Vì sao nghề giáo viên được coi trọng

Vì sao nghề giáo viên được coi trọng

  • Vì sao nghề giáo viên được coi trọng

    Trong 2 ngày (27-28/72020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ỦY LAI CHÂUChịu trách nhiệm chính: Đ/c Lê Văn Lương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủyĐịa chỉ: Nhà A, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnhĐiện thoại: 0213.3971.604 ; 02133.876 421 - Fax : 02133.875 155

Email: - Website : http://laichau.dcs.vn


Ghi rõ nguồn 'Trang thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu' khi phát hành lại thông tin từ Website này.

“Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Nói tới nghề nhà giáo, một nghề được tôn trọng nhất trong mọi ngành nghề, cao quý là thế nhưng cũng đi kèm theo là bao nỗi vất vả, thăng trầm. Mỗi dịp 20-11 cận kề, khắp nơi nơi lại bắt đầu treo các biển thông báo, rục rịch tổ chức các buổi lễ kỷ niệm. 20-11 được thể hiện không khí rõ rệt nhất trong suốt thời đi học từ tiểu học, trung học cho tới đại học. Đây là thời gian để tôn vinh những người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Vậy thì tại sao nghề nhà giáo lại được tôn vinh trong xã hội như vậy, những thầy người cô đã đóng góp vai trò thế nào trong cuộc đời của mỗi người?

Vì sao nghề giáo viên được coi trọng

Nghề nhà giáo - "Làm dâu trăm họ" Tận tụy ngày đêm với "đàn con"

Chắc chẳng có nghề nào mà mỗi ngày lại phải đối mặt, giao tiếp với cả trăm con người như nghề nhà giáo. Cứ mỗi tiết học là có cả 40-50 cặp mắt luôn dõi theo theo từng cử chỉ, lời nói.  Mỗi ngày có từ 7- 8 tiết học, có ngày giáo viên phải liên tục đứng lớp tới cả 4-5 tiết.

Bước đi trên bục giảng, bước đi khắp lớp học, hì hụi viết bài trên bảng, hít phấn thường xuyên. Nhiều thầy cô giáo thường bị ho hay hen do hít nhiều bụi phấn. "Tóc thầy bạc trắng vì bụi phấn"

Nghề nhà giáo - Thức đêm hôm để chuẩn bị bài giảng, chấm vở bài tập, chấm bài thi kiểm tra

Nói học sinh vất vả một thì giáo viên vất vả gấp mười. Ngày ngày lên lớp giảng bài cho cả vài trăm học sinh, tối đêm về lại cặm cụi chấm bài thi, chuẩn bị bài giảng cho ngày mới. Tôi còn nhớ các thấy cô giáo của mình căng thẳng thế nào khi có tiết học dự giờ, thậm chí cô còn cho các em học sinh học qua một lượt trước, đặt ra các câu hỏi để dạy các em chi tiết hơn.

Vậy đó, người ta chỉ cần biết nhìn vào kết quả học sinh mà đánh giá về cách dạy, truyền đạt của thầy cô. Đó cũng là lý do tại sao các thầy cô lại ưu ái các bạn học khá trong lớp hơn, chẳng phải chính là kết quả cho thấy khả năng truyền đạt của mình có hiệu quả sao?  

Mỗi khi đến kỳ kiểm tra cuối năm là biết bao nhiêu công việc dồn xuống đầu các thầy cô. Lo việc ra đề thi, rồi lên kế hoạch ôn thi cho các học sinh, trông thi, chấm bài thi, vào điểm sổ.... đủ thứ việc trên đời mà quay cuồng.

Vì sao nghề giáo viên được coi trọng

Nghề nhà giáo - Nhiều lần muốn bỏ nghề vì lương “bèo” không đủ sống

Các thầy cô giáo khi mới bắt đầu bước vào nghề cũng chỉ là những cô cậu sinh viên vừa mới ra trường. Còn nhiều sự lo lắng, bỡ ngỡ khi trực tiếp đứng trên bảng giảng dạy cho cả mấy chục em học sinh. Mức lương của giáo viên cũng tính theo bậc nhà nước, lương khá thấp, được nhiều người nói là “quá bèo”. Nhiều thầy cô đều thú nhận rằng, tiền lương nhà giáo không đủ để chi trả sinh hoạt phí hàng ngày huống hồ là cho gia đình. Nhưng sau tất cả, nhờ vào đam mê với nghề mà các thầy cô không quản ngày đêm, công sức để "chèo lái con thuyền tri thức cập bến".

