Vũ hán ở đâu

Vũ Hán là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Thành phố được mệnh danh là thành phố trăm hồ. Vũ Hán nằm hai bên Trường Giang, có di tích Hoàng Hạc Lâu.

Vũ Hán (tiếng Trung giản thể: 武汉; tiếng Trung phồn thể: 武漢; pinyin: Wǔhàn; phát âm: Wuhan (trợ giúp·chi tiết)) là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc. Thành phố nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy). Dân số: 9.100.000 người (2006). Trong thập niên 1920, Vũ Hán là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo chống lại Tưởng Giới Thạch. Vùng đô thị bao gồm 3 khu: Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Tên gọi Vũ Hán lấy từ tên của ba khu này, trong đó Vũ lấy từ tên của khu đầu tiên, còn Hán lấy từ tên của hai khu sau.

Địa lýSửa đổi

Vùng đô thị bao gồm 3 khu: Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Tên gọi Vũ Hán lấy từ tên của ba khu này, trong đó Vũ lấy từ tên của khu đầu tiên, còn Hán lấy từ tên của hai khu sau.

Lịch sửSửa đổi

3000 năm trước đã có dân cư sinh sống ở đây. Vào thời nhà Hán, Hàm Dương là một cảng tấp nập. Thế kỷ 3, các thành được xây dựng để bảo vệ Hàm Dương (206) và Vũ Xương (223), năm 223 được xem là năm thành lập Vũ Hán.

Năm 223, Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼) được xây dựng trên khu Vũ Xương của sông Dương Tử. Thôi Hiệu (崔颢), một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường, đã thăm ngôi làng và viết bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" nổi tiếng vào thế kỷ 8, nhờ bài thơ này địa danh này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Thành phố từ lâu được xem là trung tâm nghệ thuật (thi họa) và học thuật. Dưới triều nhà Nguyên (Nguyên-Mông), 600 năm trước đây, Hán Khẩu là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Quốc.

Kinh tếSửa đổi

Vũ Hán là một thành phố cấp phó tỉnh. GDP của Vũ Hán là 396 tỷ nhân dân tệ với GDP bình quân đầu người khoảng 44.000 nhân dân tệ (tương đương 6.285 đô la Mỹ) trong năm 2008. Vũ Hán hiện đang thu hút khoảng 50 công ty Pháp, chiếm hơn một phần ba của Pháp đầu tư tại Trung Quốc, nhiều nhất trong số các thành phố Trung Quốc.

Vũ Hán là một trung tâm quan trọng về kinh tế, thương mại, tài chính, vận tải, công nghệ thông tin, và giáo dục ở miền trung Trung Quốc. Các ngành công nghiệp chủ yếu của nó bao gồm quang-điện tử, sản xuất ô tô, sản xuất thép, ngành dược phẩm, sinh học kỹ thuật, công nghiệp vật liệu mới và bảo vệ môi trường. Wuhan Iron & Steel (Group) Co. và Dongfeng-Citroen Automobile Co., Ltd có trụ sở tại thành phố. Hiện có 35 cơ sở giáo dục bậc đại học ở đây , trong đó có Đại học Vũ Hán, Đại học Khoa học & Công nghệ Huazhong, thành phố có 3 khu phát triển cấp nhà nước, thành phố này xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ.

Sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán (tiếng Anh: Wuhan Tianhe International Airport (Trung văn phồn thể: 武漢天河國際機場; Trung văn giản thể: 武汉天河国际机场; bính âm: Wǔhàn Tiānhé Guójì Jīchǎng) (IATA: WUH, ICAO: ZHHH) phục vụ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Sân bay này cách trung tâm Vũ Hán 26 km về phía bắc. Từ sân bay về trung tâm thành phố bằng đường cao tốc chỉ chỉ có taxi. Có thể trả theo đồng hồ taxi hoặc thoả thuận giá trọn gói khoảng 100 tệ. Tài xế hầu như không biết tiếng Anh.

Bằng tàu điện/hỏaSửa đổi

Vũ Hán là một trung tâm đường sắt lớn, được kết nối bằng xe lửa trực tiếp với hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyến tàu nhanh qua đêm (loạt tàu Z) có một chuyến từ Bắc Kinh (¥ 263), Thượng Hải, Hàng Châu và Ninh Ba trong 9-12 giờ. Ngoài ra còn có các kết nối đào tạo thường xuyên từ Quảng Châu tham gia khoảng 12 giờ và xe lửa một chút ít thường xuyên từ Thâm Quyến.

Bên cạnh xe lửa qua đêm, cũng có những ngày thời gian xe lửa tốc độ cao (D và G series) mà kết nối Vũ Hán với Bắc Kinh (thông qua Trịnh Châu), Thượng Hải (thông qua Hợp Phì và Nam Kinh), Quảng Châu và Thâm Quyến (thông qua thành phố Trường Sa), Tây An (thông qua Trịnh Châu), Nam Xương, và Nghi Xương. Phải mất 4,25-6,15 giờ đến Thượng Hải (¥ 280), 5 giờ đến Bắc Kinh và 3-4 giờ đến Quảng Châu (¥ 490). Cuộc hành trình đến Quảng Châu đã được giảm xuống khoảng 3 giờ kể từ khi khai mạc 300 km / h xe lửa, và chạy nó mỗi 15 phút và làm cho nó nhanh hơn bay.

