Gỗ sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4. Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9. – Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.100 cây. – Hoặc cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét. Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây che mát cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày…


Gỗ sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50x50x50cm là phù hợp.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Sưa Đỏ:

Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được bón phân, sau đó vun đất đều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vở bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.


Gỗ sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

- Tưới cây: khi mới trồng cây còn nhỏ lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây ( lưu ý độ ẩm cho cây 3-4 ngày tưới 1 lần) - Cây đã bắn rễ sống đều, giảm dần nước tưới kết thúc cho cây bằng phân NPK và phân chuồng tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Tỉa cành: Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một thân cây nhanh phát triển. - Đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng ( ngọn không bị cong ) Cây 1 tuổi chăm bón tốt có độ cao từ 3,5 – 4m. - Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sưa Đỏ:

Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sưa Đỏ:

Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá Sưa. các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá sưa, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây sưa. Sâu, Bọ, bệnh hại cây sưa còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác… Xem thêm cách phòng trừ sâu bệnh.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

– Giá trị đích thực cây Sưa đỏ hiện nay chỉ có người buôn gỗ Sưa mới biết được. Thị trường tiêu thụ là xuất khẩu thô hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ đắt tiền. – Cây Sưa trồng 10 năm, sinh trưởng trung bình có đường kính trung bình 25cm, cao 13m. Như vậy tuổi thành thục cây Sưa từ trên dưới 10 năm trở lên. – Hiện tại người ta lùng mua đồ gia dụng làm bằng gỗ Sưa như đi mua đồ cổ: Giường, tủ, bàn ghế cũ với giá cao tùy theo tốt xấu.

Trích nguồn Intenert

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

Hiện nay, tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ, phong trào trồng cây sưa (huỳnh đàn) đang phát triển khá rầm rộ. Rất nhiều người trồng sưa đỏ phân vân về việc thời gian phát triển lấy gỗ của loại sưa này? Tại bài viết này tôi sẽ tổng hợp những giải đáp câu hỏi trên là điều băn khoăn của rất nhiều người mới trồng và phát triển sưa. Đầu tiên với người mới tìm hiểu và bắt đầu tìm kiếm về sưa thì có lẽ chưa rõ về nguồn gốc của giống cây sưa đỏ.

1. Cây sưa là gì

Cây sưa còn gọi là cây hương đàn, cây huê (tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, thuộc họ đậu), là loài cây quý hiếm, xếp vào nhóm IA. Do giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, nhiều người đua nhau săn tìm cây giống để trồng.

​2. Giá trị của gỗ sưa

Hiện nay, sưa còn được tìm thấy ở nhiều nơi như: Hà Nội, chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Tây), Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Ninh Bình… Ở phía Nam, rừng sưa tự nhiên có ở một số tỉnh như: Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai. Gỗ sưa rất đẹp, lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hay nâu đen, thớ mịn, không sợ mối mọt. Gỗ sưa có thể dễ bị nhầm lẫn với các loài cây gỗ khác như: trắc thối, hương, huỳnh đàn… Từ xưa, người dân đã biết dùng gỗ sưa để làm đồ gia dụng như: giường, tủ, bàn thờ… Ngày nay, sưa được làm đồ mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu (chạm, khắc, khảm…).

Gỗ sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch

Hình 1 miếng gỗ sưa

Giá gỗ sưa rất đắt, năm 2006 có giá 500. 000đ/kg gỗ lõi, tính ra 1m3 có giá trị tương đương 500 triệu đồng. Thử so sánh, một chiếc giường kiểu mới, hình quả núi làm bằng gỗ lát hiện có giá 1 triệu đồng, nếu bằng gỗ sưa thì giá cao gấp 75 lần! Một chiếc khay đựng chén uống chè kích thước 35x45cm, đáy hình nan, nặng 300g, có giá xuất khẩu 1,6 triệu đồng! Hiện nay, người ta mua gỗ sưa từ 7 tuổi trở lên, đường kính lõi trên 9cm, có giá từ 300 – 500 ngàn đồng/kg. Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, cây sưa sau 10 năm trồng có thể bán được với giá 20 triệu đồng/cây. Cây sưa có giá trị cao như vậy vì ngoài những đặc điểm ưu việt của gỗ sưa (đẹp, tốt, không mối mọt…), nó còn có tác dụng khác. Nhiều người cho rằng, sưa đắt bởi yếu tố tâm linh, gỗ sưa được xuất khẩu sang các nước Hồi giáo (Iran, Iraq, Ả rập…) để ướp xác (?)

​3. Thời gian sinh trưởng của cây sưa đỏ.

Cây sưa đỏ có giá trị cao như vậy nên hiện nay nhiều người đang đổ xô đi tìm mua cây giống. Nếu không cẩn thận có thể họ sẽ bị nhầm sang nhiều loài cây giống khác, hiện có bán trên thị trường. Theo Kỹ sư (KS) Nguyễn Thanh Phương, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm (KNKL) Khánh Hòa: Sưa là cây gỗ trung bình, cao 15 – 18m, sinh trưởng nhanh, đặc biệt từ năm thứ 3 cây vươn cao 4 – 5m và uốn cong như cần câu, sau đó sang năm thứ 4 thì vươn thẳng trở lại. Nếu trồng có đầu tư, chăm sóc thì sau 10 năm đường kính có thể đạt 25cm, lõi đạt 10-13cm. Lá kép hình lông chim, một lần lẻ, dài 8-20cm, có 7 – 17 lá chét mọc cách, hình bầu dục, đầu nhọn, gốc hình tròn. Cuống lá ngắn 3 – 4mm. Hoa tự chùy ở nách lá, đài hoa hình chuông. Quả đậu, hạt hình thận. Còn theo ông Nguyễn Văn Bình, một nông dân ở Cam An Bắc, Cam Lâm hiện đang trồng 200 cây sưa: Sưa hầu như không có tán nên không cạnh tranh ánh sáng với các cây trồng khác như: xoài, điều… có thể trồng ven vườn nhà, đường đi hoặc trồng rừng.

Do tán ít nên có thể xen canh với các cây trồng khác, từ cây ngắn ngày đến dài ngày. Trồng sưa xem như “của để dành”, đầu tư nhẹ, dễ chăm sóc.
Cây sưa trồngtừ 8 – 10 năm có thể cho thu hoạch gỗ vì cây sưa trồng sau 4, 5 tuổi bắt đầu hình thành lõi (cây từ 4 – 15 năm tuổi,lõi gỗ màu vàng, từ 15 năm tuổi trở lên có màu vàng sẫm). Những thành phầncó lõi đều được tận dụng để bán.

Mời xem thêm clip: Hoang mang 1600 cây sưa đỏ bị chặt trộm

  • Gỗ sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch
  • Gỗ sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch