Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?

Nhận xét về dự thảo chương trình môn Khoa học (lớp 4, 5 cấp Tiểu học), TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) cho rằng, môn học đã chuyển tải hết được ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Nhìn tổng thể, bà có nhận xét như thế nào về môn Khoa học (lớp 4, 5 cấp tiểu học) trong Chương trình giáo dục phổ thông mới?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, dự thảo chương trình môn Khoa học ở lớp 4, 5 được xây dựng dựa trên quan điểm tích hợp cao, tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực người học và là chương trình mở.

Nội dung chương trình môn học được chia thành các chủ đề, một số chủ đề nội dung của môn Khoa học (chủ đề Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe) được phát triển đồng tâm từ môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3). Các năng lực chuyên môn của môn Khoa học cũng được kế thừa và phát triển từ một số năng lực chuyên môn của môn Tự nhiên và Xã hội: Nhận thức thế giới tự nhiên; Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

Với thời lượng 70 tiết/năm thì khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt của môn học là phù hợp.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên).

Bà đánh giá thế nào về kiến thức tích hợp trong bản dự thảo môn học? So với môn học hiện hành, dự thảo chương trình môn học đã có sự tinh giản nội dung kiến thức hay chưa?

Định hướng tích hợp các kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên, về con người, sức khoẻ và an toàn trong dự thảo môn Khoa học được kế thừa và phát triển từ chương trình hiện hành (Môn Khoa học lớp 4, 5 cấp Tiểu học) nhưng được bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ hơn. Nội dung chương trình đã tinh giản những nội dung khó hoặc trùng lặp, cập nhật những nội dung thiết thực, gần gũi.

Ví dụ như: Tinh giản các nội dung về vật liệu (Khoa học 5) vì nội dung này học sinh sẽ được học trong môn Tin học và công nghệ ở tiểu học; đưa vào chương trình nội dung về đất, nấm, vi khuẩn, virus ở mức độ đơn giản, phù hợp với trình độ học sinh. Điều này khẳng định sự phù hợp, cập nhật của chương trình mới và chương trình này đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất trong việc giúp học sinh có những hiểu biết về môi trường tự nhiên, về con người, sức khoẻ và an toàn.

Kiến thức theo dự thảo chương trình môn Khoa học có giảm tải so với môn Khoa học hiện hành hay không, thưa bà?

Nếu nhìn vào nội dung khái quát các chủ đề, dự thảo chương trình môn học xuất hiện một số nội dung mới về nấm, vi khuẩn và virus mà trong chương trình hiện hành không có. Tuy nhiên nếu đọc kĩ, có thể thấy rằng, so với chương trình hiện hành, kiến thức môn Khoa học theo dự thảo chương trình đã giảm tải hơn, nội dung trong các chủ đề được sắp xếp khoa học hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên và chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Khoa học được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc (giữ lại các kiến thức căn bản, cốt lõi; tinh giản những kiến thức khó, trùng lặp; cập nhật, bổ sung những kiến thức thiết thực, phù hợp với xã hội hiện đại).

Đặc biệt cấu trúc chương trình mở, cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, tự đặt các tiêu đề bài học, chủ động điều chỉnh về thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề. Điều này trước hết giúp giáo viên có thể nâng cao vai trò và trách nhiệm trong việc phát triển chương trình dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên có thể khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học, các đối tượng học tập phù hợp ở địa phương.

Bên cạnh đó, so với chương trình hiện hành, các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức được thể hiện rõ hơn thông qua các chỉ báo cụ thể về yêu cầu cần đạt trong mỗi mạch nội dung môn học; các kĩ năng như quan sát, dự đoán, giải thích, trình bày... được chú trọng hơn.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?
Môn Khoa học tích hợp kiến thức vật lí, hoá học, sinh học giúp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên...

Theo bà, việc đánh giá kết quả giáo dục môn học Khoa học có gặp khó khăn gì không?

Chương trình môn học được biên soạn theo hướng phát triển năng lực học sinh, chính vì thế việc đánh giá kết quả học tập môn học cũng được thể hiện rõ theo định hướng phát triển năng lực. Bên cạnh các năng lực chung, môn Khoa học chú trọng phát triển ở học sinh các năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, đặc biệt là năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, để đánh giá được kết quả học tập môn học, bắt buộc giáo viên phải huy động, sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập...