Có ba nhà ga hành khách lớn: Vũ Hán, Hán Khẩu và Vũ Xương. Tất cả Vũ Hán-Quảng Châu-Thâm Quyến xe lửa tốc độ cao đến ga Vũ Hán mới, như tới các điểm đến khác, thường có những chuyến tàu với chúng từ hai hoặc thậm chí tất cả ba điểm đến lớn, vì vậy khi mua vé có thể cố gắng để chọn thuận tiện nhất đặt trạm. (Nó mất khoảng một giờ bằng xe buýt hoặc xe hơi để đi từ trạm này đến trạm khác).

Bằng ô-tôSửa đổi

Bằng xe buýtSửa đổi

Bằng tàuSửa đổi

  • Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼) là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.

Tên gọi " Lầu Hoàng Hạc " bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.

Chinh chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km.

Tháng 10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm 1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!

30 tháng 5 2021

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Joe Biden yêu cầu tình báo xem lại giả thuyết về virus ở Vũ Hán

Gần một năm rưỡi kể từ khi dịch Covid-19 được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, câu hỏi làm thế nào mà loại virus này xuất hiện vẫn còn bí ẩn.

Việt Nam đã đến lúc cần hiện đại hóa cách chống Covid

TQ phản bác việc Mỹ xét lại thuyết Covid đến từ phòng thí nghiệm

VN: Chính phủ cần làm gì để đạt mục tiêu kép 'chống dịch và phát triển'?

Nhưng trong những tuần gần đây, tuyên bố tranh cãi rằng virus có thể đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc - từng bị nhiều người bác bỏ là một thuyết âm mưu vớ vẩn - đã được quan tâm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một cuộc điều tra khẩn cấp sẽ xem xét nguồn gốc có thể của căn bệnh này.

Vậy chúng ta biết gì cho tới nay?

Người ta nghi ngờ rằng virus corona có thể đã rò rỉ, vô tình hoặc theo cách khác, từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, nơi loại virus này được phát hiện lần đầu tiên.

Những người ủng hộ giả thiết đã chỉ ra sự hiện diện của một cơ sở nghiên cứu sinh học lớn trong thành phố. Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã nghiên cứu virus corona ở dơi trong hơn một thập niên.

Phòng thí nghiệm nằm cách một khu chợ chỉ vài cây số, nơi xuất hiện bệnh nhiễm trùng đầu tiên ở Vũ Hán.

Những người ủng hộ lý thuyết nói rằng nó có thể đã bị rò rỉ từ cơ sở này và lan ra chợ.

Lý thuyết gây tranh cãi lần đầu tiên xuất hiện từ rất sớm trong trận đại dịch, và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump tin tưởng. Một số người thậm chí còn cho rằng virus có thể do Trung Quốc làm như một vũ khí sinh học.

Vũ hán ở đâu
Vũ hán ở đâu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chợ hải sản Vũ Hán tháng Giêng

Tuy nhiều phương tiện truyền thông quốc tế khi đó coi thường, bác bỏ là thuyết âm mưu, nhưng ý tưởng này lại nổi lên trong những tuần gần đây.

Tại sao giả thiết này giờ lại xuất hiện?

Bởi vì báo chí Hoa Kỳ đã làm dấy lên những lo ngại mới về giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Và một số nhà khoa học từng hoài nghi về ý tưởng này giờ lại nói họ nghĩ khác rồi.

Một báo cáo của tình báo Hoa Kỳ cho rằng ba nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã được điều trị tại bệnh viện vào tháng 11 năm 2019, ngay trước khi virus bắt đầu lây nhiễm sang người trong thành phố.

"Khả năng đó chắc chắn tồn tại và tôi hoàn toàn ủng hộ một cuộc điều tra đầy đủ về việc liệu điều đó có thể xảy ra hay không", Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Biden, nói với ủy ban thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 5.

Tổng thống Biden cho biết ông đã yêu cầu báo cáo về nguồn gốc của Covid-19, "bao gồm cả khả năng virus xuất hiện do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay do tai nạn trong phòng thí nghiệm".

Chụp lại hình ảnh,

Viện Virus học Vũ Hán

Vấn đề này vẫn đang được tranh luận gay gắt.

Một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được cho là sẽ đi đến tận cùng nhưng rốt cuộc nhiều chuyên gia tin rằng nó chỉ gây ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Một nhóm các nhà khoa học do WHO chỉ định đã bay đến Vũ Hán vào đầu năm nay với nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của đại dịch. Sau 12 ngày ở đó, bao gồm cả chuyến thăm phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".

Nhưng nhiều người đã nghi ngờ những phát hiện của họ.

Một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng đã chỉ trích báo cáo của WHO vì đã không coi trọng lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm - họ chỉ viết vài trang về nó trong báo cáo dài hàng trăm trang.

Các nhà khoa học viết trên tạp chí Science: "Chúng ta phải xem xét các giả thuyết về sự lan tỏa trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm một cách nghiêm túc cho đến khi chúng ta có đủ dữ liệu."

Và ngày càng có nhiều sự đồng thuận giữa các chuyên gia rằng khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm cần được xem xét kỹ hơn.

Ngay cả tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã kêu gọi một cuộc điều tra mới, nói rằng: "Tất cả các giả thuyết vẫn còn bỏ ngỏ và cần được nghiên cứu thêm."

Tiến sĩ Fauci từ Mỹ nói rằng ông "không tin" virus có nguồn gốc tự nhiên. Đây là thay đổi quan điểm chóng mặt từ ông.

Vũ hán ở đâu
Vũ hán ở đâu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Viện Virus học Vũ Hán

Trung Quốc đã bác bỏ mọi nghi ngờ và nói virus có thể đã xâm nhập vào nước này trong các chuyến hàng thực phẩm từ ngoại quốc.

Chính phủ Trung Quốc chỉ ra nghiên cứu mới do một trong những nhà virus học hàng đầu của nước này công bố, theo đó, có các mẫu thu thập từ dơi trong một khu mỏ bỏ hoang hẻo lánh.

Giáo sư Shi Zhengli - thường được gọi là "Người dơi của Trung Quốc" - một nhà nghiên cứu tại Viện Vũ Hán, đã công bố một báo cáo vào tuần trước tiết lộ rằng nhóm của bà đã xác định được 8 chủng virus corona tìm thấy trên dơi trong mỏ ở Trung Quốc vào năm 2015.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc chính phủ Mỹ và truyền thông phương Tây tung tin đồn thất thiệt.

Một bài xã luận trên tờ Global Times nói: "Dư luận ở Mỹ đã trở nên cực kỳ hoang tưởng khi nhắc đến nguồn gốc của đại dịch."

Trung Quốc đã đưa ra một giả thuyết khác rằng virus đã đến Vũ Hán do thịt đông lạnh đi từ Trung Quốc hoặc Đông Nam Á.

Chụp lại hình ảnh,

Viện Virus học Vũ Hán

Có giả thuyết nào khác không?

Có, là lý thuyết "nguồn gốc tự nhiên".

Lý thuyết này nói virus lây lan tự nhiên từ động vật mà không có sự tham gia của bất kỳ nhà khoa học hay phòng thí nghiệm nào.

Những người ủng hộ giả thuyết nguồn gốc tự nhiên cho rằng Covid-19 xuất hiện trong cơ thể dơi và sau đó nhảy sang người, rất có thể thông qua một động vật khác, hoặc "vật chủ trung gian".

Ý tưởng đó được báo cáo của WHO ủng hộ, trong đó nói rằng "rất có thể" Covid-19 xảy ra vì một vật chủ trung gian.

Giả thuyết này đã được quốc tế chấp nhận khi bắt đầu đại dịch, nhưng thời gian trôi qua, các nhà khoa học không tìm thấy một loại virus nào ở dơi hay động vật lại phù hợp với cấu tạo di truyền của Covid-19, khiến người ta nghi ngờ giả thuyết này.

Nếu lý thuyết "động vật hoang dã" được chứng minh là đúng, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động như nuôi trồng và khai thác động vật hoang dã. Ở Đan Mạch, lo ngại về sự lây lan của virus thông qua việc nuôi chồn hương đã dẫn đến việc hàng triệu con chồn bị tiêu hủy.

Nhưng cũng có những tác động lớn đối với nghiên cứu khoa học và thương mại quốc tế nếu các lý thuyết liên quan đến rò rỉ trong phòng thí nghiệm hoặc chuỗi thực phẩm đông lạnh được xác nhận.

Vụ rò rỉ virus, nếu đúng, có thể ảnh hưởng đến cách nhìn của thế giới về Trung Quốc, vốn đã bị cáo buộc che giấu thông tin ban đầu quan trọng về đại dịch.

Jamie Metzl, người đã ủng hộ lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm, nói với BBC: "Từ ngày đầu tiên, Trung Quốc đã che đậy kinh khiếp."

"Khi bằng chứng cho giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm ngày càng tăng, chúng ta cần yêu cầu điều tra đầy đủ tất cả các giả thuyết."

Nhưng những người khác thì nói không nên chê Trung Quốc quá nhanh.

"Chúng ta cần phải kiên nhẫn một chút nhưng cũng cần phải ngoại giao. Chúng ta không thể làm việc này nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc," Giáo sư Dale Fisher, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, nói. đài BBC.