Đơn xin việc xác nhận ở đâu

Trước khi đi xin việc ở bất kì một vị trí công việc nào đó thì bắt buộc bạn phải công chứng hồ sơ xin việc hình thức này nhằm chứng thực thông tin. Nếu hồ sơ được chuẩn bị kỹ càng và được công chứng đầy đủ sẽ giúp bạn tìm việc nhanh hơn khi được yêu cầu bạn mới bắt đầu đi làm. Vậy hồ sơ xin việc cần được xác nhận ở đâu? Bài viết công chứng hồ sơ xin việc ở đâu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Việc làm Luật - Pháp lý

1. Công chứng sơ yếu lý lịch những điều bạn cần biết

Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị xong hết tất cả các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ bạn cần đảm bảo các loại giấy tờ đó đã được công chứng. Vậy công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Có thể nói nhu cầu công chứng hồ sơ xin việc ở mọi nơi đều rất lớn, chính vì vậy vấn đề công chứng hồ sơ xin việc ở đâu luôn nhận được sự quan tâm từ nhiều người.

Bắt buộc khi bạn đi công chứng hồ sơ xin việc bạn cần phải đến những nơi có thẩm quyền để đóng dấu và xin công chứng.

Công chứng sơ yếu lý lịch là công chứng viên sẽ dùng dấu đỏ có thẩm quyền để chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các loại giấy tờ, thông tin có trong văn bản.

Trong trường hợp nội dung các loại giấy tờ trong sơ yếu lý lịch liên quan đến thông tin hộ tịch, nhân thân… thuộc thẩm quyền của nhà nước thì bắt buộc bạn phải đến ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú để lấy chứng nhận xác thực.

Còn trong trường hợp, sơ yếu lý lịch chỉ là đơn thuần là sao từ bản chính sang và bạn cần lấy chứng thực trên bản sao đó; thì bạn có thể đến bất kì ủy ban nhân dân cấp xã nào vẫn có thể xin chứng nhận xác thực được; không bắt buộc phải đến ủy ban nhân dân cấp xã bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại đó.

Trong bộ hồ sơ xin việc bao gồm các loại giấy như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao), giấy khai sinh (bản sao), bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ liên quan vậy những giấy tờ này thì chứng thực ra sao.

>>> Xem thêm: Truy cập ngay để tìm việc làm tại Vĩnh Phúc và lựa chọn công việc phù hợp nhất với bạn

Việc chứng thực các giấy tờ trên rất đơn giản, bạn có thể chứng thực ở bất kỳ Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã nào trên lãnh thổ Việt Nam và được pháp luật quy định như sau:

Theo điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ- CP đối với chứng thực chữ ký cho các trường hợp về sơ yếu lý lịch, đơn xin việc từ bản sao thì sẽ được thực hiện như sau:

1.Người có nhu cầu và muốn chứng thực chữ ký phải xuất trình những loại giấy tờ như sau:

Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu chính chủ còn có giá trị sử dụng hoặc có thể xuất trình giấy khai sinh bản chính, bản sao đã có chứng thực của chính quyền địa phương nơi bạn đăng ký địa chỉ thường trú.

Xuất trình những loại giấy tờ, văn bản sẽ ký.

Xem Thêm: Hồ sơ xin việc dán hình ở đâu

2. Theo nghị định 23 quy định những người có nhu cầu chứng thực bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu người muốn chứng thực cần phải xuất trình những loại giấy tờ như sau:

Người muốn chứng thực phải xuất trình các bản gốc để đối chiếu, sau đó người chứng thực mới có thể chứng thực vào bản sao. Có nghĩa là nếu bạn muốn chứng thực CMND hay sổ hộ khẩu thì buộc bạn phải có bản gốc mới chứng thực được bản sao.

Xem Thêm: Hồ sơ xin việc làm thêm

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

2. Những ai có thẩm quyền chứng thực?

  • Các phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
  • Các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Đối với việc công chứng hồ sơ xin việc không quá khó khăn như bạn nghĩ, chỉ cần bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc có đầy đủ giấy tờ đã nêu ở trên và đến ủy ban xã, huyện nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gần nhất với nơi bạn sinh sống (trong trường hợp này bạn phải cầm theo các giấy tờ bản gốc) thì có thể chứng thực và hoàn thiện bộ hồ sơ.

