Hoàng vũ chuyên quốc học huế thi olimpia năm nào năm 2024

17 năm qua, nhiều cuộc tranh tài nghẹt thở đến phút cuối tại "Đường lên đỉnh Olympia" để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Điều này đã tạo nên sức hút riêng cho chương trình.

N

ăm nào cũng vậy, hành trình Đường lên đỉnh Olympia càng gần trận chung kết càng trở nên gay cấn. Quyết tâm giành vòng nguyệt quế vinh quang của các thí sinh nổi bật nhất đã làm nên những trận tranh tài kịch tính.

Cùng Zing.vn điểm lại những cuộc đọ sức đáng nhớ nhất trong lịch sử 17 năm phát sóng Đường lên đỉnh Olympia.

Những màn đối đáp hài hước nhất 'Đường lên đỉnh Olympia' năm thứ 17 Tự "dìm hàng", không ngại khoe sở thích độc đáo hay thể hiện sự "ngố tàu"... là các màn giao lưu khiến khán giả bật cười của thí sinh "Đường lên đỉnh Olympia 2017".

Cuộc rượt đuổi điểm số gay cấn và sự cố từ ban tổ chức

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 5 (phát sóng ngày 22/8/2004) khép lại với chiến thắng thuộc về Đỗ Lâm Hoàng (THPT Gò Vấp, TP.HCM) với 220 điểm.

Chỉ kém nhà vô địch lần lượt 10 điểm, 20 điểm, hai thí sinh Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Thị Ngọc Thơ (THPT Chuyên Kon Tum, Kon Tum) khiến cổ động viên không khỏi tiếc nuối. Nam sinh Nguyễn Trung Dũng (THPT Chu Văn An, Thái Nguyên) giành 140 điểm chung cuộc.

Cả 4 "nhà leo núi" tỏ ra ngang tài ngang sức khi bám đuổi nhau từng điểm số trong suốt 3 vòng thi Khởi động, Vượt chướng ngại vật và Tăng tốc. Cuộc đua trở nên quyết liệt, gay cấn khi các thí sinh bứt phá ở vòng thi Về đích.

Họ không ngại chọn câu hỏi 30 điểm để nâng cao quỹ điểm. Kết thúc lượt câu hỏi thứ nhất ở phần thi này, điểm số của Trung Dũng, Thái Bảo, Lâm Hoàng, Ngọc Thơ lần lượt là 170, 180, 190 và 170 điểm.

Hoàng vũ chuyên quốc học huế thi olimpia năm nào năm 2024
4 thí sinh xuất sắc của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 5. Từ trái qua: Lâm Hoàng, Ngọc Thơ, Trung Dũng và Thái Bảo. Ảnh: Lê Quang/Tuổi Trẻ.

Ở lượt 2, Lâm Hoàng giành quyền trả lời câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học từ Trung Dũng và ghi thêm 30 điểm, tăng quỹ điểm lên 220. Điểm số này giúp nam sinh Sài thành chiến thắng, nhận học bổng du học 35.000 USD.

Sự cố không thống nhất ý kiến của MC Lưu Minh Vũ và ban cố vấn chương trình khi cho điểm thí sinh Lâm Hoàng ở câu hỏi Về đích gần cuối cũng gây tranh cãi vào thời điểm đó. Câu trả lời tự tin nhưng hơi dài dòng của Hoàng được MC Minh Vũ chấp nhận, cho 20 điểm, nhưng một lúc sau đó ban cố vấn mới đưa ra ý kiến ngược lại.

Lâm Hoàng khá "sốc" trước quyết định này, bởi Thái Bảo chỉ kém cậu đúng 10 điểm. Ban tổ chức thay câu hỏi khác cho Hoàng và nói đại ý nếu nam sinh trả lời đúng câu hỏi này sẽ được cộng 20 điểm vừa bị trừ ở câu trước.

Dù rất xúc động và mất bình tĩnh, Lâm Hoàng vẫn trả lời đúng câu hỏi sau thời gian suy nghĩ vừa vặn 30 giây để giành chiến thắng. Cổ động viên bức xúc khi cho rằng nếu không có sai sót từ chương trình, có thể Nguyễn Nguyễn Thái Bảo mới là nhà vô địch năm thứ 5.

