Võ tấn hoàng văn là ai

Kể từ ngày 15/10, ông Võ Tấn Hoàng Văn - Phó Tổng Giám đốc chính thức giữ chức quyền Tổng Giám đốc thay ông Lê Khánh Hiền để điều hành SCB. Ông Lê Khánh Hiền từ nhiệm chức danh tổng giám đốc ngân hàng này vì lý do cá nhân.
 

Võ tấn hoàng văn là ai

Ngân hàng SCB hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, Ficombank, TinNghiaBank.

Thông tin từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết: Kể từ hôm nay 15/10, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã bổ nhiệm ông Võ Tấn Hoàng Văn - Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ quyền Tổng Giám đốc thay ông Lê Khánh Hiền điều hành SCB. Đồng thời, ngân hàng này cũng đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Lê Khánh Hiền vì lý do cá nhân. Trong gần 2 năm điều hành SCB, ông Lê Khánh Hiền được đánh giá là “đã có nhiều đóng góp giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, kiện toàn hệ thống, đầu tư công nghệ và phát triển năng lực đội ngũ cán bộ nòng cốt theo đúng chiến lược chuyển đổi và phát triển của ngân hàng”. Ông Võ Tấn Hoàng Văn tham gia vào ban lãnh đạo SCB từ tháng 7/ 2013. Trước đó, ông Văn từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - ngân hàng tại Công ty Ersnt & Young Việt Nam (E&Y).

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) là ngân hàng hợp nhất từ ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng này vừa tiến hành ký kết hợp đồng bán nợ xấu có giá trị 1.800 tỷ đồng cho VAMC. Với việc bán các khoản nợ cho VAMC, SCB đã đưa tổng nợ xấu của toàn hệ thống xuống dưới 3%. 

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) từ ngày 15/5/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Ngân hàng TCMP Sài Gòn (SCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Cụ thể, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của SCB từ ngày 15/5/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Đây cũng là lần thứ 3 trong vòng 10 tháng qua, SCB có quyết định thay đổi nhân sự đứng đầu ban điều hành.

Trước đó, tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn - người giữ chức Tổng giám đốc SCB suốt 7 năm qua xin từ nhiệm. Ông Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn lên làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 29/07/2020.

Hơn 2 tháng sau, ngày 10/10/2020, ông Hoàn bất ngờ nhường ghế cho ông Chen Yi-Chung (Jeremy Chen) giữ vị trí Quyền Tổng Giám đốc để về giữ chức Phó Tổng giám đốc thường trực.

Việc thay CEO liên tục trong một thời gian ngắn ( chỉ trong vòng 10 tháng đã có 3 quyền TGĐ) cho thấy SCB đang có một sự thay đổi nhiều trong chiến lược kinh doanh hoặc sử dụng con người.

Theo giới thiệu của SCB, ông Trương Khánh Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi công tác tại SCB, ông Hoàng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Alpha King…Ông Hoàng cũng trải qua các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCB gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo lãnh đạo ngân hàng này, SCB hiện còn nắm giữ hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC, song đã trích dự phòng hơn 40%. Quỹ dự phòng của SCB đã lên đến trên 10.000 tỷ đồng nên vẫn đang nỗ lực xử lý nợ xấu để sớm hoàn nhập dự phòng sau khi kết thúc quá trình tái cấu trúc, xử lý hết nợ xấu. Hiện nay, quá trình xử lý nợ xấu đã có cơ chế của VAMC.

Trong quá trình tái cấu, SCB tái cấu trúc các khoản nợ cho phù hợp với thị trường cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nợ xấu của SCB đều có tài sản bảo đảm liên quan đến bất động sản có tiềm năng (khu công nghiệp, bất động sản nhà ở), không có hàng tồn kho.

SCB là Ngân hàng có quy mô tổng tài sản nằm trong top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng ngoài quốc doanh. Tổng tài sản 2020 của SCB đạt 632.648 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2019.

Vừa qua, trên cơ sở chấp thuận của NHNN và Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước, SCB chính thức công bố phát hành thêm 500 triệu cổ phần để thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 06/2021.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

VÕ TẤN HOÀNG VĂN

Võ tấn hoàng văn là ai

SCB vừa thay tổng giám đốc sau 7 năm - Ảnh: A.H.

Theo đó, ông Võ Tấn Hoàng Văn, tổng giám đốc SCB suốt 7 năm qua, từ nhiệm. Sau khi từ nhiệm, ông Võ Tấn Hoàng Văn tiếp tục là thành viên hội đồng quản trị SCB nhiệm kỳ 2017-2022.

Do đó, hội đồng quản trị SCB bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hoàn - phó tổng giám đốc phụ trách khối quản trị tài chính & nguồn vốn - làm quyền tổng giám đốc từ ngày hôm nay 29-7 thay ông Võ Tấn Hoàng Văn.

