Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Khi bị nhiễm khuẩn ngoài việc sử dụng kháng sinh, mọi người thường bổ sung Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo không nên sử dụng chung Vitamin C và kháng sinh Betalactam

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Không nên dùng Vitamin C cùng lúc với kháng sinh nhóm Betalactam

Nhiều người thường suy nghĩ sử dụng Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi đang sử dụng kháng sinh để điều trị, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm Betalactam thì không nên dùng đồng thời thêm Vitamin C hay các đồ uống có vị chua như nước cam, chanh... Vì việc này có thể làm mất hoàn toàn tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh nhóm Betalactam.

Dùng Vitamin C làm mất hoàn toàn tác dụng của kháng sinh nhóm Betalactam?

Kháng sinh là những thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn khi cơ thể bị nhiễm trùng, được sử dụng để điều trị từ nhiễm khuẩn nhẹ như bị cảm cúm, ho hen cho đến những nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng bệnh viện. Cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi khi bị nhiễm khuẩn, do đó nhiều người muốn khỏe hơn bằng cách sử dụng thêm những sản phẩm có vai trò tăng sức đề kháng, trong đó sản phẩm hay thường dùng nhất là Vitamin C.

Tuy nhiên, những kháng sinh họ Betalactam không bền trong môi trường axit. Công thức cấu tạo của Betalactam bao gồm 2 vòng thiazolidin và vòng Betalactam. Dưới tác dụng của axit (Vitamin C có tính axit), vòng Betalactam sẽ bị phá hủy, gây mất tác dụng của thuốc.

Cơ chế của tương tác giữa nhóm kháng sinh Betalactam và Vitamin C

Theo chia sẻ từ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, do có nhóm -NH-CO- nên ion H+ có thể tấn công và phá vòng Betalactam này, gây mất tác dụng của thuốc. Những kháng sinh thế hệ đầu tiên của nhóm Betalactam như penicillin không được dùng đường uống do bị acid dịch vị phá hủy. Những kháng sinh thế hệ sau đã được thay thế những gốc R cồng kềnh hơn, nhằm cản trở sự tấn công của ion H+ cũng như sự tấn công của vi khuẩn kháng thuốc, qua đó mà thuốc có thể uống được mà không bị acid dịch vị phá hủy.

Chính vì điều này, khi bạn đang được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh Betalactam để điều trị nhiễm khuẩn thì không nên dùng đồng thời cùng Vitamin C và các đồ uống có vị chua (tính axit). Kháng sinh bị phá hủy thì không những bệnh không khỏi mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc.

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược uy tín

Hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ tình trạng kháng kháng sinh đang báo động đỏ có thể dẫn đến không còn kháng sinh để sử dụng trong tương lai. Ngoài ra, một số bệnh nhân khi làm kháng sinh đồ, vi khuẩn không đáp ứng với cả colistin – loại kháng sinh có thể coi là kháng sinh dự phòng cuối cùng, được chỉ định sử dụng khi các kháng sinh khác điều trị thất bại.

Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thông tin về các tương tác của loại thuốc đang dùng để trở thành người sử dụng thuốc thông minh và hiệu quả.

Trên đây là thông tin về một phản ứng tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc kháng sinh Betalactam và Vitamin C mà các Dược sĩ tại đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng thay thế chỉ định của bác sĩ. Do đó, khi có bất kỳ thắc mắc hay gặp vấn đề bất thường gì trong cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về chế độ điều trị.

Vitamin C: Dùng thế nào cho đúng?

Ngày đăng: 02/08/2017

Vitamin C (acid ascorbic) là vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quýt và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, rau cải, cà chua... Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn.

Giúp trẻ em tăng trưởng và phòng bệnh

Vitamin C rất quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, giúp trẻ hấp thu hiệu quả sắt và canxi từ thực phẩm. Trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, trẻ rất dễ bị thiếu vitamin C do chế độ ăn không cung cấp đủ với các biểu hiện như: giảm sức đề kháng, hay ốm vặt kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, lợi sưng, dễ chảy máu chân răng, lở miệng, nhiệt miệng... Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ tự bảo vệ cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virut gây ra: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, thủy đậu, sốt do nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp, hen suyễn…

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Nên dùng vitamin C dưới dạng thực phẩm tốt hơn thuốc.

