Tại sao bác hồ không lấy vợ

Vì sao bác hồ không lấy vợTất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânTiếng anh thí điểmĐạo đứcTự nhiên và xã hộiKhoa họcLịch sử và Địa lýTiếng việtKhoa học tự nhiênHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệpHoạt động trải nghiệm sáng tạoÂm nhạcMỹ thuật

Tại sao bác hồ không lấy vợ

Tại sao bác hồ không lấy vợ

Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânTiếng anh thí điểmĐạo đứcTự nhiên và xã hộiKhoa họcLịch sử và Địa lýTiếng việtKhoa học tự nhiênHoạt động thưởng thức, hướng nghiệpHoạt động thưởng thức sáng tạoÂm nhạcMỹ thuật

Bác Hồ là chủ tịch của nước ta và cũng chính bác đã cứu đất nước chúng ta khỏi cảnh chiến tranh khốc liệt.Nhờ có bác mà chúng ta mới có cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay.Vì Bác bận việc nước nên ko thể lấy vợ đc.

Bạn đang đọc: Vì sao bác hồ không lấy vợ

Vì Bác Hồ bận ra đi tìm đường cứu nước, bận suy nghĩ những ý tưởng trong cuộc chiến với giặc ngoại xâm, vì Bác bị giam ở Trung Quốc,… bác dành trọn trái tim này cho cả nước VN mink, và để có hòa bình ngày hôm nay.

Bạn đang xem : Vì sao bác hồ không lấy vợ
tại vì bác Hồ đã dành trọn 30 năm buôn ba hải ngoại ra đi tìm đường cứu nước khỏi giặc Pháp và Mĩ nên bác đã dành trọn trái tim này cho nước Nước Ta mình và dữ độc lập nên bác không còn thời hạn để cưới vợ

Tại sao bác hồ không lấy vợ
like mình với
Bài 17. Đời sống kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống, thời Lý, Trần, Hồ ( thế kỉ X – đầu thế kỉ XV )A.HĐKĐ- Cho bt thông tin dưới đây gợi cho em liên hệ đến triều đại phon kiến nào trong lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa .- Nêu những hiểu bt của e về tình hình kih tế, văn hóa truyền thống của những triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ .Xem thêm : Nước Anh Tiếng Anh Là Gì ? Người Vương Quốc Anh Gọi Là GìB.HĐHTKT1. Tìm hiểu đời sống kinh tế tài chính thời Lý- Trình bày tình hình nông nghiệp dưới thời Lý, việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào ?- Nêu bước tăng trưởng mới của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý .- Cho bt vc thuyền buôn nhiều nước đến kinh doanh vs Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào .

CÁC BN GIÚP MINK VS CHIỀU NAY CẦN GẤP ĐỂ MINK ĐI HC THÊM R ^^

Xem thêm: COO là gì? Khác nhau COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO?

Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 2 0 SGK lớp 7 trang 28 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậpSGK lớp 7 trang 28Tại sao lại xảy ra ” Loạn 12 sứ quân ” ? Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 8 0 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậpTại sao Đinh Bộ Lĩnh người người thống nhất quốc gia ? Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 3 0 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậptại sao sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 2 0 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậpTại sao suy tín nhà Ngô suy giảm ? Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 1 0 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậpTại sao Ngô Quyền mất lại xảy ra loạn 12 xứ quân ? Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 4 0 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập1. Tại sao xảy ra ” Loạn 12 sứ quân ” ?2. Trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh so với nước ta trong buổi đầu độc lập .3. Vì sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhật được quốc gia ?Theng cừu những bạn Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 3 0

Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Tại sao sư cu goi la ” Loan 12 sư quân” ? Tinh trang nay đăt ra yêu câu gi ?

Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 1 0 Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậpCác nhà hàng hải châu Âu đã mua những mẫu sản phẩm gì ở châu Á ? Tại sao họ lại mua những loại sản phẩm đó ? Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 8

Lớp 7 Lịch sử Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lậpLoading …

Vì sao Bác Hồ không lấy vợ?

vì sao bác hồ không lấy vợ???

Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6) chúng ta cùng nhìn lại những tình cảm thiêng liêng, xúc động của Người dành cho gia đình để càng thêm kính phục con người vĩ đại ấy.

Bác Hồ gặp chị ruột

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lần đầu tiên thấy ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà con, họ hàng bên nội ở làng Kim Liên, bên ngoại ở làng Hoàng Trù thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An nửa tin nửa ngờ, “Phải chăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Sinh Cung?”.

Để hiểu rõ sự thật, bà con cử bà Thanh tên thật là Nguyễn Thị Bạch Liên ra Hà Nội vào khoảng tháng 10/1945.

Bà Thanh mang theo hai con vịt và hai chục trứng gà cho em trai nếu đúng là Nguyễn Sinh Cung. Bà ra Hà Nội, đến 12 Ngô Quyền, Bắc bộ Phủ.

Người lính gác bước đến hỏi:

– Bà cần gặp ai?

– Tôi là chị ruột của Cụ Hồ. Tôi ra thăm Cụ một lát.

Người lính gác báo cáo với đồng chí Vũ Đình Huỳnh, lúc này là thư ký của Bác.

Đồng chí Vũ Đình Huỳnh lên gặp Bác. Lúc này Bác đang bàn với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Hữu Nam và ông Hoàng Minh Giám về việc bọn Lư Hán, Tiêu Văn đòi gặp Hồ Chí Minh.

Đồng chí Vũ Đình Huỳnh đến bên Bác, thưa với Bác: “Bà Thanh ở Nghệ An ra thăm Bác. Cháu đã đón bà vào phòng khách”.

Nghe tin, mắt Bác Hồ ngấn lệ, hai tay níu chặt lấy chiếc bàn nhỏ. Các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Hữu Nam và ông Hoàng Minh Giám rất thông cảm với Bác và chia sẻ nỗi niềm xúc động bất ngờ của Bác. Sau giây lát, Bác điềm đạm dặn đồng chí Vũ Đình Huỳnh:

– Bốn chục năm rồi, bây giờ chị em mới có điều kiện gặp lại. Tôi nhớ chị tôi, nhưng phải nén nhịn. Tôi gặp chị tôi tại đây ngay bây giờ e có điều bất lợi cho công việc chung. Chú Huỳnh xuống gặp chị tôi. Chú nói cách nào để chị tôi thông cảm được tình thế ngặt nghèo này. Rồi chú đưa chị tôi về nhà chú Đặng. Gia đình chú Đặng với gia đình tôi vốn có tình thân thiết từ lâu ở Nghệ An. Chị tôi ở đó sẽ thân thuộc như ở nhà. Tôi sẽ về đó, chị em gặp nhau sẽ hàn huyên được nhiều.

Đồng chí Vũ Đình Huỳnh trở lại phòng khách. Bà Thanh nhìn ra cửa sổ, có ý chờ Bác Hồ.

Đồng chí Vũ Đình Huỳnh rót nước mời bà Thanh, để rồi thưa chuyện với bà, nhưng bà hỏi ngay:

– Ông Hồ đi vắng à?

– Dạ, thưa bà, Bác Hồ còn đang dở một công việc hệ trọng. Bác giao trọng trách cho cháu đưa bà về nghỉ ngơi tại gia đình giáo sư Đặng Thai Mai. Bác Hồ sẽ về gặp bà tại đó.

Đồng chí Vũ Đình Huỳnh chưa nói xong, bà Thanh đứng phắt dậy, sải bước đến góc phòng, xách lồng vịt lên, nghiêm giọng:

– Tôi trở về Nghệ An đây. Ông lên nói với ông Hồ là tôi không ngờ đứa em trai Nguyễn Tất Thành của tôi hơn bốn chục năm về trước, hiếu với cha mẹ, thảo hiền với chị với anh trong nhà, kính thầy, yêu bạn, thế mà bây giờ ông là Chủ tịch nước, đã quan dân lễ cách ngay cả với chị gái của mình. Hẹn gặp chị ở chỗ khác vì sợ chị rách rưới, sợ gặp chị ở nơi quyền cao chức trọng này sẽ xấu hổ cho ông chăng?