>>> Bạn cũng có thể sử dụng các mẫu: bìa hồ sơ được thiết kế đẹp mắt, chuyên nghiệp cho bộ hồ sơ xin việc của mình và tải về miễn phí chỉ với một vào thao tác. 

Hi vọng, với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?”. Chúc các bạn sớm tìm được một công việc phù hợp với bản thân.

Mục lục bài viết

  • 1. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất
  • 2. Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm
  • 3. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm:
  • 4. Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:
  • 5. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm là biểu mẫu được sử dụng để chứng minh nhân thân, không vi phạm pháp luật, do cơ quan công an tại địa phương nơi bạn cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú) xác nhận.

Hiện nay, nhiều đơn vị lao động yêu cầu người lao động khi đi xin việc phải có giấy xác nhận hạnh kiểm để thuận tiện cho việc quản lý thân nhân của người lao động, đảm bảo an ninh trật tự trong môi trường làm việc. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương để đi làm mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp tùy từng trường hợp cụ thể. Về cơ bản mục đích của giấy xác nhận hạnh kiểm và phiếu lý lịch tư pháp là giống nhau, cho nên đối với những cá nhân được yêu cầu thì các bạn có thể tự thương lượng và thỏa thuận với nơi yêu cầu để có thể làm phiếu lý lịch tư pháp thay vì mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm.

Giấy xác nhận hạnh kiểm tất nhiên phải có chứng thực của địa phương thì mới có giá trị. Thông thường, công an xã sẽ là nơi quản lý hồ sơ, lý lịch của bạn vì thế sau khi điền đầy đủ những thông tin cần thiết này vào văn bản bạn có thể mang hồ sơ tới bộ phận tiếp nhận hồ sơ và cầm phiếu hẹn, đến ngày hẹn thì lên nhận hồ sơ về. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm phải có chữ ký cũng như dấu đỏ của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì mới được chấp nhận.

Luật Minh Khuê xin gửi bạn Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm để bạn có thể tham khảo:

1. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất

>> Tải ngay: Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------

GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:

Công an Phường (Xã): ...

Quận (Huyện): ...

Tôi đứng tên dưới đây là :...

Ngày, tháng, năm sinh :...

Nơi sinh :...

Quê quán :... Dân tộc :...

Địa chỉ thường trú: ...

Địa chỉ tạm trú :...

Số CMND / Hộ chiếu :...

Cấp ngày :... Tại :...

Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương ...

Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty ...

Ngày... tháng...năm 200...

Xác nhận của địa phương

Kính đơn

2. Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm

Trên thực tế nhiều vùng miền thường gọi mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm là mẫu giấy xin xác nhận hành kiểm, bản chất hai mẫu này là một nhưng tên gọi thông dùng thì có khác nhau.

>> Tải ngay: Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------------

ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:

Công an Phường (Xã): ...

Quận (Huyện): ...

Tôi tên là: ...

Ngày, tháng, năm sinh: ...

Nơi sinh: ...

Nguyên quán: ... Dân tộc: ...

Địa chỉ thường trú: ...

Địa chỉ tạm trú: ...

Số CMND/Hộ chiếu: ... Cấp ngày: ... Tại: ...

Kính mong Công an phường (xã) xác nhận về hạnh kiểm của tôi: từ trước đến nay bản thân tôi không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, cũng như không có vi phạm về an ninh trật tự tại địa phương.

Lý do để bổ túc hồ sơ: xin việc làm.

..., ngày...tháng...năm...
Xác nhận của công an
Phường (Xã): ...Quận (Huyện): ...
Kính đơn

3. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm:

Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an địa phương. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ theo hướng dẫn phía dưới thì hồ sơ gửi lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.

Luật lý lịch tư pháp, hiện nay pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương để đi làm mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Theo quy định tại điều 44 Luật lý lịch tư pháp quy định thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm các cơ quan sau:

“1.Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

a. Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

a. Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b. Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c. Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”

* Thời hạn giải quyết

– Không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

– Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.

Như vậy, đối chiếu với thông tin bạn cung cấp cho thấy công an phường không có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn mà phải là Sở tư pháp nơi bạn thường trú.

* Hồ sơ gồm:

– Đơn xin xác nhận hạnh kiểm (theo mẫu);

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

– Sổ hộ khẩu.

4. Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:

– Kính gửi: Ghi tên công an của phường (xã) và quận (huyện) nơi bạn đang sinh sống.

– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.

– Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.

– Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.

– Nguyên quán: Quê hương của bạn.

– Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.

– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.

– Địa chỉ tạm trú: Địa chỉ người làm đơn đang ở để sinh sống và làm việc hiện tại.

– Số CMND/ Hộ chiếu:……………….Cấp ngày:…………….Tại:…………: Ghi đầy đủ và chính xác tên số CMND, ngày và nơi cấp.

– Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.

5. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

- Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp (số 1, số 2):

+ Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu);

+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.

+ Ngoài ra, người yêu cầu cấp PLLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Lưu ý: Cá nhân có thể ủy quyền yêu cầu cấp PLLTP số 1 (việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và bản sao chứng minh nhân dân (kèm bản chính để đối chiếu) của người được ủy quyền. Trường hợp người yêu cầu cấp PLLTP là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.

Cá nhân yêu cầu cấp PLLTP số 2 không được ủy quyền cho người khác.

- Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:

+ Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

+ Sở Tư pháp thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

+ Tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Mẫu số 03/2013/TT-LLTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

(Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Kính gửi: ...

1. Tên tôi là1:...

2. Tên gọi khác (nếu có):... 3. Giới tính:...

4. Ngày, tháng, năm sinh: ….../ …….../ …...…

5. Nơi sinh2:...

6. Quốc tịch:... 7. Dân tộc:...

8. Nơi thường trú 3:...

...

9. Nơi tạm trú4:...

...

10. Giấy CMND/Hộ chiếu:... 5Số:...

Cấp ngày...tháng...năm...Tại:...

11. Họ tên cha:………………… Ngày/tháng/năm sinh ………

12. Họ tên mẹ:…………… Ngày/tháng/năm sinh ………………

13.Họ tên vợ/chồng…………… Ngày/tháng/năm sinh ………

11. Số điện thoại/e-mail:...

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN THÂN
(Tính từ khi đủ 14 tuổi)

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp, nơi làm việc6

Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):

...

Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7: Số 1 □ Số 2 □

Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản (trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1): Có □ Không □

Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:………………

…………………………………………………………………

Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:…………………….Phiếu.

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

..., ngày ……… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

¹ Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

² Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3, 4 Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

5 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

6 Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

7 Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mẫu số 04/2013/TT-LLTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

(Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2)

Kính gửi: ...…………………

1. Tên tôi là1:...

2. Tên gọi khác (nếu có) ... 3. Giới tính:...

4. Ngày, tháng, năm sinh: …./…./...5. Nơi sinh2:...

6. Địa chỉ3: ...

... Số điện thoại :...

7. Giấy CMND/Hộ chiếu: ……… 4 Số:...

Cấp ngày...tháng ... năm ...Tại:...

8. Được sự ủy quyền :...

8.1. Mối quan hệ với người ủy quyền5 :...

8.2. Theo văn bản ủy quyền ký ngày 6... tháng ... năm ...

Tôi làm Tờ khai này đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có tên dưới đây:

PHẦN KHAI VỀ NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

1. Họ và tên7:...

2.Tên gọi khác (nếu có) :... 3. Giới tính ...

4. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ ...5.Nơi sinh 2:...

6. Quốc tịch:... 7.Dân tộc:...

8. Nơi thường trú8: ...

...

9. Nơi tạm trú 9:...

...

10. Giấy CMND/Hộ chiếu:... 10 Số :...

Cấp ngày...tháng...năm...Tại:...

11. Số điện thoại/e-mail:...

PHẦN KHAI VỀ CHA, MẸ, VỢ/ CHỒNG CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC CHA, MẸ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊ

CHA

MẸ

VỢ/ CHỒNG

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN11

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp, nơi làm việc12

Phần khai về án tích, về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có): ….

...

Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Có £ Không £

Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp :…………

Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp :………… Phiếu

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

……………, ngày …… tháng …… năm …….
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

¹ Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.

² Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3 Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần thiết.

4 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

5 Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, concủa người ủy quyền; trong trường hợp này không cần có văn bản ủy quyền.

6 Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy quyền.

7 Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.

8,9 Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

10 Trường hợp là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.

11 Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên.

12 Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê