Vì sao to Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà

ĐẶT VẨN ĐỀ Tìm hiểu nội dung truyện đọc vể Tô Hiến Thành. Câu hỏi: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Hường dẫn trả lời: Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo. Trần Trung Tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi Tô Hiến Thành. Câu hỏi: Vì sao, Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước? Hướng dẫn trả lời: Vì, Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì vị nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp. Câu hỏi: Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành, em hiểu gì về ông? Việc làm của ông biểu hiện đức tính gì? Hướng dẫn trả lởi: Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung. Việc làm của ông biểu hiện đức tính chí công vô tư. Tìm hiểu nội dung truyện đọc “Điều mong muốn của Bác Hồ”. Câu hỏi: Bác Hồ mong muốn điều gì? Hướng dẫn trả lời: Điều mong muôn của Bác Hồ là Tổ quốic được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no. Câu hỏi: Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi là gì? Hướng dẫn trả lời: Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi: + “Phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân” + “Làm cho ích quốc, lợi dân” Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hướng dẫn trả lời: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân”. Câu hỏi: Theo em, điều mong muốn của Bác Hồ đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đôi với Bác? Hướng dẫn trả lời: Chính nhờ phẩm chất cao đẹp đó, Bác được nhân dân tin yêu, kính trọng., khâm phục, tự hào, gần gũi,... Câu hỏi: Việc làm của Bác Hồ biểu hiện đức tính gì? Hường dẫn trả lời: Việc làm của Bác Hồ biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất đạo đức chí công vô tư. NỘI DUNG BÀI HỌC Câu hỏi: Chí công vô tư là gì? Hướng dẫn trả lời: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Câu hỏi: Theo em, có phải trong cuộc sôhg ai cũng cần có chí công vô tư không? Hướng dẫn trả lời: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Câu hỏi: Chí công vô tư được biểu hiện như thế nào? Hưởng dẫn trả lời: Chí công vô tư không chỉ biểu hiện qua lời nói, mà còn phải được biểu hiện qua việc làm và hành động cụ thể trong cuộc sông hằng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Câu hỏi: Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Hành vi nào thể hiện không chí công vô tư? Giải quyết công việc công bằng; Giải quyết công việc vì mục đích riêng; Dùng xe ô tô của cơ quan chở gia đình về quê ăn Tết; Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng; đ) Sử dụng điện, nước ở cơ quan để giặt, ủi áo quần cho bản thân; Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo. Hướng dẫn trả lời: Hành vi thể hiện đức tính chí công vô tư: (a), (d), (e). Hành vi thể hiện đức tính không chí công vô tư: (b), (c), (đ). Câu hỏi: Theo em, một người luôn cố gắng phâh đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì người đó có phải là không chí công vô tư không? Cho ví dụ? Hường dẫn trả lời: Một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì đó không phải là biểu hiện của hành vi không chí công vô tư. Ví dụ: Người đó mong muôh làm giàu chính đáng, mong muốn thành đạt và có kết quả cao trong học tập và công tác... Câu hỏi: Những người có biểu hiện như thế nào được xem là những kẻ đạo đức giả (giả danh chí công vô tư)? Hướng dẫn trả lời: Những người khi nói có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể hiện tính ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, cộng đồng hay vì tình cảm riêng tư mà thiên lệch trong giải quyết công việc. Câu hỏi: Em hãy nêu ví dụ về lối sôhg chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày. Hưởng dẫn trả lời: Hai bạn mắc khuyết điểm như nhau, cô giáo chủ nhiệm đã xử lí công bằng mức hình thức kỉ luật, không thiên vị bạn nào, dù trong hai bạn có thể một người là con của một giáo viên trong trường. Bác An ở cạnh nhà em hiến đất để xây dựng trường mầm non. Đội thanh niên tình nguyện dạy học miễn phí ở các lớp học tình thương... Câu hỏi: Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư? Hướng dẫn trả lời: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng. Câu hỏi: Để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư, mỗi người chúng ta phải như thế nào? Hường dẫn trả lời: Để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư, mỗi người chúng ta: Phải có nhận thức đúng để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (hoặc không chí công vô tư). Phải có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công VÔ tư. Đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc. BÀI TẬP Bàỉ tập 1: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư, hành vi nào không chí công vô tư? Vì sao? Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muôn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm chò những người bạn chơi thân với mình. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi đã cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi công việc. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra. đ) Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới. Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt băng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành. Hường dẫn trả lời: Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (e) + Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị. + Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân. Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. Những hành vi (a), (b), (c), (đ), thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuâ't phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phôi mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.. Bài tập 2: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Tại sao? Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư. Người sông chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho mình. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân. đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm. Hướng dẫn trả lời: Tán thành với quan điểm (d), (đ). Không tán thành với các quan điểm sau: + Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền. + Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. + Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đốì xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...). Bài tập 3: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy? Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em. Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối. Trong danh sách đề cử đi dự hội nghị (Cháu ngoan Bác Hồ) của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó mắc khuyết điểm. Hướng dẫn trả lời: Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm đó không thể hiện sự chí công vô tư. Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái sai của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với cái sai của ông Ba. Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, như vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư. Bài tập 4: Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết? Hướng dẫn trả lời: Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều bị điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô thể hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đốì với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.

