Tại sao châu á lại chia thành nhiều đới

Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Khí hậu châu á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do đâu?

Châu Á là châu lục có có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng. Vậy khí hậu châu á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do đâu là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Câu hỏi: Khí hậu châu á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do?

A. địa hình da dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng.

B. lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. hoạt động của hoàn lưu gió mùa.

D. hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Khí hậu châu á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,4 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng.

Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau.

Tại sao châu á lại chia thành nhiều đới

Sự đa dang này là do lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Mặt khác, ở một số đới lại chia thành nhiều kiều mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Khí hậu phổ biến ở châu Á là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Do đó đáp án đúng cho câu hỏi khí hậu châu á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do đâu là đáp án: B. lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

Câu hỏi: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

A. lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.

B. lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến.

C. ảnh hưởng của các dãy núi.

D. châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.

Trả lời:

Đáp án: A.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới là do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Khí hậu Châu Á dưới đây nhé!

1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng.

a) Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.

- Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất: từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu.

b) Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

* Các đới khí hậu châu Á phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau:

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa trung hải.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.

+ Kiểu núi cao.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Kiểu nhiệt đới khô.

+ Kiểu nhiệt đới gió mùa.

=> Như vậy châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu.

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a) Các kiểu khí hậu gió mùa

Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

?(trang 7 SGK Địa lý 8)Quan sát hình 2.1(trang 7 SGK Địa lý 8), em hãy:
– Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ.
– Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu, nhiều đới như vậy?

Giải:
– Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ:
+ Cực và cận cực
+ Ôn đới
+ Cận nhiệt
+ Nhiệt đới
– Giải thích khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu, nhiều đới:
+ Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo→ Châu Á có nhiều đới khí hậu.
+ Do lãnh thổ rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao, ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa→ Châu Á có nhiều kiểu khí hậu.

?(trang 8 SGK Địa lý 8)Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây em hãy cho biết:
– Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào ?
– Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.

Giải:

Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây :
+ U-lan-ba-to(Mông Cổ) : Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
+ E Ri-át (A-rập-xê-út) : thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.
+ Y-an-gun (Mi-an-ma) : Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
– Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm :
+ U-lan-Ba-to : Nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8.
+ E Ri-át : nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82 mm. Mưa tập trung vào các tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít.
+ Y-an-gun : nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình năm trên 2750 mm. Mưa rất nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.