Vì sao công nghiệp chế biến sẽ thúc đẩy s7

Mặc dù là tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh, nhưng trong lĩnh vực chế biến, Thanh Hóa chưa có sự bứt phá, ghi dấu trên thị trường bởi sự hạn chế về số lượng, quy mô nhà máy và những thương hiệu sản phẩm đã qua chế biến. Do đó, để công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh phát triển đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp chính quyền, doanh nghiệp (DN) để tìm ra những giải pháp và đầu tư mang tính đột phá nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quan trọng này.

Vì sao công nghiệp chế biến sẽ thúc đẩy s7
Hệ thống giết mổ và chế biến hiện đại của Công ty CP Thực phẩm VietAvis, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).

Theo đánh giá của Sở Công Thương, những năm gần đây, công nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, dự kiến đến hết năm 2020, công nghiệp chiếm 49,3% trong cơ cấu các ngành kinh tế. Đồng thời, trong nội ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ lệ cao, dự ước năm 2020 chiếm tỷ trọng 98%, tăng 2,3% so với năm 2015. Tuy nhiên, sự phát triển này chỉ thể hiện rõ nét ở khu vực chế biến sản phẩm công nghiệp khai thác. Trong đó, sự đóng góp của các nhóm ngành chế biến sản phẩm sau lọc hóa dầu Nghi Sơn, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng... đã góp phần tạo nên sự phát triển chung của ngành công nghiệp. Còn lĩnh vực chế biến nông sản - vốn là lĩnh vực thế mạnh của tỉnh lại chưa có sự đột phá. Chính vì vậy, muốn phát triển toàn diện ngành công nghiệp chế biến, tỉnh ta cần đầu tư phát triển nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo khâu đột phá cho Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là hướng tới xuất khẩu.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành nhiều khu, vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng hàng hóa, các địa phương trong tỉnh đã liên kết, hợp tác, trao đổi, kết nối tiêu thụ nông sản. Với lợi thế về phát triển nông nghiệp, trong đó lúa là cây chủ lực, với diện tích gieo trồng hơn 236-238 nghìn ha, sản lượng đạt từ 1,38 đến 1,39 triệu tấn/năm; hơn 56 nghìn ha rau, quả, sản lượng đạt khoảng 580.700 tấn... Ngoài ra, còn hơn 4.100 ha nuôi tôm, 1.250 ha ngao nuôi, hơn 125.000 ha rừng gỗ, 128.000 ha tre luồng... Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Nắm bắt được những điểm yếu của lĩnh vực chế biến nông sản, tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nông nghiệp, nông dân và các DN đầu tư vào nông nghiệp phát triển. Đồng thời, chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; khuyến khích nông dân, DN chủ động ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm để người dân được sử dụng sản phẩm nông sản an toàn.

Cụ thể, tỉnh đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để tạo sự đột phá, gồm: Cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng nông thôn mới; cơ chế hỗ trợ xây dựng huyện nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương đã ban hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên, tạo điều kiện cho DN đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông sản. Cùng với đó, tỉnh đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn, như WB, ADB, Keximbank, JICA, KOICA,... nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng hợp tác đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng. Từ đó, tạo điều kiện thu hút DN, HTX, nhất là các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Điển hình cho sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, chính là Dự án thành lập Công ty CP Thực phẩm VietAvis tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) của Tập đoàn Master Good, Cộng hòa Hungary liên kết với Công ty CP Nông sản Phú Gia đầu tư trên diện tích gần 6 ha, với hệ thống thiết bị, công nghệ tự động tiên tiến. Dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động từ tháng 11-2019 với công suất giết mổ giai đoạn 1 đạt 2.500 con/giờ gắn với chuỗi liên kết chăn nuôi gà công nghệ cao tại 20 cụm trại gà liên kết 4A trên địa bàn tỉnh. Trong các chuỗi liên kết, DN đều cam kết thu mua, chế biến và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường trong, ngoài tỉnh.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 235 DN, HTX đầu tư vào công nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản; 29 DN chế biến kinh doanh nông sản, thực phẩm, muối và 80 DN chế biến, kinh doanh thủy, hải sản... Tuy vậy, thực tế cho thấy, giá trị kinh tế mà ngành công nghiệp chế biến mang lại cho tỉnh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Nguyên nhân được các cấp, ngành đưa ra, chính là việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên tai, thời tiết và dịch bệnh nên tính rủi ro cao, hiệu quả đầu tư thấp và thời gian thu hồi vốn thường chậm hơn các lĩnh vực khác. Một số DN muốn đầu tư vào nông nghiệp nhưng địa điểm thực hiện dự án không nằm trong các quy hoạch của tỉnh; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, dẫn đến người sản xuất gặp rủi ro...

