pháp dạy học.

Hiện nay, bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.

Người giáo viên luôn phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.

Xã hội hiện nay đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường.

2. Nhiệm vụ và khả năng của nghề giáo viên

Vai trò của giáo viên có thể khác nhau giữa các nền văn hóa.

Giáo viên có thể cung cấp hướng dẫn một số các môn học về đọc viết và toán học, nghề thủ công hoặc đào tạo nghề, nghệ thuật, tôn giáo, công dân, vai trò cộng đồng, hoặc kỹ năng sống.

Các nhiệm vụ giảng dạy chính thức bao gồm việc chuẩn bị các bài học theo chương trình đã thỏa thuận, đưa ra các bài học và đánh giá tiến độ học tập của từng học sinh.

Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên có thể mở rộng ngoài việc giảng dạy chính thức. Bên ngoài lớp học, giáo viên có thể đi cùng với học sinh trong các chuyến đi thực địa, giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các chức năng của trường, và làm giám sát cho các hoạt động ngoại khóa. Trong một số hệ thống giáo dục, giáo viên có thể có trách nhiệm đối với việc kỷ luật của học sinh.

3. Các ngành của giáo viên

Giáo viên có thể có rất nhiều ngành dạy học cho học sinh:

Giáo viên Mầm non

Giáo viên Tiểu học

Giáo viên Trung học

Giáo viên Nghệ thuật

Giáo viên Thể dục

Giáo viên Khoa học Tự Nhiên

Giáo viên Xã hội và Nhân văn

Giáo viên Tiếng Anh

Giáo viên giáo dục đặc biệt

4. Am hiểu từng lĩnh vực học

Giáo viên Mầm non:

  • Cách chăm sóc và quản lý trẻ
  • Nấu ăn
  • Vệ sinh và môi trường

Giáo viên Tiểu học cần biết các chương trình học như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và địa lý, đạo đức, kỹ thuật

Giáo viên Nghệ thuật cần biết hai môn: Âm nhạc và Mỹ thuật

Giáo viên Thể dục cần biết: các kỹ thuật trong môn Thể dục và dụng cụ thể dục

Giáo viên Tiếng Anh môn học: Tiếng Anh

Giáo viên Trung học thì mỗi người dạy duy nhất một môn trong lĩnh vực mình dạy

Giáo viên Khoa học Tự Nhiên cần biết 4 môn: Toán-Lý-Hóa-Sinh

Giáo viên Xã hội và Nhân văn cần biết 4 môn: Văn-Sử-Địa-Anh

Giáo viên giáo dục đặc biệt giỏi nhất môn nào thì dạy học môn đó

5. Yêu cầu với giáo viên

Nhiệt tình với các môn học mình đã lựa chọn mà giảng dạy cho học sinh

Cần có nhiều kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết

Có khả năng truyền tải tri thức cho học sinh

Thích làm việc với học sinh

Kiên nhẫn và bình tĩnh khi làm việc với những học sinh có năng lực khác nhau và những học sinh dân tộc đến từ các nơi khác nhau

Chấp nhận quyền lợi và nhu cầu của tất cả các cá nhân

Sẵn sàng làm việc ngoài giờ lên lớp

Tình cảm nhẹ nhàng, chân thành với học sinh

Dù làm việc dưới tác động căng thẳng và gặp khó khăn n­hưng vẫn vượt qua.

Có nhân phẩm và đạo đức nên có của mỗi giáo viên

6. Các quyền lợi, chế độ của giáo viên

Hy vọng qua bài viết trên đây của hoatieu.vn các bạn đã hiểu thêm về nghề giáo viên là gì và các yêu cầu cần có của một người giáo viên.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Xã hội có thể không cần nghề dạy học được không vì sao
Tranh vẽ thầy giáo Nguyễn Tất Thành khi tham gia dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)

(Thanhuytphcm.vn) - Những người làm nghề dạy học khi khai hồ sơ cá nhân ở mục nghề nghiệp hẳn đều ghi là “giáo viên” bởi gần như mặc định “giáo viên” là định danh về mặt nghề nghiệp cho công việc đó, tương tự như bác sĩ, kỹ sư, công nhân, nhà báo… Tuy nhiên, suy cho cùng, dạy học và giáo viên không phải là những từ có nội hàm trùng khít nhau. Cũng như bác sĩ chưa hẳn là thầy thuốc, bởi tuy họ có nghề nghiệp là bác sĩ nhưng họ có thể không còn hành nghề đó hoặc đã chuyển sang làm công tác quản lý.