Đây là việc làm khó và yêu cầu cao hơn so với chương trình hiện hành. Tuy nhiên, việc thiết kế, sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau này đã được định hướng cụ thể ở phần Đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình môn học. Mặt khác, việc sử dụng các động từ có thể lượng hoá được trong yêu cầu cần đạt cụ thể của từng chủ đề cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn hình thức và công cụ đánh giá phù hợp với nội dung, chủ đề môn học.

Nhật Nam (thực hiện)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?
- Trong chương trình phổ thông mới, môn Khoa học ở lớp 4 và 5 với thời lượng 70 tiết cho mỗi lớp, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3).

Môn học này tích hợp những kiến thức về vật lý, hoá học, sinh học và nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

Đồng thời góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là: năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên; tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức khoa học giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp với yêu cầu bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Chương trình môn Khoa học nhấn mạnh đến các quan điểm: Tích hợp kiến thức vật lý, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sức khoẻ và an toàn; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề, trong từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống, giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai... được đưa vào ở mức độ đơn giản và phù hợp; Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, tìm tòi, khám phá, quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm.

Chương trình gồm 6 chủ đề

Chương trình sẽ bao gồm 6 chủ đề là: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn, virus; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường.

Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. So với chương trình hiện hành, chương trình tinh giản một số nội dung chồng chéo với môn học khác hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp THCS, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Ví dụ, tinh giản các nội dung về vật liệu (các nội dung này sẽ được học trong môn Tin học và công nghệ ở tiểu học, đồng thời sẽ được học kĩ trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6); đưa vào nội dung học về đất; nấm, vi khuẩn, virus.

Hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức được làm rõ hơn trong chương trình, thể hiện qua các yêu cầu cần đạt trong mỗi mạch nội dung. Các kỹ năng tiến trình (như quan sát, dự đoán, giải thích, trình bày…) được chú trọng hơn. Các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Phương pháp giáo dục trong môn Khoa học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội làm việc cá nhân và theo nhóm; tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên thông qua quan sát, làm các thí nghiệm, thực hành đơn giản; vận dụng kiến thức vào việc giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Đánh giá bằng nhiều công cụ, hình thức

Để đánh giá được kết quả giáo dục hình thành phẩm chất và năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý không chỉ đánh giá việc hiểu biết kiến thức, mà cần quan tâm đến việc đánh giá các kỹ năng, thái độ của học sinh trong học tập môn Khoa học.

Để đánh giá được quá trình học tập của học sinh, giáo viên cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm... Các hình thức đánh giá gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng (học sinh đánh giá lẫn nhau), đánh giá của cha mẹ học sinh. Qua các hoạt động đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, hợp tác. 

Đánh giá tổng kết môn Khoa học được thực hiện sau khi học sinh học xong mỗi chủ đề với mục đích xác định xem học sinh đã học được những gì. Kết quả đánh giá tổng kết môn Khoa học được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình môn học.    

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Khoa học mới chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc (giữ lại những kiến thức căn bản cốt lõi, tinh giản những kiến thức khó, không phù hợp…). Thêm vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Khoa học ở tiểu học đã được tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp. Đó là những thuận lợi để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy được môn học.

Chương trình môn Khoa học là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài ra, chương trình còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường.

Chương trình cũng khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những phương tiện dạy học hiện đại khác (nếu có).

Tuy nhiên, chương trình mới được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hình thành năng lực cho học sinh, bên cạnh đó còn có một số nội dung kiến thức mới được đưa vào chương trình. Vì vậy, giáo viên có thể sẽ gặp một số khó khăn ban đầu và có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên và các hoạt động tập huấn thường xuyên, định kỳ.

Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Khoa học. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.

Thanh Hùng

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?

Nội dung chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới sẽ tinh giản nhiều so với chương trình hiện hành, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế.

Ở chương trình phổ thông mới, chương trình môn Vật lý sẽ coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm và các kỹ năng thực hành.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Việc đánh giá môn khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.