Vì sao doanh nhân thường có mũi to

Tinh trùng có mùi gì? Vị gì? Và ăn gì để có vị ngọt?,… đều là vấn đề được cả nam lẫn nữ quan tâm. Mùi vị tinh trùng sẽ có sự thay đổi tuỳ thuộc chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt của nam giới. Tìm hiểu về mùi và vị của tinh trùng người bình thường sẽ giúp bạn có thể phát hiện các bệnh lý nam phụ khoa nguy hiểm.

1. Tinh trùng có mùi vị gì?

Tinh trùng là những tế bào có đuôi mang đặc điểm di truyền của nam giới và chỉ được giải phóng ra ngoài khi xuất tinh. Tinh trùng tồn tại trong tinh dịch với thành phần gồm nước, protein và các hợp chất khác. Do đó mà mùi, vị của tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như thức ăn, nước uống, chế độ sinh hoạt, vấn đề vệ sinh hoặc đời sống tình dục,…

Tinh trùng có mùi gì?

Mùi của tinh trùng sẽ chịu sự tác động bởi vấn đề bạn ăn uống gì mỗi ngày, tuy nhiên đối với nam giới khỏe mạnh sẽ có một số mùi cơ bản của tinh trùng như:

  • Mùi hơi tanh nồng hoặc gần giống với mùi thuốc tẩy Clo thường xuất hiện đối với tinh trùng của nam giới khỏe mạnh. Bên cạnh đó thì tinh dịch sẽ có tính ấm và độ pH là 7 - 8.

  • Mùi khắm thường xảy ra khi nam giới sử dụng các loại thực phẩm như hành, tỏi, lá hẹ, măng tây quá nhiều hoặc uống rượu, bia, cà phê và hút thuốc lá.

  • Một số loại thực phẩm hoặc do nhiễm khuẩn như lậu, chlamydia cũng có thể khiến cho tinh trùng có mùi tanh, hôi rất khó chịu.

Mùi vị của tinh trùng có thể thay đổi tuỳ vào chế độ ăn uống mỗi ngày

Trường hợp tinh trùng xuất hiện mùi lạ mà nguyên nhân là do thức ăn thì bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng. Chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh hơn thì sau vài ngày, mùi khó chịu của tinh trùng sẽ mất hẳn.

Tinh trùng có vị gì?

Tương tự như mùi thì vị của tinh trùng cũng có sự khác nhau tùy thuộc các chất đưa vào cơ thể. Chính vì vậy mà bạn không thể quy chuẩn một mùi hay vị cố định đối với tinh trùng. Đối với cơ thể khoẻ mạnh thì bình thường, tinh trùng sẽ có vị của các chất nuôi dưỡng chứa trong tinh dịch. Đôi khi bạn sẽ thấy tinh trùng có vị hơi mặn. Mặc dù vậy, một số trường hợp tinh trùng lại có vị ngọt hoặc không có vị.

2. Ăn gì để tinh trùng có vị ngọt và những loại thực phẩm cần tránh

Không ít các cặp đôi có thói quen quan hệ bằng miệng nảy sinh thắc mắc ăn gì để tinh trùng có vị ngọt? Mùi và vị của tinh trùng thường có sự thay đổi phụ thuộc các loại thức ăn được sử dụng hàng ngày.

Ăn gì để tinh trùng có vị ngọt?

Để tạo mùi thơm tự nhiên và vị ngọt cho tinh trùng thì bạn có thể cân nhắc các vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước là cách tốt nhất và an toàn để nhanh chóng đào thải các độc tố gây hại cho cơ thể để giúp mùi vị của tình trùng giảm nguy có bị mùi hôi hoặc vị khác thường.