Ông Hoàng Minh Hoàn đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tại SCB, ông Hoàng Minh Hoàn từng đảm nhận các vị trí giám đốc khối tiền tệ, giám đốc tài chính.

Theo lộ trình công bố trước đó, ngày 1-9 tới, Techcombank cũng miễn nhiệm chức danh tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Lê Quốc Anh theo nguyện vọng cá nhân sau khi ông Quốc Anh hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm tại ngân hàng này.

Techcombank - một trong những ngân hàng có lợi nhuận khủng nhất năm 2019 - trước đó đã thông qua việc bổ nhiệm ông Phùng Quang Hưng đảm nhận chức danh phó tổng giám đốc thường trực kiêm giám đốc điều hành và giám đốc khối tư vấn tài chính và dịch vụ khách hàng từ giữa tháng 3.

Mới đây, vào ngày 25-7, HĐQT Eximbank cũng miễn nhiệm chức danh phó chủ tịch hội đồng quản trị đối với ông Đặng Anh Mai.

Trước đó, cuối tháng 6, Eximbank chấp thuận cho ông Cao Xuân Ninh, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị, từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân và bầu ông Yasuhiro Saitoh, phó chủ tịch hội đồng quản trị, làm chủ tịch thay ông Cao Xuân Ninh.

Hồi tháng 4, HDBank cũng bổ nhiệm ông Phạm Quốc Thanh, phó tổng giám đốc, giữ vị trí tổng giám đốc. Còn ông Nguyễn Hữu Đặng, nguyên tổng giám đốc, được bổ nhiệm vị trí phó chủ tịch hội đồng quản trị HDBank.

A.HỒNG

Ngày 15/5, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) từ ngày 15/5/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Theo công bố của SCB, việc bổ nhiệm này nhằm góp phần củng cố thêm nguồn nhân lực giúp Ngân hàng tiến xa hơn với chiến lược đã đề ra.

Võ tấn hoàng văn là ai

Ông Trương Khánh Hoàng đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Sài Gòn từ ngày 15/5 - Ảnh SCB

Theo tìm hiểu, ông Trương Khánh Hoàng sinh năm 1986, là Cử nhân Tài chính - Ngân hàng - Đại học Kinh tế T.P Hồ Chí Minh. Trước khi được bổ nghiệm giữ chức Quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Sài Gòn từ ngày 15/5/2021, ông Trương Khánh Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Trước khi công tác tại SCB, ông Hoàng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – CTCP Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – CTCP Phát triển Bất động sản Alpha King…

Tại ngân hàng SCB, cử nhân 8X cũng đã trải qua các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

Đây cũng là lần thứ 3 trong quãng thời gian 10 tháng ngân hàng SCB có sự biến động ở vị trí Tổng giám đốc.

Trước đó, vào tháng 7-2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng giám đốc SCB suốt 7 năm - từ nhiệm. Khi đó hội đồng quản trị SCB bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hoàn - phó tổng giám đốc phụ trách khối quản trị tài chính & nguồn vốn - làm quyền tổng giám đốc.

Tuy nhiên chưa đầy 3 tháng sau SCB lại công bố quyết định bổ nhiệm ông Chen Yi-Chung (Jeremy Chen) giữ cương vị quyền tổng giám đốc với kỳ vọng sẽ dẫn dắt SCB thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi và đưa SCB vào top các ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận. Nhưng chỉ 7 tháng sau ngân hàng này lại thay tổng giám đốc.

Không chỉ được bầu giữ vị trí quyền Tổng giám đốc ngân hàng SCB, ông Trương Khánh Hoàng cũng mới được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long.

Kết thúc quý 1/2021, SCB tiếp tục nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất nước. Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2021, quy mô tài sản của SCB đạt 660.580 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ thế mạnh trong mảng Bancassurance, tính đến hết quý I/2021, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của SCB đạt gần 420 tỷ đồng, tăng 155,8% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 đạt 266,82 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh tiền tệ.

Trong khi đó, lãi ròng quý 1 của Bảo hiểm Bảo Long gấp 3 lần cùng kỳ khi đạt 41 tỷ đồng. Năm 2021, BLI đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 61 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm  ước đạt 1,700 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2020 và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính đạt 88 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2020.

Với việc ngân hàng SCB bổ nghiệm ông Trương Khánh Hoàng giữ vị trí quyền Tổng giám đốc nhà băng, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục có thêm một gương mặt 8X được bổ nhiệm ngồi vào “ghế nóng”. Ông Hoàng cũng trở thành quyền Tổng giám đốc ngân hàng trẻ nhất ở thời điểm hiện tại.

Trước đó, vào đầu đầu tháng 5, bà Trần Thị Thu Hằng, sinh năm 1985, Tổng giám đốc Tập đoàn Sunshine đã được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị Kienlongbank.

Cuối tháng 4/2021, Hội đồng quản trị Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) cũng đã bầu ông Dương Nhất Nguyên, sinh năm 1983, giữ chức chủ tịch nhiệm kỳ 2021-2025.