Nhằm khắc phục những hạn chế trên và để cơ chế, chính sách, nhất là chính sách hỗ trợ khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 4-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Trong kế hoạch đã cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các ngành, địa phương và đơn vị liên quan nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Hòa

Tự động hóa công nghiệp là sự nâng cao công nghệ của các hệ thống và máy móc được sử dụng cho các ngành như sản xuất và chế tạo. Mục đích là để hạn chế các thủ tục do con người thực hiện.

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đang là xu thế của thời đại. Nhất là hiện nay khi Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập toàn phần với thế giới. Thực tế đó đã khẳng định rằng bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần đến tự động hóa nếu muốn hội nhập và phát triển vào thị trường toàn cầu.

Vậy thì tự động hóa là gì và ứng dụng của tự động hóa công nghiệp như thế nào? Hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Tự động hóa là gì?

Tự động hóa là việc tạo ra và ứng dụng các công nghệ để sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với sự can thiệp tối thiểu của con người. Việc thực hiện các công nghệ, kỹ thuật và quy trình tự động hóa nâng cao hiệu quả, độ tin cậy và / hoặc tốc độ của nhiều tác vụ mà trước đây con người thực hiện.

Khái niệm “Tự động hóa” (Automation) có lẽ sẽ quen thuộc với những ai làm về kỹ thuật. Bắt nguồn từ “Tự động” (Automatic) và dần trở nên phổ biến từ năm 1947, khi tập đoàn General Motors của Mỹ thành lập Bộ phận Tự động hóa. 

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tự động hóa. 

Tự động hóa (automation) là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp nhằm chuyển hầu hết hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất của con người cho máy móc. (Nguồn: Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hay: "Tự động hóa là công nghệ mà theo đó quy trình hoặc thủ tục được thực hiện mà không cần sự trợ giúp của con người"

Nói tóm lại, bản chất của tự động hóa là ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tối ưu hóa chi phí mà mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, tự động hóa được ứng dụng trong đa lĩnh vực như sản xuất, vận tải, tiện ích, quốc phòng, cơ sở vật chất, hoạt động và gần đây là công nghệ thông tin.

Lợi ích của tự động hóa công nghiệp

Tự động hóa mang con người đến với nền văn minh công nghiệp. Công nghệ tự động hóa công nghiệp giúp các doanh nghiệp tăng cường an toàn, tiết kiệm thời gian, thúc đẩy sản xuất chất lượng, giảm giám sát và hạ giá thành.

Tất cả những lợi ích này đưa các công ty đến năng suất cao hơn, hiệu quả cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn.

1. Đảm bảo an toàn

An toàn tại nơi làm việc là một vấn đề quan trọng để bảo vệ nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp. Tự động hóa có thể giúp tăng cường các quy trình an toàn bằng cách trang bị thêm các thiết bị cũ hơn. Điều này cho phép máy móc tự động thực hiện các tác vụ mà không cần nhiều sự can thiệp của con người.

2. Tiết kiệm thời gian

Thông thường, công nghệ tự động hóa công nghiệp cho phép các dây chuyền sản xuất và các quy trình khác của cơ sở hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Điều này có nghĩa là công ty có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ nhanh hơn, đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng.

3. Sản xuất chất lượng

Sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp nhanh hơn chẳng có nghĩa lý gì nếu doanh nghiệp đưa lỗi hoặc các vấn đề chất lượng vào quy trình của mình. Vẻ đẹp của nó là nó không chỉ đẩy nhanh quá trình sản xuất mà còn giảm thiểu các vấn đề về dây chuyền. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm của sẽ cao, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình sản xuất. Đây là tất cả những gì tiên tiến mà tự động hóa công nghiệp mang lại.

4. Giảm giám sát

Tự động hóa công nghiệp là một cách hiệu quả hơn nhiều để giám sát tài sản và thiết bị. Trong nhiều trường hợp, công nghệ có thể cung cấp khả năng giám sát suốt ngày đêm, cũng như ghi lại dữ liệu theo các khoảng thời gian được lập trình mà không cần sự tương tác của con người. Điều đó có nghĩa là các kỹ thuật viên bảo trì có thể được triển khai trên các nhiệm vụ cấp cao hơn, trong khi chất lượng giám sát được cải thiện.