  • Ăn nhiều trái cây là câu trả lời cho nghi vấn ăn gì để tinh trùng ngọt. Một số loại trái cây mà nam giới nên ăn để giúp tinh trùng có vị ngọt và tạo mùi thơm tự nhiên như dưa hấu, thơm, xoài, táo, kiwi, việt quốc,…

  • Một số loại thảo mộc và rau xanh cũng có sự tác động tích cực đến mùi vị của tinh trùng như cần tây, quế, chanh, bạch đậu khấu, bạc hà,…

  • Cần tây hay nhóm trái cây thuộc họ cam, quýt là loại thực phẩm giàu Vitamin C mà nam giới nên bổ sung thường xuyên vì giúp làm giảm vị mặn của tinh dịch.

Thơm là thực phẩm giúp tạo mùi vị tự nhiên và tăng khả năng sản xuất tinh trùng

Hạn chế mùi hôi cho tinh trùng bằng cách nào?

Sau khi biết tinh trùng có mùi gì? Vị gì? thì bạn cũng cần chú ý đến những điều sau để tránh tình trạng tinh trùng có mùi hôi tanh khó chịu:

  • Mặc dù thịt đỏ giúp tăng khả năng sản xuất tinh trùng nhưng lại khiến tinh trùng có mùi hôi và bị mặn. Vì vậy mà để tạo vị ngọt hay mùi thơm cho tinh trùng thì nam giới nên chú ý hạn chế các loại thịt bò, heo, cừu,… mà thay thế bằng các loại thịt trắng như gà, vịt.

  • Phô mai, sữa chua hay chế phẩm từ sữa chua rất tốt với hệ tiêu hoá nhưng lại khiến tinh trùng có mùi hôi khó chịu. Nếu bạn muốn làm hài lòng bạn gái trong cuộc yêu thì tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm này.

  • Rượu, bia, thuốc lá, cà phê không chỉ gây mùi, vị khó chịu cho tinh trùng mà còn là tác nhân khiến nam giới yếu sinh lý và gây hại cho sức khỏe.

  • Ngoài những lưu ý nói trên thì các đấng mày râu còn cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh “cậu nhỏ” mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ.

Cà phê có thể dẫn đến tình trạng tinh trùng có mùi hôi khó chịu

Mùi vị bất thường của tinh trùng nói lên điều gì?

Không chỉ quan tâm đến tinh trùng có mùi gì? Vị gì? bạn cũng cần phải biết một số mùi, vị tinh trùng bất thường vì đó đôi khi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm hay bệnh lý cơ quan sinh sản.

Trường hợp tinh trùng nặng mùi lâu ngày đi kèm biểu hiện chảy dịch ngứa, khó chịu ở dương vật thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nam khoa. Ngoài ra, khi nam giới mắc các bệnh về đường sinh dục thì tinh trùng có mùi gì? Tuỳ vào từng bệnh khác nhau mà mùi có thể thay đổi, tuy nhiên, với cả nam lẫn nữ thì nên chú ý cảnh giác với mùi tanh cá của tinh trùng.

Một vấn đề mà bạn cần chú ý là vị đắng của tinh trùng. Đôi khi tinh trùng có vị đắng do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của nam giới. Tuy nhiên nếu vị đắng đi kèm với nhiều biểu hiện bất thường khác thì nam giới cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.

Khám sức khỏe nam giới ngay khi phát hiện tinh trùng có mùi hay vị bất thường

Sau khi tìm hiểu tinh trùng có mùi gì và vị tự nhiên như thế nào thì hy vọng bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để giúp cuộc yêu của mình và bạn gái không bị gián đoạn. Ngoài ra, để có những tư vấn tốt nhất cũng như kết quả kiểm tra sức khỏe chính xác thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín.

Nếu bạn đang có nhu cầu khám sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và các bệnh lý liên quan thì có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ nam khoa giỏi chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân. Đồng thời, quá trình khám cũng diễn ra nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác của kết quả nhờ sự hỗ trợ từ các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và lựa chọn MEDLATEC.

