Vì sao Đông Nam á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với ấn Độ, Tây á và Địa Trung Hải

Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á lịch sử 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trinh sách kết nối tri thức

Phần mở đầu

Em đã được học về Trung Quốc và Ấn Độ – những nền văn minh lớn của nhân loại. Giữa hai trung tâm văn mình này là khu vực Đông Nam Á, với v tri rất quan trọng, là “ngã tư đường” của thế giới. Từ những thổ kỉ trước đến đầu Công nguyên, ở đây đã hình thành các quốc gia đầu tiên. Quả trình đó diễn ra như thế nào? Các quốc gia đó đã phát triển ra sao? Đó là điều sẽ được làm rõ trong bài này.

1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr53), hãy mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

Hướng dẫn trả lời Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

Do vị trí địa Ií nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền glữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương:

– Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.– ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.– ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

– Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

=> Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

2/ Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

1/ Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr.53).

2/ Các tư liệu (tr. 53) và hình 2, 3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.

Hướng dẫn trả lời Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Một số quốc gia sơ kì ở khu vực Đông Nam Á: Mô-giô-pa-hít, Chân Lạp, Lâm Ấp, Đại Việt, Champa, Lan Xang, Pa-gan, Ăng-co, Phù Nam, Ma-lay, Ta-ru-ma,…

2/ Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên đã có sự giao lưu thương mại. Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng phát đạt. Một số thành thị đồng thời là những hải cảng sầm uất đã xuất hiện như Óc eo (Việt Nam), Ta-co-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan). Đồng tiền vàng La Mã xuất hiện là minh chứng cho sự trao đổi, buôn bán của người dân các quốc gia này. 

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào?

2/ Sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.

3/ Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.

Hướng dẫn trả lời Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á:

– Mang lại kinh tế cao, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v…) và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến …).

– Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, mang lại sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

– Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

2/ Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:

Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

3/ Những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo

  • Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non

  • Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

  • Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!

     Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải kết nối tri thức lớp 6, lịch sử 6 sách KNTTCS, giải lịch sử 6 sách mới, bài 11 các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á sách KNTTCS, sách kết nối tri thức nxb giáo dục

(Visited 260 times, 1 visits today)

Khu vực  Đông Nam Á gồm hai khu vực chính là phần lục địa được gọi là Indo-China (Đông Dương) và phần hải đảo gọi là thế giới Mã Lai. Từ xa xưa, khu vực này được người Trung Quốc gọi là Nam Dương, người Nhật Bản gọi là Nan Yo, người Ấn Độ gọi là Suvarnabhum, là khu vực giữ vai trò biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, nơi gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.

Vì sao Đông Nam á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với ấn Độ, Tây á và Địa Trung Hải

 Nhưng kể Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm Đông Nam Á xuất hiện, chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị trên bản đồ thế giới. Một đặc điểm tiêu biểu và đặc sắc của văn hóa khu vực Đông Nam Á là tính thống nhất trong đa dạng.

Mặc dù trong văn hóa của các nước Đông Nam Á ngày nay có những điểm tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ song các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng trước khi tiếp xúc với các văn hóa khác, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển với những đặc trưng của khu vực.

Nông nghiệp - nền tảng văn hóa Đông Nam Á

Văn hóa nông nghiệp là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á. Do Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã  sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Người dân khu vực sống chủ yếu bằng lúa gạo với 02 hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy, người dân thuần dưỡng trâu bò lấy sức kéo, chế tạo công cụ lao động và xây dựng hệ thống thủy lợi. Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc điểm quần cư thành những làng xóm. Giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.

 Nông nghiệp buổi sơ khai phụ thuộc vào tự nhiên nên quan điểm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên là tính ngưỡng phổ biến trong khu vực. Lễ hội thường xuyên được tổ chức vào thời điểm đầu mùa vụ mới hoặc sau các vụ thu hoạch trước hết để tế lễ thần linh phù hộ cho các mùa vụ bội thu, sau đó là để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần gũi với thiên nhiên; văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo.

Vì sao Đông Nam á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với ấn Độ, Tây á và Địa Trung Hải

Nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những thay đổi

Tìm hiểu văn hóa của các nước Đông Nam Á sẽ thấy nhiều nét tương đồng với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ví dụ như ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo Hindu,… Những ảnh hưởng này được thể hiện trong cả hệ tư tưởng, lối sinh hoạt, các phong tục thờ cúng, kiến trúc và diễn xướng dân gian,… Ngoài ra khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động mạnh từ văn hóa Ả rập, văn hóa Âu, Mỹ.

Mặc dù khu vực đã có nền tảng văn hóa vững chắc song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác là do đây là khu vực có vị trí gần với các quốc gia có nền văn hóa lớn, thuận lợi giao thương, lịch sử các nước trải qua nhiều giai đoạn bị xâm chiếm, đô hộ bởi các cường quốc. Tiến trình tiếp biến văn hóa diễn ra một cách chủ động (thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán, học hỏi của cư dân Đông Nam Á với cư dân các nền văn hóa khác) và bị động (qua quá trình bị đô hộ).

Quá trình tiếp biến xảy ra mạnh mẽ song nền văn hóa các nước Đông Nam Á có sự tiếp thu chọn lọc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, tạo nên những bản sắc riêng. Do đó chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar, Lào với Phật giáo Ấn Độ; Nho giáo của Việt Nam khác với Nho giáo của Trung Quốc,…Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.

Một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng

Vì sao Đông Nam á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với ấn Độ, Tây á và Địa Trung Hải

Từ nền tảng văn hóa và sự tiếp biến văn hóa đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực.

Tính thống nhất của văn hóa khu vực Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Đông Nam Á là một trong những cái nôi của loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đặc điểm chủng tộc tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á.

Dù tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Các quốc gia Đông Nam Á hiện tồn tại hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc...Tuy nhiên, các ngôn ngữ này thuộc về một trong số 4 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. Từ thế kỷ XIII, các quốc gia Nam Đảo Malaysia, Indonesia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ viết Ả Rập. Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa (chữ viết Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Cũng như chữ viết, khu vực Đông Nam Á có hàng trăm dân tộc khác nhau, nên phong tục, tập quán đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, những phong tục lại có nét gần gũi, tương đồng nhau, có sự quy tụ, giao thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Đó là điểm tương đồng trong trang phục truyền thống (váy, khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ); mô hình bữa ăn (thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả); tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình; nghi lễ đám tang (chôn vật dụng theo người chết); tục nhuộm răng, ăn trầu; trò chơi dân gian (thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền…). Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

 Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa riêng, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của các nước Đông Nam Á càng được chú trọng, phát huy, trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và của các khu vực.

                                                                              Hồng Nhung