165a bàu lắp ấp 4 xã phạm văn hội

ào lúc khoảng 14 giờ 10 phút, ngày 04/3/2021 Công an xã Phú Thành B, huyện Tam Nông bắt quả tang 06 đối tượng đang có hành vi tham gia đánh bạc ăn thua bằng tiền dưới hình thức đánh bài tại ấp Phú Lâm, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông.

165a bàu lắp ấp 4 xã phạm văn hội

Các đối tượng và tang vật liên quan

Tại hiện trường và kiểm tra trên người các đối tượng lực lượng Công an thu giữ số tiền trên 11 triệu đồng,

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khu dân cư Ấp 1 – Vĩnh Tân” với quy mô diện tích 99,672 ha.

Ngày bắt đầu: 09/02/2023

Ngày kết thúc: 01/03/2023

Một số thông tin chung của dự án:

1. Chủ đầu tư: Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore

2. Địa chỉ liên hệ: Số 8, Đại lộ Hữu Nghị – Khu cao ốc VSIP, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

3. Tên dự án: Khu dân cư Ấp 1 – Vĩnh Tân

4. Địa điểm, phạm vi, quy mô dự án:

- Địa điểm: Phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

- Phạm vi: Dự án “Khu dân cư Ấp 1 – Vĩnh Tân” với quy mô diện tích 99,672 ha được phân chia thành các khu chức năng với phạm vi dự án như sau:

+ Khu đất ở thương mại.

+ Khu đất ở tái định cư.

+ Khu đất nhà ở xã hội.

+ Khu đất thương mại - dịch vụ.

+ Khu đất giáo dục: trường mầm non, trường tiểu học.

+ Khu công viên cây xanh.

+ Khu đất y tế.

Để không gian tổng thể của khu quy hoạch được đồng bộ, các yêu cầu về tầng cao xây dựng phải được tuân thủ chặt chẽ nhằm tạo nên một tổng thể hài hòa, phù hợp với quy hoạch được duyệt.

Quy hoạch sử dụng đất dịch vụ

+ Ký hiệu: TMDV.

+ Đất thương mại dịch vụ dùng để bố trí các chức năng thương mại dịch vụ như văn phòng, khu kinh doanh mua bán, khách sạn, nhà hàng, siêu thị,... nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trong khu quy hoạch và ở các khu vực lân cận.

+ Diện tích: 71.372,0 m2.

+ Tầng cao tối thiểu - tối đa: 1 - 9 tầng.

+ Mật độ xây dựng đáp ứng QCVN 01:2021/BXD.

Quy hoạch sử dụng đất công cộng: Chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất nên các khu đất công cộng bao gồm đất trường Tiểu học, trường Mầm non, đều là đất kinh doanh, do chủ đầu tư kêu gọi đầu tư để khai thác đầu tư công trình công cộng.

  1. Đất trường Tiểu học:

Ký hiệu: TH.

Diện tích: 18.311 m2.

Tầng cao tối đa: 3 tầng.

Mật độ xây dựng tối đa: 40%.

Chỉ tiêu: 10m²/1 học sinh, 933 học sinh.

  1. Đất trường Mầm non:

Ký hiệu: MN.

Diện tích: 11.193 m2.

Tầng cao tối đa: 3 tầng.

Mật độ xây dựng tối đa: 40%.

Chỉ tiêu: 12m²/1 học sinh, tối đa 1.045 học sinh/1 trường.

  1. Đất công viên cây xanh: Bao gồm diện tích các không gian công viên cây xanh.

Ký hiệu: CX.

Diện tích: 75.432 m2.

Mật độ xây dựng tối đa: 5%.

Chỉ tiêu: 8,16 m2/người.

  1. Đất hạ tầng:

- Bao gồm diện tích đất phục vụ hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch.

- Quy mô diện tích đất hạ tầng: 7.493 m2.

  1. Đất giao thông:

- Bao gồm các đường giao thông trong khu quy hoạch.

- Quy mô diện tích đất giao thông: 211.048 m2.

- Chỉ tiêu: 14,71 m2/người.

  1. Đất y tế:

- Ký hiệu: YT.

- Diện tích: 6.863 m2.

- Tầng cao tối đa: 3 tầng

- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.

Các quy định khác về kiến trúc

  1. Kiến trúc nhà ở

- Hình thức kiến trúc:

+ Có hình thức kiến trúc đồng nhất trên cùng một dãy nhà;

+ Có màu sắc hài hoà, dùng tông màu tươi sáng, nhẹ nhàng kết hợp với các vật liệu mặt đứng hiện đại. Quy định màu sắc được liệt kê theo bảng quy định màu mặt đứng;

- Tầng cao xây dựng:

+ Tầng cao tối thiểu – tối đa: 1- 5 tầng.

+ Cốt sân: +0,1m tính từ mặt vỉa hè đã hoàn thiện đến mặt sân đã hoàn thiện.

+ Cốt nền tầng trệt: +0,3 ÷ 0,5 m tính từ mặt sân đã hoàn thiện đến mặt nền tầng trệt.

+ Chiều cao thông thủy của tầng trệt (tính từ cốt nền tầng trệt đến trần hoặc đáy sênô) không nhỏ hơn 2,9m, đối với nhà có gác lửng thì chiều cao thông thủy của tầng 2 cho phép không nhỏ hơn 2,7m.

+ Chiều cao thông thủy của các tầng (tính từ cốt nền tầng đến trần hoặc đáy sênô) không nhỏ hơn 3,3m.

- Quy định đối với chỉ giới đường đỏ:

+ Chiều dài của mái đón được nhô ra quá vỉa hè không lớn hơn 0,3m.

+ Độ vươn ra của sê-nô, máng nước, mái bằng và các loại mái dốc (tính từ đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra) phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè tối thiểu 1,0m. Bên trên mái đón,mái hè phố không được làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh.

+ Bậc tam cấp, vệt dắt xe không được xây dựng nhô ra quá chỉ giới đường đỏ.

+ Tất cả các bộ phận nhô ra của ngôi nhà ở độ cao dưới 3m và trên 1,0m cách mặt vỉa hè chỉ được phép nhô ra khỏi đường tối đa là 0,2m.

+ Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

- Quy định về ban công:

+ Mặt dưới cùng của ban công phải cao hơn mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5m.

+ Độ vươn ra của ban công không quá 1,4m so với chỉ giới xây dựng và không che chắn tạo thành buồng hoặc lô gia.

  1. Khu công trình thương mại dịch vụ

- Tầng cao tối đa: 9 tầng.

- Công trình có vai trò là công trình điểm nhấn, tạo tính nhận biết cho toàn bộ khu vực dự án. Do đó cần có hình thức kiến trúc nổi bật, thiết kế hiện đại phù hợp với tính chất của công trình thương mại.

- Các công trình ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ, hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

- Các công trình chức năng hỗn hợp có diện tích lắp kính mặt tiền lớn nên sử dụng kính được thiết kế chống nóng, ít phản quang.

- Khuyến khích ứng dụng kiến trúc xanh và kết hợp bố trí cây xanh trong công trình và trên bề mặt công trình.

- Khuyến khích sử dụng các vật liệu ít gây bức xạ nhiệt ra môi trường xung quanh.

  1. Công trình công cộng (tiểu học, mầm non)

- Thiết kế với kiến trúc sinh thái, mật độ xây dựng thấp, tạo nhiều không gian ngoài trời cho trẻ em.

- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.

- Tầng cao xây dựng: 1-3 tầng.

Bảng 1. Thống kê chi tiết chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lô đất dự án

STT

Loại đất

Ký hiệu lô đất

Diện tích lô đất (m²)

Tỷ lệ (%)

Mật độ xây dựng tối đa (%)

Tầng cao tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất

Quy mô (lô/căn)

Dân số

A

ĐẤT TRONG CƠ CẤU

924.541,6

100,00

I

Đất ở

506.727,0

54,81

1.901

14.347

1

Nhà ở liên kế phố - thương mại

C1 -> C8

70.471,0

644

2.254

C1

12.385,0

80

5

4,0

114

399

C2

12.977,0

80

5

4,0

114

399

C3

12.977,0

80

5

4,0

114

399

C4

6.670,0

80

5

4,0

64

224

C5

6.670,0

80

5

4,0

64

224

C6

6.670,0

80

5

4,0

64

224

C7

3.335,0

80

5

4,0

32

112

C7 (giáp D1)

3.671,0

80

5

4,0

32

112

C8

2.681,0

80

5

4,0

23

81

C8 ( giáp D1)