Để đặt lịch khám nhanh chóng, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Nghẹt mũi là tình trạng dịch nhầy nhiều làm ngăn bít một hoặc cả hai lỗ mũi khiến người bệnh không thể hít thở dễ dàng bằng mũi. Nghẹt mũi nói chung không phải triệu chứng hô hấp nghiêm trọng song cần cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,… cần điều trị.

1. Vì sao bạn bị nghẹt mũi?

Mũi bạn luôn tiết ra dịch để giữ ẩm lớp niêm mạc trong mũi, giữ vai trò quan trọng với hệ hô hấp. Lớp lông đầu tiên sẽ cản bớt bụi bẩn, còn lớp dịch sẽ giữ lại bụi bẩn này cùng vi khuẩn, sau đó được loại bỏ ra ngoài. Ngoài ra, lớp dịch tiết niêm mạc còn hỗ trợ làm ẩm không khí cùng hệ xoang trước khi đi xuống họng và phổi.

Nghẹt mũi là triệu chứng hô hấp thường gặp

Vì lý do bị kích thích do yếu tố môi trường hoặc bệnh lý nào đó mà mũi tăng tiết dịch nhầy hoặc dịch nhầy đặc hơn gây bít tắc lỗ mũi, xảy ra tình trạng nghẹt mũi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của hệ hô hấp để tự bảo vệ, không gây nguy hiểm và thường sẽ tự hết sau một thời gian tùy vào nguyên nhân gây ra.

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

1.1. Bệnh lý đường hô hấp

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên gặp phải, khiến dịch mũi tăng tiết hơn, đặc hơn và có lẫn vi khuẩn, bạch cầu chết như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng,…

1.2. Dị tật bẩm sinh

Ở một số trẻ bị dị tật bẩm sinh có lớp màng hoặc mảnh xương bịt kín sau mũi ngăn cản việc thở bằng mũi đó. Chỉ có thể phẫu thuật loại bỏ mới lưu thông đường mũi cho bệnh nhân này được.

1.3. Dị vật

Dị vật trong mũi cũng gây kích thích niêm mạc mũi tăng tiết dịch nhầy để loại bỏ nó, từ đó dễ dẫn đến tắc nghẽn mũi.

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị nghẹt mũi hơn

1.4. Rối loạn nội tiết tố

Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ rất thường xuyên bị nghẹt mũi mặc dù không mắc bệnh lý đường hô hấp hoặc nguyên nhân liên quan nào. Đây là kết quả của quá trình biến đổi nội tiết tố thai kỳ, khi estrogen tăng cao khiến màng mũi sưng hơn, dễ đóng dịch nhầy hơn. Ngoài ra, lưu lượng máu chảy trong thời kỳ này của mẹ bầu cũng nhanh hơn bình thường, dễ khiến các mạch máu trong mũi sưng phù, phần nào ảnh hưởng đến đường thở.

Nghẹt mũi ở bà bầu không phải dấu hiệu nguy hiểm song gây nhiều khó chịu, có thể loại bỏ bằng chăm sóc hỗ trợ hoặc xem xét điều trị.

1.5. Dị ứng

Phản ứng dị ứng do các dị nguyên xâm nhập qua đường hô hấp hoặc qua da như: phấn hoa, bụi, lông động vật, thức ăn,… cũng gây ra tình trạng dị ứng. Dị ứng được điều trị khỏi sẽ không còn tình trạng này nữa.

1.7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc điều trị, tiêu biểu như thuốc huyết áp khi sử dụng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có chứng nghẹt mũi.

Nghẹt mũi không phải là chứng bệnh cấp tính nguy hiểm song gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề hô hấp và cuộc sống của người bệnh, vì thế nên chủ động điều trị sớm từ nguyên nhân.

