Việt nam chính thức gia nhập internet vào năm nào

Trong 25 năm, Internet tại Việt Nam đã phát triển từ một dịch vụ mới, còn khiến các nhà quản lý bỡ ngỡ trở thành trụ cột của nền kinh tế số.

Năm 2022 đánh dấu cột mốc 25 năm kể từ ngày Internet chính thức được cung cấp cho người dân cả nước.

Zing trích đăng bài viết của ông Ngô Tấn Đạt, Phó giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông về quá trình đưa Internet về nước, những khó khăn trong giai đoạn đầu quản lý, cũng như kỳ vọng đóng góp cho nền kinh tế số nước ta.

Những người đưa Internet về Việt Nam

Sự phát triển bùng nổ của Internet thực sự đưa nhân loại bước vào một thời kỳ mới. Vậy Internet là cái gì? “Du nhập” vào Việt Nam bằng “con đường” nào? Ở đâu? Thời gian nào? Ai là người có công tạo nền móng và cơ sở hạ tầng? Nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên là ai?

Theo VietnamNet, năm 1991, Giáo sư Rob Hurle, Đại học Quốc gia Australia cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Australia và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại.

Việt nam chính thức gia nhập internet vào năm nào

Ông Trần Bá Thái và ông Rob Hurle phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty cổ phần NetNam.

Năm 1994, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (thông qua công ty NetNam) đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia .vn.

Ngày 19/11/1997, Internet chính thức được cung cấp cho người dân cả nước. VNPT, Netnam là những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet. Dịch vụ được cung cấp trên hạ tầng mạng điện thoại cố định, tốc độ truy cập hạn chế.

Dần dần tìm hiểu, tôi cũng lần ra được manh mối “nhân vật chính” của bộ phim lịch sử này là Tiến sĩ Mai Liêm Trực – Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông.

Theo ông chia sẻ, năm 1991, ông có cơ hội được tham dự Hội nghị Thông tin vệ tinh mang tầm quốc tế tại Mỹ và đã được giới thiệu về Internet. Cũng ở thời điểm đó, World Wide Web ra đời đã thôi thúc vị Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện nảy sinh ý tưởng phải mang Internet về Việt Nam.

Cả một ê-kíp bao gồm các nhà khoa học công nghệ và viễn thông đã mừng rơi nước mắt khi lần đầu tiên Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi được email sang Thụy Điển. Đó cũng là động lực lớn lao để ông tin tưởng vào thành công của cuộc cách mạng do mình khởi xướng.

Với tầm nhìn của mình, ông Trực xác định, đất nước sẽ không thể hội nhập và phát triển nếu không có Internet, thậm chí còn bị cô lập và trở nên tụt hậu. Vì lợi ích quốc gia, ông đã thuyết phục được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Việt nam chính thức gia nhập internet vào năm nào

Tiến sĩ Mai Liêm Trực, một trong những người đóng vai trò đưa Internet về Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet.

Ông chia sẻ, tác động mạnh nhất tới quyết định của lãnh đạo Đảng và Nhà nước chính là niềm tin vào những con người trực tiếp thực hiện. Cái gì cũng có mặt lợi, mặt hại, anh phải hiểu bản chất vấn đề, hiểu một cách rõ ràng, cụ thể; anh phải dũng cảm giải trình, phải biết cách thuyết phục, giải tỏa những lo ngại để làm sao giúp các lãnh đạo thấy được việc mở cửa Internet sẽ tốt hơn là đóng kín.

Dù đã bị thuyết phục bởi nhiệt huyết của vị Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và chấp nhận mở cửa Internet, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chỉ chấp nhận quản lý Internet được đến đâu thì mở cửa đến đó. Kết quả này được xem là thành công lớn đối với con người đã dành toàn bộ tâm huyết của mình cho Internet Việt Nam.