Khán giả cổ vũ tại trường quay S9 của Đài THVN, cũng như theo dõi qua màn ảnh nhỏ đều công nhận đây là trận chung kết kịch tính và đáng nhớ nhất trong 5 năm đầu chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhờ sự thông minh, bản lĩnh và tinh thần thi đấu đẹp của cả 4 thí sinh.

Trận chung kết duy nhất có 5 thí sinh

Theo luật của chương trình, một cuộc thi chỉ có 4 thí sinh tham dự. Nhưng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 có tới 5 thí sinh tranh tài.

Lý do là ở cuộc thi quý III, thí sinh Bạch Đình Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội) kém người dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân, THPT Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế) 60 điểm. Cậu quyết định chọn ngôi sao hy vọng ở câu hỏi 30 điểm cuối cùng về các hệ trong cơ thể người.

Theo kiến thức môn Sinh được học, nam sinh trả lời cơ thể người gồm 6 hệ: tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, hô hấp và nội tiết. Ban cố vấn không cho điểm cậu bởi "nội tiết không phải là một hệ" (phải là hệ vận động). Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào chung kết năm.

Hoàng vũ chuyên quốc học huế thi olimpia năm nào năm 2024
5 thí sinh tranh tài tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9. Từ trái qua: Tứ Quý, Thu Trang, Ngọc Hân, Đào Thị Hương, Đình Thắng.

Sau cuộc thi, gia đình Bạch Đình Thắng tới gặp ban tổ chức cùng cuốn sách giáo khoa Sinh học lớp 8 có phần kiến thức rằng nội tiết là một hệ trong cơ thể người.

Cuối cùng, VTV quyết định công nhận câu trả lời của Thắng. Với kết quả đó, cậu bằng điểm với Hồ Ngọc Hân - nhất quý III - và được đi tiếp vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9. Ở cuộc đấu có số thí sinh kỷ lục này, ngôi vị quán quân gọi tên Hồ Ngọc Hân với 245 điểm chung cuộc.

Một câu hỏi quyết định vị trí quán quân

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 chỉ hé lộ sau câu hỏi tiếng Anh cuối cùng ở phần thi Về đích của thí sinh Giang Thanh Tùng (THPT Chuyên Sầm Sơn, Thanh Hóa).

Sau khi Thanh Tùng trả lời sai, Phan Minh Đức (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội) nhanh tay nhấn chuông trả lời, giành 30 điểm cuối cùng để bước lên bục cao nhất với 295 điểm. Trước đó, Minh Đức và Đỗ Đức Hiếu (THPT Lê Lợi, Thanh Hoá) - về nhì với 250 điểm - có màn rượt đuổi điểm số rất gay cấn.

Tranh cãi nổ ra khi khán giả cho rằng Phan Minh Đức phát âm và đánh vần sai đáp án cho câu hỏi giúp cậu chiến thắng. Cụ thể, thay vì phát âm ['plʌmə] (pờ-lăm-mờ), Minh Đức lại nói ['plʌmbə] (pờ-lăm-bờ). Hai lần MC Tùng Chi yêu cầu đánh vần, nam sinh này đều lần lượt nói p-l-u-m-p-e-r (đúng phải là plumber).

Quán quân Olympia 2010 phát âm, đánh vần sai Theo khán giả, chương trình đã không công bằng khi cộng điểm cho nam sinh Phan Minh Đức.

Nhiều người không đồng ý với kết quả này, bởi cho rằng với phần phát âm và đánh vần sai, Minh Đức phải bị trừ 15 điểm, còn lại 250 điểm bằng Đức Hiếu. Nghĩa là hai nam sinh phải bước vào phần thi phụ để phân thắng thua.

Sau cùng, cố vấn tiếng Anh của chương trình khẳng định câu trả lời của Đức là chính xác vì hầu hết người châu Á đều dễ phát âm nhầm lẫn, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu. Nam sinh Hà thành vẫn giành suất học bổng 35.000 USD.