2. Làm gì khi bị nghẹt mũi?

Nhiều người khi bị nghẹt mũi cùng các dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp khác sẽ tìm đến hiệu thuốc tây hoặc bác sĩ để được khám và điều trị. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, nghẹt mũi thông thường không cần thiết phải uống thuốc, nhất là các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người mẫn cảm với thành phần của thuốc,…

Nghẹt mũi thông thường không nhất thiết dùng thuốc điều trị

Chỉ các trường hợp nghẹt mũi do dị ứng và phản ứng dị ứng quá mức, người bệnh sẽ cần uống thuốc histamin để giảm triệu chứng. Những cách đơn giản sau sẽ giúp bạn loại bỏ nhanh chóng chứng nghẹt mũi mà lại an toàn.

2.1. Massage

Massage là cách đơn giản nhất có thể áp dụng ngay khi chứng nghẹt mũi xảy ra khiến bạn khó chịu. Nên Massage các điểm quan trọng dưới đây liên quan đến chứng bệnh này:

Điểm giữa hai cung lông mày

Dùng tay Massage nhẹ nhàng điểm giữa lông màu khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh, từ đó tình trạng khô niêm mạc mũi và ngạt mũi sẽ được khắc phục.

Xoang mũi

Dùng ngón tay xoa tròn hai điểm ở hai bên cánh mũi khoảng 1 - 2 phút, cách làm này giúp khai thông mũi rất hiệu quả. Việc còn lại của bạn chỉ là hỉ dịch mũi ra để khai thông đường thở.

Điểm giữa mũi và môi

Điểm nằm giữa mũi và môi có hai gò nhô lên cũng cần massage khoảng 2 - 3 phút để làm giảm sưng các mao mạch trong mũi, đặc biệt hiệu quả với các mẹ bầu bị nghẹt mũi, khó thở bằng mũi.

Các cách massage này có thể thực hiện ngay bị bạn bị nghẹt mũi và khắc phục tạm thời triệu chứng khó chịu này, song vẫn cần điều trị nguyên nhân gây ra mới có thể loại bỏ nghẹt mũi hoàn toàn.

2.2. Nước muối sinh lý

Một cách loại bỏ nghẹt mũi cũng vô cùng đơn giản, hiệu quả được nhiều người áp dụng đó là dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi. Nước muối sẽ giúp tăng độ ẩm cho xoang mũi, đồng thời làm loãng dịch nhầy, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những dịch nhầy để làm thoáng đường mũi hơn.

Nước muối sinh lý làm sạch mũi giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi

Bên cạnh đó, nước muối có khả năng làm sạch tự nhiên, giúp giảm viêm nhiễm, làm dịu và giảm viêm các mạch máu trong mũi. Vì thế mà tình trạng nghẹt thở sẽ được cải thiện.

2.3. Rửa mũi

Nguyên nhân gây nghẹt mũi và do dịch mũi tích tụ, gây bít tắc nên cách để loại bỏ nhanh tình trạng này là rửa mũi. Có những dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, bạn có thể mua và sử dụng, nguyên liệu để làm sạch là nước cất hoặc nước vô trùng.

Cách rửa mũi như sau:

  • Đứng trước bồn rửa mặt, đặt vòi của bình rửa vào một bên mũi, nghiêng đầu sang phía bên mũi còn lại và bơm nước vào trong mũi.

  • Do hai mũi thông nhau nên nước đi vào lỗ mũi bên này sẽ đi qua lỗ mũi bên kia, kéo theo dịch nhầy và chất bẩn ra ngoài.

  • Đổi bên và thực hiện tương tự.

Cách rửa mũi này rất hiệu quả, vừa giúp làm sạch mũi vừa giúp loại bỏ dịch nhầy triệt để. Có thể rửa mũi cho trẻ nhỏ để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, song cha mẹ nên chú ý hướng dẫn hoặc thực hiện cho trẻ.

Rửa mũi là cách hiệu quả để loại bỏ dịch trong mũi

Với những cách đơn giản trên, tình trạng nghẹt mũi của bạn sẽ được loại bỏ, khắc phục. Song nếu nghẹt mũi tiếp tục tái phát dai dẳng đi kèm với dấu hiệu sức khỏe khác, bạn nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.