Cách quản lý Internet trong những ngày đầu

Khoảng thời gian sau ngày 19/11/1997 thực sự là một quá trình mất ăn mất ngủ của người “tư lệnh” cho Internet Việt Nam bởi “các cơn bão ngầm”.

Đó là thay đổi tư duy quản lý của các cơ quan nhà nước và người thực thi từ “năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển” thay cho tư duy “quản lý được đến đâu, mở ra đến đó”; đó là việc chống độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ Internet; đó là việc tạo các hành lang pháp lý cho Internet phát triển; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường viễn thông, công nghệ thông tin, nội dung số, sản xuất thiết bị…

Với những chiến lược phát triển rõ ràng, cùng với những lộ trình được xây dựng kỹ càng, không ngại mất lòng - mất phiếu - mất ghế, không vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, ông đã chiến thắng và vượt qua hết các cơn bão ngầm.

Thời kỳ đầu, Internet tại Việt Nam được quản lý theo phương châm "quản lý được đến đâu, phát triển đến đó". Ảnh minh họa: Vietnamnet.

Sau này ông có chia sẻ với VietTimes:

“Do Internet là lĩnh vực rất nhạy cảm và có thể có tác động mạnh về xã hội cũng như chủ quyền an ninh quốc gia nên nhiều người nhất là Lãnh đạo Đảng và Chính phủ lo ngại. Vì vậy, chúng tôi đã phải có nhiều cuộc thuyết phục với Lãnh đạo Đảng và Chính phủ về Internet.

Sau đó, cơ quan quản lý nhà nước lúc này là Tổng cục Bưu điện phải ban hành được một loạt chính sách có liên quan như tự do hoá thị trường viễn thông và tháng 3/1997, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 21/CP để ban hành chính sách tạm thời về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet. Tiếp theo là các thông tư liên bộ với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công an để quản lý Internet.

Và tới tháng 11/1997, Việt Nam đã chính thức kết nối Internet với 4 nhà cung cấp là VDC, FPT, Saigon Postel và Netnam.

Vì Internet còn mới quá nên chúng ta còn phải xem Internet vào Việt Nam như thế nào rồi sẽ tiếp tục điều chỉnh. Chúng tôi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị là 'quản lý đến đâu, mở ra đến đó'.

Vì thế, thời kỳ đầu thì Internet rất là chậm và thậm chí những dịch vụ Internet công cộng mà chúng ta quen gọi là Internet cà phê còn không được cho làm. Có một lần, Bưu điện Phú Yên có gọi điện thoại cho tôi và thông báo việc một cửa hàng cà phê Internet bị công an đến tịch thu thiết bị. Bản thân tôi khi đó rất bức xúc nhưng không thể làm gì vì Nghị định số 21/CP không cho phép.

Nhưng dù sao, tôi vẫn đánh giá việc Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ban hành Nghị định này là một quyết định dũng cảm.

Chỉ sau đó 2 năm, Tổng cục Bưu điện đã bắt tay xây dựng và trình Chính phủ Nghị định mới để quản lý Internet và năm 2001, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành để chính thức quản lý Internet.

Một trong những điểm lợi của Internet chính là báo chí vì với báo in, việc gửi ra nước ngoài mất cước phí tới 10 USD/kg và chưa kể đến khâu phát hành, rồi tới tay bạn đọc thì cũng đã chậm ít nhất 1 tuần. Nhưng với báo điện tử thì mọi thông tin là ngay lập tức trên toàn cầu.

Đó là một trong những thực tiễn mà chúng tôi đã thuyết phục được lãnh đạo Đảng và Chính phủ để phải có chính sách mới trong quản lý Internet với phương châm mới là 'quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển'".

Việt nam chính thức gia nhập internet vào năm nào

Năm 2003, Internet băng rộng ADSL chính thức có mặt trên thị trường, cho phép người dùng truy cập Internet tốc độ cao. Thời gian này các cửa hàng dịch vụ truy cập Internet xuất hiện ồ ạt trên thị trường. Ảnh minh họa: Vietnamnet.