2.435,0

80

5

4,0

23

81

2

Nhà ở tái định cư

C10->C31

379.800,0

1.257

11.009

C10

13.030,0

90

5

4,5

64

378

C11

13.299,0

90

5

4,5

74

385

C12

17.714,0

90

5

4,5

59

513

C13

17.714,0

90

5

4,5

57

513

C14

20.231,0

90

5

4,5

61

586

C15

13.540,0

90

5

4,5

29

392

C16

13.540,0

90

5

4,5

28

392

C17

13.540,0

90

5

4,5

25

392

C18

17.714,0

90

5

4,5

41

513

C19

17.714,0

90

5

4,5

60

513

C20

17.714,0

90

5

4,5

82

513

C21

18.550,0

90

5

4,5

30

538

C22

18.550,0

90

5

4,5

25

538

C23

18.550,0

90

5

4,5

26

538

C24

18.550,0

90

5

4,5

41

538

C25

18.550,0

90

5

4,5

91

538

C26

18.550,0

90

5

4,5

24

538

C27

18.550,0

90

5

4,5

65

538

C28

18.550,0

90

5

4,5

83

538

C29

18.550,0

90

5

4,5

92

538

C30

18.550,0

90

5

4,5

103

538

C31

18.550,0

90

5

4,5

97

538

3

Nhà ở xã hội

56.456,0

508

1.084

NOXH 1

43.456,0

60

9

5,4

NOXH 2

10.000,0

60

9

5,4

NOXH 3

3.000,0

60

9

5,4

II

Đất hành lang kỹ thuật

HLKT

16.102,5

1,74

III

Đất giáo dục

GD

29.504,0

3,19

1,2

1.978

1

Nhà trẻ

NT 1

8.193,0

40

3

1,2

683

NT 2

3.000,0

40

3

1,2

250

2

Đất trường tiểu học

TH

18.311,0

40

3

1,2

1.045

IV

Đất y tế

YT

6.863,0

0,74

40

3

V

Đất thương mại dịch vụ

TMDV

71.372,0

7,72

6,8

TMDV 1.1

4.945,1

75

9

6,7

TMDV 1.2

4.624,7

76

9

6,8

TMDV 2.1

5.000,0

75

9

6,7

TMDV 2.2

5.000,0

75

9

6,7

TMDV 2.3

4.836,0

75

9

6,8

TMDV 2.4

4.713,5

76

9

6,8

TMDV 2.5

4.964,5

75

9

6,7

TMDV 3.1

4.846,0

75

9

6,8

TMDV 3.2

4.846,0

75

9

6,8

TMDV 3.3

4.846,0

75

9

6,8

TMDV 3.4

4.846,0

75

9

6,8

TMDV 4.1

3.114,1

80

9

7,2

TMDV 4.2

4.935,1

75

9

6,8

TMDV 4.3

4.940,0

75

9

6,8

TMDV 4.4

4.915,0

75

9

6,8

VI

Đất cây xanh công viên

CX

75.431,9

8,16

0,1

CX01

11.808,7

5

1

0,1

CX02

11.514,0

5

1

0,1

CX03

41.457,8

5

1

0,1

CX04

10.651,5

5

1

0,1

VII

Giao thông

GT

211.048,5

22,83

VIII

Đất hạ tầng kỹ thuật

HTKT

7.492,6

0,81

HTKT 1

4.439,0

HTKT 2

2.840,0

HTKT 3

213,6

B

ĐẤT NGOÀI CƠ CẤU

72.178,5

I

Đất hành lang Suối Tre

HLBV MN

41.633,5

II

Đất hành lang đường điện 110kV

HLBV DD

30.544,9

Tổng cộng

TỔNG

996.720,0

Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 05/7/2022 của UBND thị xã Tân Uyên về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ấp 1, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên

Quy mô dự án:

Quy mô đất đai: khoảng 99,672 ha cung cấp chỗ ở và các diện tích khác cho khoảng 14.347 người, bao gồm:

Dân số khu đất ở thương mại: 2.254 người.

Dân số khu đất ở tái định cư: 11.009 người.

Dân số khu đất nhà ở xã hội: 1.084 người.

Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án

STT

Loại đất

Ký hiệu

Quy hoạch

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m²/người)

A

ĐẤT TRONG CƠ CẤU

924.542

100,00

1

Đất ở

506.727

54,81

35,32

-

Đất ở tái định cư

C10-C31

379.800

-

Đất ở thương mại

C1-C8

70.471

-

Đất nhà ở xã hội

NOXH

56.456

2

Đất công trình công cộng

36.367

3,93

2,53

-

Đất y tế

YT

6.863

0,48

-

Đất giáo dục

MG,TH

29.504

2,05

3

Đất cây xanh công viên

CX

75.432

8,16

5,26

4

Đất thương mại dịch vụ

TMDV

71.372

7,72

4,97

5

Đất hạ tầng kỹ thuật

HTKT

23.595

2,55

1,64

6

Đất giao thông

GT

211.049

22,83

14,71

B

ĐẤT NGOÀI CƠ CẤU

72.178

1

Đất hành lang suối Tre

HLBV MN

41.634

2

Đất hành lang đường điện 110kV

HLBV DD

30.545

TỔNG CỘNG

996.720

Tổng số lô

1.901

Tổng số dân

14.347

Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 05/7/2022 của UBND thị xã Tân Uyên về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ấp 1, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên

5. Sơ đồ vị trí dự án:

Vị trí địa lý: Dự án “Khu dân cư Ấp 1 – Vĩnh Tân” được triển khai xây dựng tại khu phố 1, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích khu đất của dự án là 99,672 ha.

