Của người phúc ta nghĩa là gì

VNTN – Những ai quan tâm đến chữ nghĩa hẳn đều biết Từ thiện thuộc nhóm từ thuần Hán bao gồm Từ có nghĩa là thương yêu (như trong nhân từ, hiền từ) và Thiện nghĩa là tốt lành. Như vậy, làm từ thiện là làm việc tốt vì lòng thương yêu con người, “thương người như thể thương thân”. Hoạt động này thường được thông qua dưới nhiều hình thức như hiến tặng tiền bạc, vật phẩm, chăm sóc y tế…. Từ thiện có thể là việc làm của cá nhân, của tập thể hoặc của cả một cộng đồng.

Nói thế để khẳng định rằng làm từ thiện trước hết và chủ yếu xuất phát từ tình thương đồng loại, với mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ những người hoạn nạn trong những hoàn cảnh do bão lụt, hỏa hoạn, thiên tai nghiêm trọng, gia cảnh éo le… Dĩ nhiên, với động cơ hoàn toàn trong sáng, người làm từ thiện thường lặng lẽ, không cần đối tượng nhận biết mình tên gì, ở đâu, địa vị xã hội thế nào, từ chối ghi âm ghi hình, từ chối chụp ảnh đăng báo… Nếu là số đông thì khâu trung gian chỉ là chính quyền sở tại và Hội Chữ thập đỏ cung cấp danh sách cụ thể và chính xác.

Trong xã hội ta, người làm từ thiện thường có hoàn cảnh thuận lợi hơn cả về đời sống kinh tế lẫn tinh thần. Tuy vậy, có không hiếm người còn chật vật mưu sinh nhưng vẫn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những ai còn khó khăn hơn mình và họ không muốn phần đóng góp của mình bị thất thoát, rơi vãi – nhất là trong khi ở đâu đó, người ta còn ăn chặn cả tiền cứu trợ, gạo cứu đói (!). Cho nên, không có gì lạ khi thấy dù là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, người làm từ thiện vẫn muốn tự mình trao tận tay đúng người đúng chỗ chứ không qua bất kỳ khâu trung gian nào.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải nói đến một thực tế là, phần lớn hoạt động từ thiện của cộng đồng dân cư thường sôi nổi sau khi có lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc, của Hội Chữ thập đỏ hay của cấp chính quyền nào đó và chủ yếu là “quy ra tiền”. Ngoài ra, cũng đã có không ít các trường hợp được thể hiện bằng vật chất như lương thực, thuốc men, dụng cụ gia đình, nhu vật phẩm thiết yếu… Tiếc rằng từ thiện mà cũng không tránh được bệnh hình thức, đúng như nhà văn Hoàng Minh Tường đã viết ở trang 248 trong tập bút ký “Bạn văn ngoài vùng phủ sóng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 2011 ), nguyên văn như sau: “Tôi đã thấy không ít các đoàn cứu trợ của các cơ quan, đoàn thể. Họ đi từng đoàn dài, xe lớn, xe con lũ lượt, nhiều khi còn trống dong cờ mở, băng rôn đỏ chói. Đến nơi bị thiên tai, làm thủ tục chuyển giao cho lãnh đạo địa phương rồi phát biểu, quay camera, ghi hình, viết lưu niệm…. Sau đó kéo nhau về huyện, về tỉnh dự chiêu đãi, chủ – khách nâng cốc, chúc tụng, cảm ơn. Nhiều khi khách ba chủ nhà bảy. Mang cho nguời hoạn nạn một thì tiền xăng xe, ăn nghỉ nhà nước phải chi gấp ba… Kính chẳng bõ phiền”

Chính vì những chuyện “kính chẳng bõ phiền” mà đã có các ý kiến cho rằng, các cơ quan, tổ chức đoàn thể mà cũng “chơi ngông” như thế thì cũng chẳng nên nặng lời với một vài cá nhân nào đó đã làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi, mà nói theo ngôn ngữ thời thượng là để PR.

Hẳn ai cũng biết cuộc sống luôn có những rủi ro, bất trắc mà chúng ta phải hứng chịu vì bất khả kháng, nhưng cũng vì đó mới cần đến những việc làm từ thiện. Tuy nhiên, hoạt động từ thiện chỉ làm cho xã hội tốt đẹp hơn nếu không có chuyện “của người phúc ta”, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, càng không có chuyện dửng dưng trước nỗi đau của người khác để…vui vẻ tiệc tùng.

Thái Văn

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

của người phúc ta tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ của người phúc ta trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ của người phúc ta trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ của người phúc ta nghĩa là gì.


  • Tiêu Tương Tiếng Việt là gì?
  • tuyệt nhiên Tiếng Việt là gì?
  • đảo ngói Tiếng Việt là gì?
  • Tuyên Thạnh Tiếng Việt là gì?
  • tươi tỉnh Tiếng Việt là gì?
  • Thường Châu Tiếng Việt là gì?
  • sa lệch Tiếng Việt là gì?
  • quái lạ Tiếng Việt là gì?
  • Yên Thế Tiếng Việt là gì?
  • cũng vầy Tiếng Việt là gì?
  • làm việc Tiếng Việt là gì?
  • Không đội chung trời Tiếng Việt là gì?
  • phiền toái Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của của người phúc ta trong Tiếng Việt

của người phúc ta có nghĩa là: Nhờ ơn ai.