Phần thi Về đích nghẹt thở

Đặng Thái Hoàng (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) và Thân Ngọc Tĩnh (THPT Năng khiếu, TP.HCM) là hai cái tên gây chú ý nhất trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12.

Sự bứt phá của hai chàng trai ở phần thi Về đích đã đem tới cho khán giả những phút giây hồi hộp, căng thẳng, vỡ òa trong cảm xúc.

Bước vào phần thi Về đích, Ngọc Tĩnh chỉ có 140 điểm, kém người tạm dẫn đầu - Thái Hoàng - tới 70 điểm. Cậu mạnh dạn chọn gói 80 điểm và hoàn thành trọn vẹn, tạo nên cú "lội ngược dòng", đạt 240 điểm.

Thái Hoàng là người quyết định cục diện trận chung kết khi Về đích cuối cùng. Cần ít nhất 10 điểm để vượt qua số điểm 230 mà Ngọc Tĩnh đang nắm giữ, cậu thận trọng chọn gói 40 điểm.

Cổ động viên THPT Hòn Gai (Quảng Ninh) lo lắng khi Thái Hoàng để mất 10 điểm ở câu hỏi thứ nhất. Nếu muốn thắng, nam sinh không thể phạm sai lầm nào ở 3 câu còn lại.

Hoàng giữ vững tinh thần, lần lượt đưa ra các đáp án đúng, ghi 30 điểm còn lại. Đầu cầu Quảng Ninh như vỡ tung trong giây phút MC Tùng Chi công bố Thái Hoàng là thí sinh vô địch Olympia năm thứ 12.

Dù không chiến thắng, Thân Ngọc Tĩnh cũng được nhiều người mến mộ với kiến thức chắc chắn ở nhiều lĩnh vực cùng bản lĩnh thi đấu ấn tượng.

Cuộc đua Về đích kịch tính tại chung kết Olympia năm thứ 12 Thân Ngọc Tĩnh và Đặng Thái Hoàng đã cống hiến cho khán giả màn đấu trí ngang tài ngang sức ở vòng thi cuối cùng tại chung kết O12.

Ngay sau cuộc thi, Ngọc Tĩnh và Thái Hoàng bất ngờ trở thành tâm điểm gây tranh cãi. Lý do là ở câu hỏi thuộc lĩnh vực Toán học trong phần thi Tăng tốc, đáp án Hoàng chọn từ gợi ý của chương trình là 6 và được cho điểm. Tuy nhiên, khán giả phân tích các đáp án ban tổ chức đưa ra đều sai.

Bởi vậy, Thái Hoàng phải bị trừ 30 điểm trong tổng điểm chung cuộc. Người vô địch năm đó phải là Thân Ngọc Tĩnh với 230 điểm. Bên cạnh đó, không ít người chỉ trích việc trừ điểm là không công bằng và không thể quyết định cục diện trận đấu.

Hàng loạt trang mạng được lập ra để ủng hộ cả Thân Ngọc Tĩnh và Đặng Thái Hoàng. Fanpage chương trình cũng quá tải vì những lời yêu cầu xử lý vụ việc thỏa đáng từ phía khán giả. Cuối cùng, kết quả được giữ nguyên.

Những màn 'lội ngược dòng' ngoạn mục

Hồ Đắc Thanh Chương (THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế) là thí sinh nhỏ tuổi nhất tranh tài tại cuộc thi quý II, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16.

Tuy nhiên, cậu tỏ ra không kém cạnh 3 bạn chơi về cả kiến thức và tâm lý. Sau hai vòng thi đầu, chênh lệch điểm số với thí sinh dẫn đầu lên tới 120, nhưng Chương giữ tâm lý thoải mái, cố gắng thi đấu hết mình.

Tình thế xoay chuyển khi nam sinh Huế càng chơi càng hay ở 2 vòng thi cuối. Để đuổi kịp số điểm của Đặng Việt Hưng (THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai), Chương quyết tâm chọn gói câu hỏi 80 điểm và hoàn thành khá tốt.

Không dừng lại ở điểm số 230, Thanh Chương ghi thêm 40 điểm từ gói câu hỏi của thí sinh khác. Việt Hưng không giấu được sự hồi hộp trước màn Về đích tốt của Chương.