Vị trí tiếp giáp của dự án:

- Phía Đông: Giáp Khu công nghiệp VSIP II mở rộng.

- Phía Tây: Giáp Suối Tre.

- Phía Nam: Giáp Suối Tre.

- Phía Bắc: Giáp Khu dân cư Suối Tre.

Sơ đồ vị trí dự án như hình bên dưới.

165a bàu lắp ấp 4 xã phạm văn hội

Sơ đồ vị trí và ranh giới khu đất dự án

6. Các tác động môi trường của dự án

6.1 Các tác động môi trường chính của dự án

  1. Tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

- Tác động đến môi trường không khí;

- Tác động đến môi trường nước;

- Tác động đến môi trường do chất thải rắn;

- Tác động đến môi trường bởi chất thải nguy hại;

- Tác động của tiếng ồn;

- Tác động do các rủi ro về sự cố môi trường.

  1. Tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

- Tác động đến môi trường không khí;

- Tác động đến môi trường nước;

- Tác động đến môi trường do chất thải rắn;

- Tác động đến môi trường bởi chất thải nguy hại;

- Tác động của tiếng ồn, độ rung;

- Tác động tới kinh tế - xã hội;

- Tác động đến an toàn lao động và sức khoẻ cộng đồng;

- Tác động do các rủi ro về sự cố môi trường trong giai đoạn khai thác.

6.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh

a Giai đoạn xây dựng

Đối với nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 150 công nhân thi công xây dựng với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 15 m3/ngày. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5) và các vi khuẩn Coli.

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.

- Nước sử dụng trong thi công xây dựng: trộn vữa, rửa dụng cụ, nước làm mát máy,... ước tính khoảng 9 – 13,5 m3/ngày đêm.

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT.

- Nước mưa chảy tràn: Kéo theo bụi, đất, cát và các chất lơ lửng vào nguồn nước mặt trong khu vực.

Đối với bụi, khí thải:

- Khí thải từ hoạt động của các phương tiện thi công xây dựng;

- Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển gạch đá đổ thải, vật liệu xây dựng; Các loại máy móc thi công và xe vận chuyển ra vào dự án như sau: Ô tô tự đổ, máy đầm, máy đào, máy ủi, máy san, máy trộn bê tông, dầm cóc, máy nén khí;

- Bụi phát sinh do quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu (cát, sỏi, xi măng, sắt thép,...);

- Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn,...);

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.

Tác động tiếng ồn:

Tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện thi công, vận chuyển nguyên vật liệu đi ra vào dự án.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.; QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 150 công nhân khoảng 75 kg/ngày.

- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng: xi măng, cát, đá, sắp thép xây dựng, gạch xây dựng,... khối lượng phát sinh khoảng 500 kg/ngày.

- Chất thải nguy hại bao gồm các loại: Tổng khối lượng CTNH phát sinh là 90 kg/tháng.

  1. Giai đoạn hoạt động

Tác động tới môi trường không khí, tiếng ồn

- Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông;

- Khí thải, mùi từ hoạt động nấu ăn;

- Tác động do khí thải điều hòa không khí;

- Mùi hôi từ khu vực tạm chứa chất thải rắn, trạm xử lý nước thải;

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.; QCVN 03:2019/BYT; QCVN 02:2019/BYT; QCVN 26:2016/BYT; QCVN 24:2016/BYT.

Tác động đối với môi trường nước

Nước thải sinh hoạt của toàn bộ dự án: Tổng lượng nước thải nhà bếp, nhà vệ sinh, nước thoát sàn là 4.000 m3/ngày.đêm. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5) và các vi khuẩn Coli.

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (K = 1,0).

- Nước mưa chảy tràn trên bê mặt sân, đường, mái nhà,... kéo theo bụi bẩn và các chất ô nhiễm khác vào nguồn tiếp nhận.

Tác động của chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng chất thải phát sinh khoảng 7,17 tấn/ngày.

+ Bùn từ trạm xử lý nước thải: 5 kg/ngày.

+ Bùn từ bể tự hoại: 80 m3/năm.

+ Chất thải từ nạo vét cống, rãnh thoát nước mưa, nước thải: 6,6 m3/06 tháng.

- Chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại trong quá trình khai thác vận hành dự án gồm có: Các hộp mực in; các loại bóng đèn huỳnh quang hỏng, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại và các bình chứa hóa chất tẩy rửa,... khối lượng phát sinh 165 kg/tháng.