Nói về nghề giáo, người ta có khá nhiều từ để định danh: nghề “gõ đầu trẻ”, “bán cháo phổi”, “thầy giáo/cô giáo”, “kỹ sư tâm hồn”… Từ “giáo viên” nếu hiểu đơn giản ở góc độ chữ nghĩa có thể là “viên chức làm nghề giáo (nghề dạy học)” nhưng khi chuyển từ nghề dạy học sang giáo viên thì đã có sự khác biệt nhiều về ý nghĩa, về sự nhìn nhận.

Ta biết có nhiều người từng là nghề dạy học hoặc ít nhất là công việc dạy học (với tính chất chưa thường xuyên, chuyên sâu, gắn bó) nhưng chưa bao giờ ai gọi họ là giáo viên. Chẳng hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn là chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có thời gian dạy học tại Trường Dục Thanh (Phan Thiết); Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là thầy giáo dạy lịch sử tại một trường tư thục; học giả Nguyễn Hiến Lê từng làm nghề dạy học trong 3 năm (1950 – 1953), cả dạy tư lẫn dạy ở trường công. (Xin mở ngoặc nói thêm, ta cũng nên có chút phân biệt giáo viên là người dạy học ở bậc mầm non và phổ thông với giảng viên là người dạy học ở bậc đại học hoặc trên đại học. Khi gắn yếu tố định danh nghề nghiệp “viên” vào thì giáo viên hay giảng viên cũng được coi như một viên chức dạy học, chỉ khác ở chỗ họ dạy bậc nào thôi, chứ không khác về ý nghĩa và sự nhìn nhận).

Vậy sự khác biệt đó nên hiểu như thế nào?

Khi nói đến giáo viên là nói đến một loại chức nghiệp, để nhằm xếp hạng trong các thang bảng về mặt lương bổng, về mặt ngạch trật hơn là sự nhìn nhận về công việc, tính chất công việc hoặc phẩm cách nghề nghiệp. Khi muốn làm giáo viên phải có những tiêu chí theo quy định (chẳng hạn, có trình độ học vấn (bằng cấp) nhất định, các chứng chỉ kèm theo, được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng, có độ tuổi phù hợp…) nhưng còn làm nghề dạy học hoặc làm công việc dạy học thì không nhất thiết có những đòi hỏi đó. Người mới 15 tuổi cũng có thể làm công việc dạy học cho các em nhỏ hơn hoặc cho người học lớp thấp hơn, có trình độ thấp hơn. Người chưa từng qua trường lớp sư phạm, chưa đậu bằng cấp gì đáng kể vẫn có thể tự tổ chức lớp học theo điều kiện của mình (lớp dạy kèm, lớp tình thương…). Người đã nghỉ hưu vẫn có thể tổ chức lớp dạy kèm từng môn hoặc đứng lớp vỡ lòng cho trẻ em, cho người mù chữ…

Khi phân biệt ở khía cạnh đó, có người sẽ cho rằng nghề dạy học và giáo viên khác nhau ở chỗ… được trả lương. Xét cách gọi cũng có thể phần nào đúng. Giáo viên được nhận lương từ nhà trường (từ ngân sách nhà nước hoặc ngân sách của trường) và theo thang bậc, thâm niên cùng các mức cụ thể khác theo quy định hoặc theo thỏa thuận giữa trường và giáo viên. Người dạy học không phải là giáo viên có thể được trả thù lao (dạy kèm, dạy thêm…) hoặc không được trả thù lao (dạy học với tính chất là công việc xã hội), ít khi được gọi đó là lương.