Bài học rút ra ở đây của vị Tổng cục trưởng là dám dẫn đầu và một lần nữa đưa Thế giới đến với Việt Nam bằng cách phát triển Internet ở Việt Nam. Cách làm của ông Trực lúc đó giống với Quy trình ADDI (Phân tích - Thiết kế - Phát triển - Thực hiện) được nhiều Lãnh đạo trên thế giới áp dụng.

Cụ thể thay vì không quản được thì không mở, ông đã chấp nhận mở ra rồi quản theo thực tế giống như vị Tư lệnh ngành trước đã làm. Cú hích đó đã mở cửa Việt Nam ra thế giới và tạo động lực cho các nhà đầu tư các ngành khác tin cậy và ghi nhận các khát vọng thực sự hội nhập của Việt Nam.

Sự kế thừa IPv4, IPv6 đến IoT và Kinh tế số

Nối tiếp Internet, ông Trực muốn nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Theo ông, đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của số hoá và kết nối mà Internet vạn vật là một thành tố.

Tiếp đó là sự xuất hiện của robot sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động. Những công việc sử dụng lao động giản đơn sẽ dần được máy móc thay thế. Thậm chí, robot còn tham gia vào những công việc của lao động bậc trung, thậm chí bậc cao chứ không chỉ là những lao động giản đơn.

Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước và với CMCN 4.0 thì đây là cơ hội cuối cùng.

“Với các cuộc cách mạng công nghiệp trước, Việt Nam đã chậm hơn thế giới nhưng với cách mạng công nghiệp thứ 3 tuy có chậm hơn nhưng khoảng cách cũng không lớn. Riêng với Internet, chúng ta không chậm hơn và đó là điều kiện để chúng ta rút ngắn khoảng cách so với các nước”, ông Mai Liêm Trực chia sẻ với VietTimes.

Từ buổi sơ khai vào ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu (19/11/1997) với chỉ vài nghìn người dùng, thì đến nay đã là gần 70 triệu. Việt Nam vẫn là một trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu vẫn tiếp tục đổ vào.

Trong báo cáo e-Conomy SEA 2021 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố vào tháng 11/2021, đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD về tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030.

Quyết định chiến lược này một lần nữa thúc đẩy sự phát triển của Internet Việt Nam nói riêng, lớn hơn chính là sự phát triển của Kinh tế Internet và Kinh tế số. Động lực đó đã lan tỏa và chuyển thành cảm hứng và niềm tự hào hùng cường Việt Nam trong việc chuyển đổi số và phát triển Kinh tế số, trong đó vẫn có bóng dáng của Internet Việt Nam thông qua thành phần IoT trong chuyển đổi số và Kinh tế số.

Việt Nam gia nhập Internet năm bao nhiêu?

Năm 1997, Internet đã được chính thức đưa vào khai thác sử dụng ở Việt Nam, với ứng dụng đầu tiên là hệ thống email đầu tiên do nhóm các nhà khoa học của Viện Công nghệ thông tin thiết lập, rồi đến việc tên miền VN của Việt Nam chính thức được đăng ký và xuất hiện trên bản đồ Internet thế giới...

Mạng internet có ở Việt Nam khi nào?

Khởi đầu. Ngày 19/11/1997, Internet chính thức vào Việt Nam sau nhiều nỗ lực của những người đứng đầu Chính phủ và ngành Bưu chính Viễn thông bấy giờ.

Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính (computer network) là một tập hợp các thiết bị máy tính được kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền thông như: cáp, sóng radio, hoặc vô tuyến, nhằm chia sẻ tài nguyên và dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. Trong đó, giao thức mạng và môi trường truyền dẫn là phương tiện truyền thông.

Có bao nhiêu mạng Internet ở Việt Nam?

Danh sách 7 nhà mạng bao gồm: Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile và 3 nhà mạng không có hạ tầng (Itelecom, Local, Wintel).