6.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

  1. Giai đoạn xây dựng

Nước thải thi công xây dựng và nước mưa chảy tràn

- Không tập trung các loại vật liệu gần các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát, rò rỉ vào đường thoát nước.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông, không để phế thải xây dựng xâm nhập vào các hệ thống cống rãnh gây tắc nghẽn, ứ đọng.

- Tiếp tục sử dụng hệ thống rãnh thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh.

- Bố trí hệ thống rãnh hở bề mặt, hố thu thuận lợi, tạo độ dốc mặt bằng 1-2% về phía rãnh thoát nước để đảm bảo thoát nước triệt để tránh ứ đọng nước trên mặt bằng.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Tần suất 03 tháng/lần.

- Không thi công vào ngày có mưa to, bão lũ. Trong trường hợp mưa, máy móc thi công trên công trường được phủ bạt che.

Nước thải sinh hoạt

Sử dụng nhà vệ sinh di động có bể tự hoại 3 ngăn. Thông số kỹ thuật nhà vệ sinh di động dự kiến như sau:

+ Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) = 6,058 x 2,990 x 2,850 (m).

+ Phòng vệ sinh nữ: 4 xí ngồi, 2 lavabo và vòi nước.

+ Phòng vệ sinh nam: 2 xí ngồi, 4 bệ đi tiểu và 1 chậu rửa.

- Dung tích bể thải: 7 – 10 m3 thiết kế đồng bộ hợp khối (bể chứa) đặt nổi. Bên nhà thầu thi công xây dựng sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến hút chất thải tại bể chứa đem đi xử lý khi bể chứa đầy (khoảng 3-5 ngày/lần), không xả chất thải ra ngoài môi trường.

Chất thải rắn xây dựng

- Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm khoa học nhằm tránh phát sinh nhiều chất thải.

- Thực hiện phân loại chất thải rắn xây dựng và có thể tận dụng các loại phế liệu phục vụ cho chính hoạt động xây dựng.

+ Đối với các loại chất thải như sắt thép, giấy vụn, bìa carton,... được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu.

+ Đối với các loại chất thải như: Đất, bê tông khô,... tận dụng làm nguyên liệu trong quá trình xây dựng, các loại chất thải không tận dụng được sẽ thuê đơn vị chức năng thu gom vận chuyển. Tần suất 07 ngày/lần.

- Chất thải rắn xây dựng và các phế liệu xây dựng được tập trung riêng biệt tại khu vực quy định cách xa nguồn nước.

Chất thải rắn sinh hoạt

- Tất cả rác thải phát sinh từ công trường đều được thu gom, tập kết đúng nơi quy định.

- Bố trí 5 thùng chứa rác thải sinh hoạt có dung tích 120 lít tại khu vực lán trại tạm và công trường, hợp đồng với tổ vệ sinh tại địa phương định kỳ đến vận chuyển mang đi xử lý theo quy định tần suất 4 lần/tuần.

- Chất thải rắn sinh hoạt được tập trung riêng biệt với chất thải rắn xây dựng tại khu vực quy định và cách xa nguồn nước.

Biện pháp giảm thiểu tác động bởi chất thải nguy hại

- Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa máy móc, thiết bị thi công tại khu vực dự án.

- Đối với mỗi loại chất thải nguy hại phát sinh, bố trí các thùng phuy có dung tích 200 lít để thu gom, lưu trữ. Mỗi thùng chứa chất thải nguy hại sẽ dán nhãn tên chất thải nguy hại, mã chất thải nguy hại. Các thùng chứa chất thải nguy hại sẽ được lưu chứa tại kho chứa CTNH có diện tích 20m2 kết cấu tôn ghép, cửa lưới thép, có biển cảnh báo.

- Thuê đơn vị có chức năng vận chuyển mang đi xử lý theo đúng quy định.

Đối với môi trường không khí

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu thi công xây dựng

- Tất cả các phương tiện vận tải tham gia vận chuyển đều được kiểm tra định kỳ đạt tiêu chuẩn của cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền về mức độ an toàn môi trường mới được phép hoạt động.

- Để tránh hiện tượng tắc nghẽn giao thông tuyến đường ra vào khu vực thi công, Đơn vị nhà thầu xây dựng có chế độ điều tiết xe vận tải, quy định khoảng cách giữa các xe vận chuyển phải cách nhau ít nhất là 150 - 200m. Bên cạnh đó, phân luồng giao thông đảm bảo không để xảy ra tắc nghẽn cục bộ.