Mặc dù là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhưng vitamin C là hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được, không bền, dễ tan trong nước nên không được tích luỹ trong cơ thể. Mặt khác, vitamin C dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên thức ăn chế biến sẵn hoặc để lâu dễ bị mất đi, vì vậy, vitamin C cần được cung cấp hàng ngày. Nguồn cung cấp vitamin C cho trẻ cơ bản từ chế độ dinh dưỡng, từ rau củ (súp lơ, cải bắp, khoai lang, khoai tây…), từ các loại quả (cam, quýt, đào, lê, táo…). Tuy nhiên, lượng vitamin C sẽ bị hao hụt đi rất nhiều trong quá trình bảo quản và chế biến, vì vậy, trẻ không nhận được đủvitamin C cần thiết cho cơ thể và cần bổ sung các chế phẩm chứa vitamin C.

Lưu ý khi sử dụng cùng với thuốc khác

Cần lưu ý, khi đang uống các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxycilin, augmentin, unacyl, cloxacylin, oxacilin... cần chú ý không được dùng nước hoa quả hay các đồ uống có vị chua bởi vì các kháng sinh này không bền ở môi trường acid. Trong khi đó, vitamin C sủi chính là dung dịch acid ascorbic. Nhiều người thường có thói quen uống thuốc xong lại cho uống viên C sủi hoặc dùng ngay dung dịch viên C sủi để uống các loại thuốc kháng sinh khác. Đây là cách dùng thuốc không đúng dẫn đến tương tác thuốc giữa kháng sinh và vitamin C vốn có bản chất là một acid nên tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ bị ảnh hưởng trong môi trường acid của vitamin C. Vì vậy, khi đang dùng kháng sinh, tốt nhất không nên uống cùng lúc với các thuốc có vitamin C. Cũng không nên dùng các loại nước hoa quả chua, các loại nước ngọt có ga và có pH acid ngay sau khi vừa uống thuốc kháng sinh. Cần nhớ rằng, nhiều loại thuốc kháng sinh nhóm beta lactam có tên biệt dược khác như amoksiklav, clamoxyl, hiconcil, ospen, dodacin... cũng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc không uống cùng với các chất có pH acid. Vì vậy, khi đang dùng các thuốc kháng sinh đường uống, tốt nhất không nên uống với các chất có vitamin C.

Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích ổ viêm loét. Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chuanhư chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây... Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C. Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất, nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻkhông thích nghi kịp, các bậc cha mẹ nên duy trì bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho trẻ trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh lây qua đường hô hấp do vi khuẩn và virut gây ra, tránh tình trạng bệnh tái nhiễm nhiều lần, giúp trẻ luôn mạnh khỏe. Cần có chế độ ăn uống hợp lý ngoài các chất thiết yếu cần bổ sung đầy đủ các loại rau xanh và trái cây để cơ thể không bị thiếu vitamin C. Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng con đường tự nhiên qua ăn uống tốt hơn là dùng thuốc. Vì đây cũng là vitamin cần thiết giúp cho cơ thể chống lại các chất ôxy hóa, giữ được nét thanh xuân cho cơ thể, nhất là biểu hiện trên da.

( Theo suckhoedoisong.vn)

Lần xem: 51708

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không
Go top

Bài viết khác

  • F0 sau khi điều trị COVID-19 nên ăn gì và kiêng ăn gì? ( 14/02/2022)
  • Dinh dưỡng cần thiết trong thời điểm giao mùa Xuân - Hè. ( 26/04/2021)
  • Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển. ( 28/10/2020)
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác. ( 17/08/2020)
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn. ( 23/12/2019)

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Tin nổi bật

  • Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

    Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nin...

  • Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

    Công tác Đoàn và phong trào đoàn thanh niên đồng hành cùng sự phát triển của bện...

  • Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua vật tư tiêu hao dùng trong can th...

  • Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua hoá chất bổ sung sử dụng cho máy ...

  • Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua một số hoá chất, sinh phẩm xét ng...

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không

Vitamin có phải là thuốc kháng sinh không