5. Chi phí thấp hơn

Khi tự động hóa công nghiệp làm giảm  các yêu cầu bảo trì khẩn cấp và thời gian ngừng hoạt động, nó sẽ giảm chi phí cho tổ chức của bạn. Ngoài ra, nó thường thúc đẩy sản xuất và hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp có thể sản xuất được nhiều hơn mà mức tài chính chi trả lại được tiết kiệm một cách đáng kể.

Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp 

Tự động hóa công nghiệp (Automation Industry) là sự nâng cao công nghệ của các hệ thống và máy móc được sử dụng cho các ngành như sản xuất và chế tạo. Mục đích là để hạn chế các thủ tục do con người thực hiện.

Tự động hóa công nghiệp được sử dụng bởi nhiều công ty và ngành công nghiệp để tạo ra các quy trình hiệu quả hơn thông qua việc áp dụng các công nghệ khác nhau. Các khía cạnh của ứng dụng công nghiệp đang thay thế các nhiệm vụ do các cá nhân hoàn thành trước đây. Điều này cho phép các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và chính xác được hoàn thành với ít lỗi hơn và giải phóng sức lao động của con người.

Các thành phần của hệ thống tự động hóa trong công nghiệp 

Các hình thức tự động hóa đã và đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất và gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động cũng như các ứng dụng đo, kiểm tra, QC.

Các thành phần chủ yếu của tự động hóa trong công nghiệp gồm:

  1. Robot công nghiệp (ABB, UNIVERSAL, YASKAWA,…)
  2. Servo, Biến tần, Drive (Mitsubishi, Delta, Yaskawa, Panasonic…)
  3. PLC – màn hình HMI (ABB, Siemens, Rockwell, Omron, Panasonic, Schneider, Mitsubishi, Detal, Keyence
  4. Cảm biến áp suất, đầu đo nhiệt độ, hành trình, nồng độ
  5. Camera chụp tự động, các cơ cấu chấp hành như động cơ, van, xylanh thủy lực khí nén, thiết bị đóng cắt.., các thiết bị chỉ báo như bảng LED, LCD…
  6. Những bộ điều khiển được tích hợp thêm các bộ vi xử lý và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tinh vi và có những đột phá công nghệ không ngừng

Các ngành phổ biến sử dụng tự động hóa công nghiệp

Nhiều ngành công nghiệp có thể được hưởng lợi từ các quy trình tự động hóa công nghiệp. Một số trong những công ty lớn nhất bao gồm sản xuất, dầu khí, nhà máy giấy và nhà máy thép. Dưới đây là một số ví dụ về cách các doanh nghiệp áp dụng công nghệ này:

  1. Sản xuất: Các công ty sản xuất nói chung sử dụng tự động hóa công nghiệp theo nhiều cách khác nhau để lắp ráp hoặc tạo ra sản phẩm, giám sát các nhiệm vụ bảo trì hoặc quản lý mức tồn kho.
  2. Khoan dầu khí thường liên quan đến các trạm ngoài khơi và các vị trí xa, nên tự động hóa công nghiệp cực kỳ hữu ích trong ngành này. Cảm biến  và các thiết bị giám sát sẽ giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn
  3. Sử dụng trong các nhà máy giấy để quản lý sản xuất hàng loạt, cũng như kiểm soát thiết bị đo đạc, thiết bị nhà máy và thiết bị. Điều này cho phép người vận hành có tầm nhìn tuyệt vời vào toàn bộ hệ thống sản xuất
  4. Nhà máy thép: Tự động hóa công nghiệp điều khiển phân cấp trong các nhà máy thép. Công nghệ này cung cấp một hệ thống tích hợp quản lý và kiểm soát toàn bộ nhà máy thép
  5. Vận chuyển: Tự động hóa công nghiệp từ lâu đã có một vị trí trong ngành hàng không với các điều khiển lái tự động trên máy bay phản lực thương mại. Hiện tại, phong trào hướng tới các phương tiện tự vận hành, được sử dụng ở cấp độ thương mại và cá nhân, sẽ kết hợp với sự phát triển tự động hóa công nghiệp
  6. Phân phối: Một khi sản phẩm được sản xuất và sẵn sàng xuất xưởng, ngành phân phối sẽ tiếp quản. Kỳ vọng về việc giao hàng nhanh hơn tiếp tục tăng tốc trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, nó sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp trong lĩnh vực phân phối để quản lý việc vận chuyển và phân phối sản phẩm với tốc độ nhanh hơn nữa.