Giảm thiểu bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên, vật liệu thi công xây dựng

- Đơn vị nhà thầu thi công trang bị 01 xe tưới nước có dung tích bồn chứa 5 m3/xe. Công tác tưới nước được thực hiện thường xuyên trong ngày nhằm giảm lượng bụi phát tán trong không khí, thời gian tưới và mật độ tưới tuỳ thuộc vào thời tiết, vào những ngày khô hanh số lần tưới khoảng 2 lần/ngày. Tiêu chuẩn nước tưới đường 0,5 lít/m2 (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 33-2006).

- Đơn vị nhà thầu thi công trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như: Khẩu trang, mũ, ủng, quần áo bảo hộ lao động trong khi làm việc để bảo đảm sức khỏe cho người công nhân lao động.

Giảm thiếu ô nhiễm không khỉ do khí thảỉ và bụi từ các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị trên công trường

- Bố trí tường tôn cao 2m xung quanh khu vực thi công xây dựng để cách ly với khu vực xung quanh.

- Khi xây dựng tầng cao đến đâu cần phải che chắn đến đó bằng vải bạt, nylon, ván ép,...

- Xe chở đúng trọng tải quy định, sử dụng đúng nhiên liệu với thiết kế của động cơ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về lưu thông.

- Trang bị khẩu trang, găng tay, kính mắt,... cho những người làm việc tại các khu vực có khả năng phát sinh ô nhiễm không khí.

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, máy xúc, máy ủi đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt. Các phương tiện phải đảm bảo đủ các điều kiện lưu hành, trong thời hạn cho phép theo đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải.

Giảm thiểu bụi, khí phát sinh từ công đoạn hàn

Xung quanh khu vực dự án được lắp dựng tường tôn cao 2m đển hạn chế đến mức thấp nhất các tác nhân ô nhiễm phát tán ra bên ngoài.

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

- Hạn chế vận hành đồng thời các thiết bị gây ồn: Bố trí thời gian và sắp xếp các hoạt động thi công hợp lý nhằm hạn chế việc diễn ra đồng thời các hoạt động gây ồn để giảm mức ồn tổng số.

- Thực hiện quy trình, quy phạm thi công: Việc thực hiện nghiêm túc các quy phạm thi công vào những thời điểm nhất định sẽ làm giảm đáng kể tiếng ồn trong thi công, cụ thể là chỉ vận hành các thiết bị được bảo dưỡng tốt ngay ngoài hiện trường; Bảo trì thiết bị trong suốt thời gian thi công; Tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết để giảm mức ồn tích lũy ở mức thấp nhất.

- Giám sát ô nhiễm tiếng ồn trong thi công: Là một phần trong giám sát thi công. Công tác giám sát được thực hiện tại các khu vực nhạy cảm.

- Lựa chọn các thiết bị có tiếng ồn thấp, kiểm tra sự cân bằng của các máy móc thiết bị. Kiểm tra độ mòn chi tiết và cho dầu bôi trơn thường kỳ.

- Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố trong quá trình xây dựng

- Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động.

- Biện pháp giảm thiểu mật độ giao thông, tai nạn giao thông.

- Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ.

- Phòng tránh tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp cho công nhân xây dựng.

- Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông.

- Sự cố phát tán bụi, rơi trang thiết bị, vật liệu xây dựng từ trên cao.

  1. Giai đoạn vận hành

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân, trường học, khu dịch vụ, thương mại,… sẽ được đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung công suất 4.000 m3/ngày để xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (K = 1,0) trước khi xả thải ra Suối Tre (là 01 nhánh của Suối Cái).

Nước mưa chảy tràn

- Hệ thống thoát nước thiết kế cho khu vực quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng nước mưa và nước thải. Hệ thống thoát nước theo chế độ tự chảy.

- Nước mưa được thoát theo độ dốc của san nền và cốt đường giao thông nội bộ, qua hệ thống cống BTCT trên các tuyến đường.

- Nước mưa trong các lô đất, trên đường được thu về các cửa thu có song chắn rác, rồi tập trung chảy về các hố ga trên tuyến cống thoát nước mưa.

Để đảm bảo việc tiêu thoát nhanh chia khu vực thành các lưu vực thoát nước

- Nước mưa trong các lô đất, trên đường được thu về các cửa thu có song chắn rác, rồi tập chung chảy về các hố ga trên tuyến cống thoát nước mưa.

- Hệ thống giếng thu nước mưa được bố trí cách nhau khoảng 30 m.

Bố trí đường ống thoát nước mưa

- Trên các mặt cắt ngang đường, cống thu nước mưa được bố trí dưới các vỉa hè cách mép vỉa hè khoảng 2m chi tiết xem mặt cắt ngang điển hình. Nước mưa trong các lô đất, trên đường được thu về các cửa thu có song chắn rác bằng gang, rồi tập trung chảy về các hố ga trên tuyến cống thoát nước mưa.