Đợi bà Thanh nói xong, đồng chí Vũ Đình Huỳnh đến bên bà thì thầm:

– Thưa bà! Được tin bà ra thăm, Bác Hồ mừng đến nỗi chảy cả nước mắt. Bác Hồ muốn chạy xuống ngay gặp bà. Nhưng Bác Hồ phải níu chặt tay vào chiếc bàn nhỏ để nén chịu nỗi nhớ nhung. Vì hiện giờ chính quyền cách mạng còn trứng nước, mà thù trong giặc ngoài lại như kiến cỏ. Chúng đang cố truy tìm ra tung tích Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không? Vì lẽ đó…

Đồng chí Vũ Đình Huỳnh chưa kịp nói hết câu thì bà Thanh đặt lồng vịt xuống, nắm cánh tay đồng chí Huỳnh, mắt ngấn lệ:

– À, vậy tôi hiểu rồi. Vì việc lớn, đã vì nghĩa lớn mà bấy lâu nay xa cách, gác lại tình riêng… chị em tôi… Thôi, chú đưa tôi về nhà ông Đặng đi. Thân sinh ông Đặng và thân sinh của tôi vốn là bạn đèn sách, cùng hàng Phó bảng triều Thành Thái mà…

Vào buổi trưa cùng ngày, Bác Hồ đến gặp chị.

Bà Thanh ngoảnh mặt vào tường, không ra đón. Bà nghe rõ từng bước chân của người em nhưng vì giận dỗi, bà vẫn không chịu quay mặt ra đón em.

Bác Hồ ngồi khẽ khàng xuống bên mép giường, sát người chị. Hai bàn tay Bác ấp lên vai người chị.

– Chị ơi! Chị nỡ nào giận dỗi với em.

Bà Thanh òa khóc, bà quay ra ôm chặt lấy em. Nhìn em đã hóa ra một ông già tóc muối tiêu, râu lưa thưa dài lòa xòa trước ngực. Bà Thanh càng khóc. Bác Hồ cũng khóc.

Bao nhiêu điều dự định than thở với em sau gần 40 năm xa cách bỗng bay biến mất.

Bác Hồ đứng lên dìu chị ra phòng khách. Hai chị em mừng mừng tủi tủi. Cuộc hàn huyên dồn nén trong 40 năm nay chỉ nói được với nhau ngót một tiếng đồng hồ đã phải chia tay vì trăm công nghìn việc hệ trọng đang chờ Bác.

Bà Thanh chuẩn bị về quê. Do quá bận rộn công việc Bác phải nhờ người đi mua mấy mét vải lãnh để biếu chị may áo.

Theo đồng chí Hoàng Tùng, khi Bác đi Liễu Châu gặp đồng chí Chu Ân Lai, ở quê bà Thanh qua đời. Nhận được điện từ Khu Bốn đánh ra, Bác lại đi vắng, các đồng chí ở nhà lúng túng, không biết giải quyết ra sao. Khi Bác về, đồng chí Hoàng Tùng báo cáo sự việc kể trên với Bác. Bác hỏi:

– Thế các chú có nhân danh Bác điện vào chia buồn và xin lỗi gia đình và địa phương là Bác bận việc không về được không?

– Thưa Bác, không ạ.

– Thế thì các chú ngốc quá!

Bác Hồ gặp anh ruột

Ông cả Khiêm ra thăm em vào tháng 11/1946 ở Bắc bộ Phủ sau gần 40 năm xa cách. Khi gặp Bác Hồ, ông cả Khiêm gọi rất to:

– Chú Coong! Chú Coong! Chú có khỏe không? Chị Thanh về có nói chuyện bảo chú gầy lắm, công việc bận suốt ngày.