(TG) - Mượn tích xưa, chuyện hiền nhân chọn người tài để răn chuyện nay...

Vì sao to Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà
Ảnh minh hoạ

Chuyện xưa,ghi lại rằng, khi vua Cao Tông được 7 tuổi, Thái phó Tô Hiến Thành lâm trọng bệnh, mọi việc lúc này dồn lên quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Là người tài năng đức độ, lại lo cho công việc nên Trần Trung Tá ít có thời gian thăm nom Tô Hiến Thành. Trong khi đó, quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường lại ngày đêm túc trực, hầu hạ, cơm nước, thuốc thang, tỏ ra lo lắng cho bệnh tình của ông.

Nhận thấy Tô Hiến Thành tuổi già sức yếu khó qua khỏi, Đỗ Thái hậu (mẹ vua Lý Cao Tông) tới thăm và hỏi rằng nếu ông có mệnh hệ gì thì ai có thể thay ông được. Tô Hiến Thành không chút do dự trả lời:“Người thay thế thần chỉ có thể là Trần Trung Tá!”

Thái hậu ngạc nhiên, hỏi:“Tán Đường ngày ngày hầu hạ, thuốc thang cho ông, sao ông không tiến cử? Trần Trung Tá luôn thờ ơ với ông, sao ông lại ưa chuộng làm vậy?”

Tô Hiến Thành rành rẽ đáp từ:“Nếu Thái hậu hỏi người lo việc đại sự quốc gia, thần cử Trần Trung Tá. Nếu cần người phục dịch cơm nước, thuốc thang, thì ngoài Võ Tán Đường, chẳng còn ai hơn được!”.

Từ câu chuyện nhỏ, sáng rõ hơn đức chính trực, thẳng ngay của Thái phó Tô Hiến Thành, khi ông chẳng vì vị nể, riêng tư, vì ơn riêng mà chọn kẻ nịnh hót, cơ hội, gạt đi người đức, người tài.

Mượn tích xưa, chuyện hiền nhân chọn người tài để răn chuyện nay, khi có nơi, có chỗ, những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung bị “bỏ quên”,hoặc “vô hiệu hóa”; trong khi, không ít kẻ nịnh hót, cơ hội, ngọt ngon “cửa trước”, nham hiểm “cửa sau” vẫn được trọng dụng, cất nhắc, tin dùng. Đó đây, ở cơ quan này, đơn vị nọ, công tác cán bộ có “tiếng” là khâu then chốt, nhưng vì “lợi ích nhóm”, những mối quanhệ ngoài luồng, thân quen… đã tác động vào các khâu, các bước trong quy trình. “Con sâu làm rầu nồi canh”, đã có hiện tượng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cố tình tạo ra cơ chế, chủ trương, chính sách về công tác cán bộ trái với quy định chung của Đảng, Nhà nước. Từ việc nới lỏng các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, điều kiện tiếp nhận đến việc mở rộng đối tượng luân chuyển, bố trí công tác, đi học, đi đào tạo ở nước ngoài,…tạo kẽ hở cho người thân quen, “cánh hẩu”, người cùng “chí hướng” có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đó, đạt được mục đích. Vì “lợi ích nhóm”, họsẵn sàng đưa những cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chí vào các vị trí lãnh đạo; bố trí cán bộ không vì năng lực, vì công việc mà vì thân quen, đến khi bị phát hiện, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì “lớn tiếng” ngụy biện rằng: Tập thể cấp ủy, lãnh đạo đã triển khai “dân chủ”, “đúng quy trình”, “đúng nguyên tắc”, “minh bạch”, “công khai.v.v.. Điều này đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại sai?”

Ngẫm ra, để công tác cán bộ thực sự là khâu then chốt, để việc tuyển chọn cán bộ, sử dụng cán bộ thực sự chọn lựa được người tài năng, đức độ không chỉ cần có một quy trình chặt chẽ, quy củ, bài bản, mà hơn cả, mỗi cá nhân, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu, cần có tâm trong sáng, đức hy sinh, không vì tình riêng, cá nhân, “lợi ích nhóm” mà quên đi lợi ích chung của đất nước, tập thể.

Câu chuyện nhỏ về Thái phó Tô Hiến Thành, nghìn năm sau vẫn vang lời nhắc nhở hậu thế, rằng

Song Minh