- Đường kính cống thoát nước được thiết kế căn cứ vào lưu lượng nước mưa của dự án và các khu vực lân cận, cống được dùng là cống bê tông cốt thép ly tâm có đường kính từ D600, cống hộp có khẩu độ BxH = 2x2m và 2x1,6m.

Hố ga:

- Hố ga thu nước mưa đặt dọc đường khoảng cách giữa các hố ga là khoảng 30 m/hố.

- Ga thu trực tiếp lòng đường được thiết kế chịu tải trọng.

- Ngoài ra Chủ dự án cũng áp dụng các biện pháp phòng tránh ô nhiễm nước mưa như:

+ Vệ sinh thường xuyên mặt bằng sân bãi.

+ Định kỳ kiểm tra, nạo vét mương thoát nước mưa đảm bảo không bị tắc nghẽn, ứ động tần suất 06 tháng/lần.

+ Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải bừa bãi vào hệ thống thoát nước bề mặt.

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của các hộ dân sinh sống.

Biện pháp giảm thiểu nguồn chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn phát sinh từ khu dân cư, trường học, các công trình dịch vụ, thương mại,… sẽ thực hiện phân loại rác sinh hoạt theo quy định, tập kết rác sinh hoạt đúng vị trí quy định; chính quyền địa phương hoặc Ban Quản lý Khu dân cư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thực hiện thu gom rác sinh hoạt hàng ngày.

Rác thải tại các công trình công cộng như công viên, đường nội bộ và tại trạm XLNT, Ban Quản lý Khu dân cư sẽ đầu tư các thùng chứa rác dung tích 120 lít/thùng để lưu chứa tạm và chuyển giao cho đơn vị có chức năng theo quy định.

- Chất thải rắn phát sinh do quá trình duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, vận hành trạm XLNT của dự án:

Các loại chất thải rắn phát sinh như bùn đất, cây cối, vật liệu xây dựng hỏng, gạch đá phá dỡ, sửa chữa công trình công cộng được Ban Quản lý Khu dân cư thuê các đơn vị có đủ chức năng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý theo quy định.

Đối với đường bê tông hỏng phải bóc đi để sửa, sau này sẽ thực hiện bằng công nghệ mới để tái chế, tái sử dụng lại bê tông nhựa vừa được bóc tách ra. Ban Quản lý Khu dân cư sẽ thuê các đơn vị có chức năng để tiến hành duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật vừa đảm bảo quá trình duy tu bảo dưỡng vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Bùn thải từ trạm XLNT: Ban Quản lý Khu dân cư sẽ thực hiện phân định bùn thải và quản lý theo quy định.

Biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại phát sinh từ trạm XLNT:

- Tại trạm XLNT, khu vực lưu trữ chất thải nguy hại được bố trí theo đúng quy định, nền bê tông, gờ chống chảy tràn và có mái che, có biển nhận biết khu vực và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với diện tích khoảng 20 m2­. Ban Quản lý Khu dân cư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ dân cư, trường học, khu thương mại, dịch vụ:

- Theo quy định BVMT tỉnh Bình Dương, chính quyền địa phương sẽ bố trí điểm tập kết, thu gom CTNH và quy định thời điểm thu gom. Chính quyền địa phương sẽ phổ biến các thông tin này đến toàn bộ dân cư để mang CTNH đến đúng vị trí và thời điểm, tiến hành thu gom theo quy định.

Biện pháp giảm thiểu khí thải

Đối với các phương tiện giao thông vận tải:

- Bố trí các làn đường dẫn vào bãi đỗ xe phải hợp lý; phương tiện ra vào phải theo đúng quy định hướng dẫn của người quản lý.

- Định kỳ phun nước rửa bãi đỗ xe để làm sạch đất cát trên mặt sàn, nhằm tạo độ ẩm, hạn chế phát tán bụi trong khu vực.

- Tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường đối với các phương tiện giao thông.

- Trồng cây xanh: Quy hoạch trồng cây xanh là biện pháp hỗ trợ tích cực để vừa giúp lọc không khí và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực dự án. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí. Diện tích cây xanh, mặt nước được bố trí hài hòa kết hợp sân vườn với tổng diện tích 120.774,5 m2 chiếm 12,1%.

Đối với hoạt động của điều hòa nhiệt độ

- Hệ thống điều hòa nhiệt độ được lắp đặt tại vị trí hợp lý theo thiết kế, đảm bảo không phát tán nhiệt dư gây ô nhiễm nhiệt cục bộ.

- Khuyến khích các hộ dân sử dụng lắp đặt các loại điều hòa theo công nghệ mới, tiết kiệm điện năng thân thiện môi trường để hạn chế phát thải CFC.