Nói rồi ông cả Khiêm mở chiếc va-li đan bằng sợi mây cũ kỹ, lấy mấy quả cam Xã Đoài cho em.

Bác Hồ đỡ lấy cam, cảm động rơm rớm nước mắt. Nỗi nhớ họ hàng, quê hương trào dâng, Bác Hồ đọc luôn mấy câu ca dao:

“Quê ta ngọt mía Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài
Ai về ai nhớ chăng ai
Tan như dầu đượm
thắp hoài năm canh”

Rồi Bác đọc tiếp:

“Chốc đà mấy chục năm trời
Còn non còn nước,
còn người hôm nay”

Ông cả Khiêm đáp lại:

“Thỏa lòng mong ước hôm nay
Nước non rợp bóng cờ bay đón Người”

Ngày 9/11/1950, vừa đi chiến dịch về nhận được tin ông cả Khiêm mất, Bác Hồ chỉ gửi điện về nhà: “Gửi họ Nguyễn Sinh:

Nghe tin Anh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc Anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc Anh tạ thế tôi không thể lo liệu.

Than ôi! Tôi xin chịu tội bất lễ trước linh hồn Anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước.

Hồ Chí Minh”

Chuyện vợ con và những mối tình

Trong kháng chiến chống Pháp, những lúc sum họp cùng anh em đón Tết, Bác Hồ thường hỏi anh em chuyện gia đình, vợ con. Nhân đó, Bác cũng bộc lộ điều thầm kín của lòng mình. Bác nói, những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, Bác đi đến đâu cũng có đôi ba bạn gái để mắt đến Bác và cũng có người muốn chung sống với Bác. Bác cũng là một con người bình thường, chưa có vợ thì có quyền lấy vợ. Nhưng sở dĩ Bác chưa lấy vợ là vì thời kỳ đó xa nhà, xa quê, xa nước. Bác ra đi làm cách mạng để giải phóng Tổ quốc khỏi ách phong kiến, đế quốc, giải phóng đồng bào khỏi ách nô lệ cho nên Bác phải hết lòng, phải hết sức bí mật, phải giữ kín mình để che mắt địch thì mới hoạt động được. Mà đã lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, làm cha, như vậy thế nào mật thám Pháp cũng phát hiện ra và bị bắt.

Những năm tháng Bác sống ở Pháp, nhiều bạn bè Pháp như PV. Couturier và M.Moutet cũng khuyên Bác nên lấy vợ cho chắc chân mà hoạt động, nhưng Bác không thể thực hiện được lời khuyên của bạn bè cũng vì lý do kể trên.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị, Mặt trận, Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng gợi ý Bác về chuyện lập gia đình và giới thiệu người để Bác hỏi làm vợ. Nhưng Bác nghĩ, trong lúc nước sôi lửa bỏng, cả nước đang dốc lòng kháng chiến chống Pháp, toàn dân, toàn quân hướng về Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy vợ thì người ta sẽ suy nghĩ thế nào và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết tâm kháng chiến thắng lợi. Chính vì thế, Bác không lấy vợ.

Hòa bình lập lại trên miền Bắc, Bác cùng Trung ương Đảng và Chính phủ bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, sau đó lại chỉ đạo nhân dân miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ – Diệm. Bác không còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện vợ con. Hơn nữa, lúc đó tuổi Bác cũng đã cao, còn chút trí tuệ, sức lực nào là Bác muốn tập trung cho cách mạng, cho xây dựng miền Bắc, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam để Bắc Nam chóng sum họp một nhà.

Trước khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ở chiến khu Việt Bắc, Bác nói rất thật lòng với một sĩ quan Mỹ khi hỏi Bác về chuyện vợ con: “Khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, nên không dám tính đến chuyện gia đình. Trước khi tôi đi ra nước ngoài, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi. Nhưng tôi phải dừng lại câu chuyện yêu đương vì còn nhiệm vụ. Sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái ấy đi đâu, ở đâu, còn hay mất”.