Nghề nhà giáo - Mệt mỏi vì lũ học sinh “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”

Trường lớp nào chẳng vậy, luôn có nhiều thể loại tính cách học sinh. Có nhiều em rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, bảo gì nghe nấy. Thế nhưng phần nhiều lại là các em rất bướng bỉnh, bất trị, luôn muốn nổi loạn. Thầy cô đau đầu vì học sinh ngủ gật trong giờ, nói chuyện, làm việc riêng, nghe điện thoại hay không chịu làm bài tập về nhà… Nhiều học sinh tỏ ra thách thức các thầy cô giáo, lén lút thực hiện sai các quy định về trang phụ đầu tóc vì muốn thể hiện cá tính riêng của mình.

Nghề nhà giáo vất vả thật đấy, nhưng cũng nhiều niềm vui khi thấy các học trò của mình trưởng thành, đi làm các công việc và đạt nhiều thành tích cao. Niềm vui của nhà giáo chỉ đơn giản là như vậy đó! Chẳng cần gì cao sang, nghề nhà giáo vẫn cứ nghiễm nhiên đứng lên thứ hạng hàng đầu của xã hội, một nghề cao quý mà bộn bề lo toan.

Nhân dịp 20-11, ngày nhà giáo Việt Nam,  Gia sư Đức Minh xin được gửi lời chúc mừng tới tất cả các thầy cô giáo đã và đang hoạt động trong ngành giáo. Chúc các thầy các cô một sức khỏe dồi dào để có thể chèo lái con thuyền chở các em học sinh cập bến bờ tri thức, cập bến tương lai.

======================================

Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ. 

Gia sư Đức Minh - Trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội

Phụ huynh liên hệ: 02473022666   -   DĐ: 0913876686  -  0965876686 

Gia sư liên hệ: 0968042289  -   01234090588

Email: 

 Vậy nghề cao quý nhất tại VN là nghề gì? Và có lẽ ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này dễ dàng. Đó là nghề giáo, nghề giáo luôn được coi là một trong những nghề cao quý nhất, bởi họ là những người dìu dắt thế hệ trẻ của đất nước.

Vì sao nghề giáo viên được coi trọng

Nghề giáo luôn được mọi người kính trọng bởi những gì họ đã làm, đã cống hiến.

Vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành những người thầy, người cô - những người đặt hết tâm huyết cũng như tình yêu con người, trách nhiệm lớn lao đối với lớp trẻ, với xã hội. Tuy nhiên với những ai có niềm đam mê với sự nghiệp của những “kỹ sư tâm hồn” thì những lý do sau đây có thể chính là động lực để bạn đến gần hơn với nghề giáo.

1. Bạn là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trẻ: Là một nhà giáo bạn đã nắm trong tay cơ hội truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Bạn là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Vì vậy bạn hãy hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.

2. Bạn là diễn viên, nhà hùng biện, người kể chuyện và nhà tổ chức chuyên nghiệp: Là giáo viên bạn sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc trên và thậm chí còn hơn thế rất nhiều. Bạn sẽ có cơ hội đối mặt với nhiều thách thức. Bạn phải truyền cảm hứng, hướng dẫn, vui chơi với các em thông qua các hoạt động và các kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua. Trong một ngày đứng trên bục giảng bạn phải thể hiện được khả năng tổ chức, lên kế hoạch, đào tạo và vui chơi.

3. Dạy học là công việc rất có ý nghĩa: Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui, sự thăng hoa cho mình thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Là một giáo viên, bạn còn được giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế thệ người lao động cho tương lai.

4. Luôn trau dồi, học hỏi: “Học, học nữa, học mãi” đó là châm ngôn của những ai yêu nghề giáo. Kiến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô cần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mới thông qua sách báo hay những lớp học dành cho cán bộ giảng dạy để không bị tụt hậu so với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Có như vậy họ mới có đủ khả năng để dìu dắt cho những thế hệ tương lai của đất nước.

5. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý giáo viên: Nếu bạn là một giáo viên, bạn có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Giáo viên được yêu quý, tôn trọng vì rất nhiều lý do và có lẽ lý do mà họ được mọi người ngưỡng mộ nhất đó là lòng kiên nhẫn, khả năng điều khiển và truyền đạt cho hàng chục con người. Và vì tất cả những lý do chúng ta đã có ngày 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) để tỏ lòng biết ơn cũng như ngợi ca công lao của những người thầy người cô.