Nhưng có lẽ sự khác nhau nhiều hơn cả là về sự thể hiện tình cảm, gắn bó, tư cách của nghề dạy học và nghề giáo viên. Xét nhiều mặt, nghề dạy học (hay công việc dạy học) đòi hỏi sự tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng người học, có sự chăm chút cho công việc của mình…, đồng thời thường thể hiện phong thái (tác phong), tư cách nhất định, ít nhiều được mặc định với công việc đó. Chẳng hạn, chúng ta thường nghe ai đó nói: “Ông ấy nhìn đứng đắn như một thầy giáo” chứ ít khi chúng ta nghe “Anh ấy chỉn chu như một giáo viên”. Hoặc khi đánh giá không tốt về một người, người ta có thể nói: “Cái ngữ ấy mà làm thầy bà gì?” chứ ít khi ta nghe: “Làm giáo viên ai lại làm vậy?”. Cho nên, nghề giáo viên thường được gắn với những phẩm chất nhất định về tri thức, về thái độ, về tình cảm, về đạo đức…, mà nếu thiếu những điều đó thì sẽ không được coi là nhà giáo hoặc không đủ sự nhìn nhận về một nhà giáo.

Xã hội có thể không cần nghề dạy học được không vì sao
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, tuyên dương các “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TPHCM” năm 2020. (Ảnh: Thanhuytphcm.vn)

Như vậy, một người thiếu tư cách làm thầy giáo (theo một chuẩn mực có tính quy ước của một xã hội nhất định) vẫn có thể là giáo viên nhưng sự tôn trọng của xã hội, của cộng đồng có thể không còn nguyên vẹn. Trái lại, giáo viên phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nhất định và nếu vi phạm có thể không tiếp tục làm giáo viên nữa (bị buộc thôi việc, chuyển sang làm công việc khác…) nhưng vẫn có thể làm công việc dạy học ở môi trường khác và không nhất thiết khi vi phạm tư cách về giáo viên thì bị xem nhẹ tư cách về nghề giáo. Thí dụ: có giáo viên phải nộp sáng kiến để bảo đảm các yêu cầu về thi đua; do không có sáng kiến hoặc có sáng kiến nhưng thực tế không có hiệu quả như mong muốn nên đã sao chép sáng kiến của người khác để nộp; khi bị phát hiện thì bị kỷ luật, đình chỉ công tác giảng dạy và chuyển sang làm giám thị. Như vậy, người này không còn là giáo viên và cũng không còn làm công việc dạy học trong trường; nhưng nếu người này vẫn tiếp tục công việc dạy thêm (ở trung tâm, dạy kèm ở nhà – gia sư…) thì vẫn làm công việc dạy học. Và nếu người này vẫn thể hiện tư cách tốt đẹp trong công việc dạy học đó thì vẫn được nhiều người tôn trọng dù rằng bản thân vi phạm quy định về giáo viên.

Tức là, khi một giáo viên không chỉ làm tròn trách nhiệm mà còn cao hơn các yêu cầu theo chức trách của mình thì sẽ đạt đến tiêu chí của nghề giáo, của người thầy. Người giáo viên dạy hết giờ, xong bài học, bảo đảm tiến độ theo chương trình, thực hiện đúng các quy định theo chức trách của mình…, là đã tròn vai giáo viên. Nhưng người đó dành thời gian, tâm sức, tình cảm để khích lệ những học sinh học chưa thật tốt vươn lên, giúp đỡ học sinh nghèo có thêm điều kiện học tập, gợi mở cho học sinh có tư chất nâng cao năng lực của mình, làm lan tỏa lý tưởng, lối sống đẹp đến với người học… thì có thể đã làm tốt vai người thầy, vai nhà giáo, vai người dạy học của mình.

Xã hội ta hiện nay có rất nhiều người đang thể hiện vai trò tuyệt vời trong nghề dạy học nhưng cũng có một số người đơn giản làm tròn vai của một giáo viên, thậm chí biến báo để được tròn vai chứ thực chất chưa thực hiện đúng và đầy đủ tư cách vốn có. Khi xã hội tôn trọng người thầy, đề cao nghề dạy học thì cũng có nghĩa là trân quý “người giáo viên nhân dân” với tính chất là thể hiện được tư cách, thái độ cao quý trong công việc dạy học của mình ở khía cạnh xem nghề dạy học là vì nhân dân, cho nhân dân, mang tính nhân dân. Còn nếu không, khi chỉ đơn giản là một công việc kiếm sống thì thật tiếc, có khi không chỉ cho chính bản thân người giáo viên đó mà còn cho những người học.

Nguyễn Minh Hải

Tin liên quan