Bà J. Stenson, người Mỹ, chuyên nghiên cứu lịch sử Việt Nam, rất quan tâm tìm hiểu mối tình “đơn phương” của những người con gái nước ngoài với Bác khi Bác hoạt động ở Pháp, ở Nga, ở Trung Quốc. Theo bà J. Stenson thì ở Pháp, bà Laret rất yêu Nguyễn Ái Quốc, theo đuổi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm. Trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi bên nhau trên bờ sông Xen, bà Laret tỏ tình với Bác. Nhưng Bác không mềm lòng vì còn nhiệm vụ lớn lao. Khi bà Laret qua đời, bà để lại cuốn nhật ký viết về tình yêu của bà với Nguyễn Ái Quốc. Bà J. Stenson đã đến Pháp, gặp con gái bà Laret và xin được đọc cuốn nhật ký của bà. Con gái bà Laret nói với bà J. Stenson: “Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc”.

Bà J. Stenson đã sang Nga và được biết một cô gái Nga rất yêu Nguyễn Ái Quốc, yêu đến mức bà ta thề không lấy được Nguyễn Ái Quốc thì ở vậy suốt đời.

Bà J. Stenson còn viết rằng, ở Trung Quốc, có nhà sử học tung tin Nguyễn Ái Quốc đã lấy vợ khi hoạt động ở Trung Quốc, đó là Lý Phương Liên (bí danh) thư ký của Đông Phương bộ Cục Phương Nam.

Bà J. Stenson viết, tôi đã đi Quảng Châu, Trung Quốc để tìm hiểu chuyện này. Thực tiễn cuộc sống có những chuyện nhìn thấy tận mắt nhưng chưa hẳn đã là sự thật. Khi ông Phạm Văn Đồng cùng với một số người trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên sang dự một khóa học chính trị, ở số nhà 13/1 đường Văn Minh, cũng tưởng Phương Liên là vợ của Lý Thụy, sau mới biết sự thật là Lý Thụy giả kết hôn với Lý Phương Liên để che mắt mật thám.

Cuối cùng, bà J. Stenson viết: “Sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân Người đi qua, gặp lại những người đã biết về Người và đi đến kết luận rằng, Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên rất đẹp trai cho nên hiện giờ tôi cứ mơ ước về Người. Nếu tôi cùng thời thì dứt khoát tôi phải trở thành người tình của Người. Người không chấp nhận, tôi cũng theo đuổi cho bằng được”.

Một buổi chiều tháng Giêng năm 1959, Bác mời bà Giôlana Gôvốttơrôn, vợ Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Đức đến thăm nhà sàn của Bác.

Tại chân cầu thang lên nhà sàn, Bác chỉ ao cá trước nhà, chỉ những khóm cây xanh, tươi cười bảo:

– Đây là cơ ngơi của tôi. Mời thím lên nhà.

Trong câu chuyện thân tình, bà Giôlana hỏi Bác:

– Thưa Bác, vì sao Bác không lập gia đình?

Bác cười bảo:

– Thím ạ! Tôi không còn thì giờ để nghĩ đến chuyện riêng nữa. Tôi phải sống vì dân tộc tôi. Cả đất nước Việt Nam này là gia đình tôi.

Tháng 2-1960, Bác nhận được bức thư của chị Êkatêrina Iôxidôpna gửi cho “vợ Bác Hồ” vì chị tưởng Bác Hồ cũng có vợ như mọi người. Ngày 25-2-1960, Bác viết thư trả lời chị:

“Đồng chí thân mến!

Tôi chân thành cảm ơn đồng chí về bức thư đồng chí gửi cho “vợ tôi”. Hiện nay, tôi rất tiếc là không thể nào chuyển cho bà ấy được. Vì tôi chưa biết bà ấy là ai. Bởi lẽ, lý do rất đơn giản là tôi chưa có gia đình. Tôi đã chuyển thư của đồng chí đến các đồng chí của chúng tôi ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”.

(Theo Nguyễn Văn Ân)

Nguyễn Hải Phú
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 414