Ghi điểm rồi lại đánh mất đầy tiếc nuối, chàng trai Đồng Nai ngậm ngùi để Thanh Chương vượt qua số điểm của mình. Cậu đặt cược vào câu hỏi tiếng Anh của bạn chơi cuối cùng.

May mắn không mỉm cười với Việt Hưng, cậu không thể đem cầu truyền hình chung kết Olympia 16 về trường. Chỉ khi kết quả được định đoạt, Thanh Chương mới thở phào nhẹ nhõm và nở nụ cười.

Câu hỏi quyết định thí sinh vào chung kết Olympia năm thứ 16 Trả lời sai câu hỏi cuối cùng ở cuộc thi quý III, "Đường lên đỉnh Olympia" 2016, Đặng Việt Hưng không thể san bằng điểm số với Hồ Đắc Thanh Chương và ngậm ngùi về nhì.

Phạm Thọ Quốc Long (THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) - một trong 4 thí sinh sẽ thi chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 vào 27/8 tới - cũng để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả nhờ cú "lội ngược dòng" ngoạn mục ở cuộc thi quý III.

Khi cách biệt với Đỗ Mạnh Việt (THPT Lam Sơn, Thanh Hóa) - thí sinh có khả năng cao đem cầu truyền hình thứ 3 về trường - lên tới 90 điểm, Quốc Long hạ quyết tâm chơi hết mình ở vòng thi Về đích.

Cậu liên tiếp giành quyền trả lời 2 câu hỏi ở gói điểm của bạn chơi Nhân Thanh Tùng để dần thu hẹp khoảng cách với Mạnh Việt. Khán giả không khỏi hồi hộp khi lúc này, cách biệt điểm số của hai chàng trai chỉ là 40 điểm.

Quốc Long chọn gói 60 điểm và hoàn thành trọn vẹn với 3/3 câu trả lời chính xác. Với 290 điểm của nam sinh - hơn Mạnh Việt 20 điểm - cổ động viên không khỏi hy vọng cầu truyền hình thứ 3 sẽ về với Bình Thuận.

Ở gói 80 điểm của thí sinh Về đích cuối cùng - Nguyễn Phan Thúy Hiền, Mạnh Việt liên tiếp nhấn chuông xin trả lời 2 câu hỏi với hy vọng vượt qua điểm số của Quốc Long. Tuy nhiên, cậu đành ngậm ngùi nói lời tạm biệt với giấc mơ góp mặt trong trận chung kết năm.

Sự xuất sắc của Quốc Long, Mạnh Việt khiến cuộc thi quý III là một trong những trận tranh tài kịch tính nhất hành trình Olympia 2017.

Hà Nội có bao nhiêu người vô địch Olympia?

Dù Hà Nội có nhiều thí sinh tham gia vào vòng Chung kết năm nhất (15 lần) nhưng mới chỉ có 1 thí sinh vô địch Đường lên đỉnh Olympia.

Hà Tĩnh có ai vô địch Olympic không?

Như vậy, đến nay, đã có 17/63 tỉnh, thành có quán quân Đường lên đỉnh Olympia, gồm: Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP. HCM, Quảng Bình, Quãng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Tiền Giang, Quảng Trị, Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình.

Hải Phòng bao nhiêu lần vô địch Olympia?

Thành tích của Trọng Thành giúp Trường THPT chuyên Trần Phú có năm thứ 2 liên tiếp góp mặt ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Tính đến nay, Hải Phòng đã có 1 lần vô địch Olympia vào năm 2011. Làm được điều này là Phạm Thị Ngọc Oanh, học sinh Trường THPT Tiên Lãng.

Huế bao nhiêu lần vô địch Đường lên đỉnh Olympia?

HCM (9 lần), Thanh Hóa (8 lần), Thừa Thiên - Huế (6 lần), đồng 4 lần là tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Trị và Hải Phòng. Đến hiện tại, tỉnh có nhiều nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia chính là Quảng Ninh với 3 thí sinh; 3 tỉnh có 2 quán quân Olympia là Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.