Đối với hoạt động nấu ăn tại mỗi hộ, khuyến khích người dân sử dụng các biện pháp sau:

- Thực hiện biện pháp thông thoáng tại khu vực nấu ăn bằng cách bố trí các quạt hút mùi, quạt thông gió. Sử dụng máy hút khói và khử mùi khói bếp với các chức năng sau: Triệt tiêu CO2, loại độc chất trong gas, mùi thức ăn, lọc không khí, bảo vệ sức khỏe, môi trường, hạn chế hư hỏng các đồ vật trang trí nội thất cao cấp. Loại máy hút khói và khử mùi có màng lọc bằng than hoạt tính lọc khói, khử mùi dùng cho nhà bếp. Khi hoạt động, máy sẽ hút khói có lẫn mùi đi qua màng lọc khói (màng than hoạt tính), mùi, sau đó trả lại không khí sạch cho bếp. Màng lọc sau sử dụng sẽ được nhà cung cấp loại bỏ và thay thế màng lọc mới.

Mùi hôi:

- Thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày từ đường xá, cống rãnh, các khu vực công cộng để giảm thiểu khả năng ô nhiễm từ quá trình phân huỷ hữu cơ làm phát sinh các khí thải có mùi hôi gây ô nhiễm môi trường chung.

- Định kỳ 06 tháng/lần: nạo vét, thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải từ các cống rãnh, các khu vực công cộng, để giảm thiểu khả năng ô nhiễm từ quá trình phân hủy hữu cơ làm phát sinh các khí thải có mùi hôi gây ô nhiễm môi trường chung.

- Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại mỗi hộ gia đình sẽ được đơn vị chức năng vận chuyển ngay đi trong ngày không để tồn đọng, ứ đọng rác.

Áp dụng các giải pháp thu gom mùi tại trạm XLNT tập trung; bùn thải được chuyển giao sớm nhất để hạn chế phát sinh mùi; trồng cây xanh cách ly theo quy định để hạn chế mùi từ trạm XLNT ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.

Ngoài ra, để hạn chế các tác động đến môi trường không khí Ban Quản lý Khu dân cư trồng cây xanh trong khuôn viên vừa gia tăng cảnh quan vừa hạn chế được ô nhiễm không khí do cây xanh có khả năng hút, giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn và giảm thiểu tiếng ồn, tạo môi trường xanh.

Cây xanh có khả năng giữ bụi tương đối tốt phụ thuộc vào loại cây và đặc thù của lá cây (lá to hay nhỏ, lùm hay tán) và phụ thuộc vào thời tiết (mưa nhiều hiệu quả lọc bụi của cây xanh sẽ hiệu quả hơn). Hiệu quả lọc bụi của cây xanh khoảng 20 - 65%.

- Đối với quá trình duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng, biện pháp giảm thiểu như sau:

+ Biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tác động khi thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật đối với các hạng mục như sửa đường, lát lại vỉa hè, thay thế cây trồng là: Khoanh vùng, quây kín khu vực sửa chữa bằng hàng rào tôn nếu khối lượng công việc nhiều và thời gian dài ngày; Nếu công việc có tính ngắn hạn và dải rác nhiều khu vực thì biện pháp tốt nhất là thực hiện vào ban đêm, hoặc tránh các giờ cao điểm sáng, chiều;

+ Đối với việc nạo vét cống rãnh phải thực hiện vận chuyển bằng các xe có thùng kín không để rò, rỉ rơi vãi bùn ra đường giao thông;

+ Đối với các công việc thực hiện không tránh khỏi rơi vãi bùn đất, vật liệu xây dựng ra đường giao thông thì cần thực hiện các biện pháp như rải nước làm ẩm giảm bụi, làm sạch bụi bẩn trên đường giao thông thường xuyên để giảm bụi;

Đối với trạm xử lý nước thải, cần phải đảm bảo các bể hoạt động liên tục ổn định, tránh để vi sinh vật hữu hiệu bị chết sẽ gây mùi hôi, bên cạnh đó trạm xử lý nước thải đặt xa khu người dân sinh sống sẽ làm giảm đáng kể mùi phát sinh ra môi trường xung quanh.

Biện pháp giảm thiểu tác động gây ra bởi rủi ro, sự cố

- Các sự cố kỹ thuật và an toàn lao động.

- Phòng chống cháy nổ.

- Phòng chống sét, thiên tai, ngập lụt.

- An toàn giao thông.

- Biện pháp ứng phó sự cố các công trình xử lý chất thải.

Chi tiết các tác động cụ thể cũng như biện pháp giảm thiểu vui lòng xem trong hồ sơ ĐTM chi tiết đính kèm.