Đây là cách dùng của người phúc ta Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ của người phúc ta là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Skip to content

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Của người phúc ta là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa Của người phúc ta:

  • Của người có nghĩa là lấy tiền của thiên hạ, của người khác.
  • Phúc ta có nghĩa là tạo phúc đức cho bản thân mình.

Của người phúc ta nghĩa là gì

Của người phúc ta có nghĩa là ám chỉ việc lấy của cải – tiền bạc – vật chất người khác đi làm từ thiện nhưng lấy tên của mình để tạo phúc đức cho bản thân, giống như việc mượn hoa cúng phật vậy từ đó tạo được lòng tin của người khác tin tưởng vào mình từ đó có tiếng tăm, tiếng thơm đồn xa rồi danh tiếng lẫy lừng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo, được nhiều người mến mộ. Nhưng thật sự ngay từ đầu là tiền bạc của những NHT – MTQ là cốt lõi.

Vậy nên khi muốn làm từ thiện hay đích thân đi làm hoặc gửi vào các cơ quan bảo trợ của nhà nước như hội phật tử – hội chữ thập đỏ để làm đừng tin tưởng cá nhân nào cả vì đôi khi họ thấy tiền mờ mắt mà tham lam trục lợi cho bản thân.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Của người phúc ta:

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Của người phúc ta là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Của người phúc ta nghĩa là gì

Bài viết được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau từ mơ thấy tiền bạc, nhẫn vàng, vòng vàng, vay nợ ngân hàng, cho đến các loại bệnh như cảm cúm, ung thư, đau nhức xương khớp nói riêng hay các loại bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe nói chung (như bệnh trĩ nội - trĩ ngoại, viêm loét tiêu hóa, bệnh đau đầu - thần kinh). Những giấc mơ - chiêm bao thấy bác sĩ - phòng khám bác sĩ hay phẫu thuật..... Nếu có thắc mắc hay sai sót gì hãy liên hệ qua email để được giải đáp.

error: Content is protected !!

Của người phúc ta nghĩa là gì

Hướng dẫn

Nghĩa bóng: Ban phát hay sử dụng tiền bạc, đồ vật của người khác để lấy ơn cho mình. Câu gần nghĩa: Lấy xôi làng đãi ăn mày.

Chuyện kể:

Xưa có ông Đa và bà Mít, hai người cùng xóm với nhau và cả hai cùng sính Phật. Nhưng ông Đa thì chăm siêng lễ bái, tuần nào tiết ấy lên chùa đều đặn, còn bà Mít khi thì mải công việc ruộng vườn, khi thì ở nhà khuyên con giữ cháu, vì vậy không mấy khi đi lễ Phật được. Vậy nên, cứ ngày rằm, mồng một, bà Mít gửi tiền gạo cho ông Đa đem đi cúng vái hộ. Lúc đầu, ông Đa còn khấn minh bạch là của bà Mít gửi cúng. Nhưng sau nghĩ rằng “Giời Bụt biết đấy là đâu” nên ông bèn nhận cả là của mình, rồi tiện mồm khấn rằng: “Con có chút vật nhỏ mọn tự mình làm ra, mong Trời Phật phù hộ độ trì, làm phúc cho con”.

Quan Nam Tào, Bắc Đẩu, ông thì cầm nghiên, ông thì cầm bút thấy ông Đa khấn thế nào thì cứ tiện mà biên thế ấy.

Đến khi ông Đa, bà Mít cùng trăm tuổi về cõi Phật, Phật tra sổ thấy bà Mít chỉ cúng có vài ba tuần, còn thì là của ông Đa cả. Phật nghi ngờ, hỏi quỷ thần. Quỷ thần xem sổ rồi điều tra ra tiền gạo của nả là của bà Mít, mà ông Đa nhận là của mình.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Thấy sự dối trá, Phật phê: “Của người phúc ta”, rồi phạt ông Đa hóa kiếp làm cây đa đứng ở đầu ngõ chùa, sinh ra cái lá đa để thí cháo cho chúng sinh. Còn bà Mít thì được hóa thành cây mít ở trong vườn chùa, lá dùng để in oản, gỗ dùng để tạc tượng.

Của người phúc ta nói rộng ra là dùng tiền bạc, của nả của người khác mà đem dâng hiến, tặng cho người khác cốt để làm lợi cho mình. Suy ra thì đời nào cũng vậy, người ta dùng tiền bạc của công vung tay bố thí, tặng biếu cho kẻ khác thản nhiên như của mình để tỏ lòng tốt, hòng thu lợi cho mình, đó gọi là “tiền chùa”. Ngược lại với câu này là “Của ai phúc nấy”.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn

Theo Vanmauvietnam.com