Vì sao chấn thương lại tập vật lý trị liewuj

Câu hỏi :

Cách đây mấy tháng, em bị chấn thương đứt dây chằng gối do chơi thể thao và đã phẫu thuật. Hiện chân em vẫn còn đau và phải di chuyển bằng nạng. Vậy em có tập Vật lý trị liệu (VLTL) không thưa bác sĩ ? 

Vì sao chấn thương lại tập vật lý trị liewuj

Trả lời:

Đau khớp gối do chấn thương là một nguyên nhân rất hay gặp. Tùy theo mức độ chấn thương gối, đôi khi có thể điều trị tại nhà nhưng đôi khi phải can thiệp đến phẫu thuật. 

Khớp gối là một khớp phức tạp, là khớp bản lề giúp ta gấp – duỗi cẳng chân, ngồi xổm, chạy và nhảy. Có 4 thành phần cấu tạo nên khớp gối: xương, sụn, dây chằng và gân. Khi 4 thành phần này bị tổn thương sẽ làm đau khớp gối và hạn chế chức năng của khớp gối.  

Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra ở những môn thể thao có va chạm mạnh hay tiếp đất không đúng cách, như: bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng chuyền…Mức độ tổn thương của dây chằng được xếp từ độ I (nhẹ) đến độ III (rách hoàn toàn). Và bác sĩ chấn thương chỉnh hình sẽ chỉ định bảo tồn hay phẫu thuật để điều trị tổn thương dây chằng khớp gối.  

Phẫu thuật (nội soi hay hở) trong đứt dây chằng gối thường được bác sĩ phẫu thuật yêu cầu tập VLTL vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật. Các bài tập phải dựa vào phương thức mổ, yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật viên và lượng giá chức năng của bệnh nhân sau mổ. Bạn nên mô tả rõ hơn về thời gian đã phẫu thuật, và phương thức mổ để được bác sĩ tư vấn có nên tập VLTL hay không, và liệu pháp luyện tập phù hợp. Chúc bạn mau hồi phục! 

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ
Hotline: 02363 509 808
Email:

Ban tư vấn sức khỏe
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Luyện tập sau phẫu thuật

>> Viêm khớp

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp vai là ứng dụng những bài luyện tập phù hợp với bệnh nhân vừa tiến hành phẫu thuật. Chúng đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phục hồi của cơ và khớp để người bệnh hòa nhập với cuộc sống trước kia nhanh hơn. 

Chấn thương khớp vai khiến sinh hoạt, lao động và khả năng chơi thể thao bị ảnh hưởng nặng. Không những thế, bệnh này còn gây ra thoái hóa khớp vai và làm giảm chức năng của bộ phận. Tâm lý của người bệnh cũng vì thế mà tác động xấu hơn, khiến họ lo ngại vận động và không dám cử động mạnh ở vùng vai nữa. 

Có nên tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp vai hay không?

Phẫu thuật là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về khớp. Chúng rút ngắn thời gian bình phục và chấm dứt gần như hoàn toàn tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này lại rất dễ để lại di chứng. 

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp vai là bài tập phục hồi chức năng của khớp vai, đưa người bệnh trở về sinh hoạt và lao động bình thường. Mục đích chính là tăng cường sức mạnh của các cơ hỗ trợ khớp vai và làm cho khớp ổn định hơn. Đồng thời giảm đau cơ và hạn chế tổn thương thêm. 

Bên cạnh đó, các bài tập cũng nhằm tăng tính linh hoạt của khớp vai để vai có thể hoạt động một cách tốt nhất, tránh gặp những biến chứng sau phẫu thuật.

Quá trình tập diễn ra trong thời gian từ 4 - 6 tuần dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Và sau khi phục hồi, người bệnh cũng nên duy trì tập luyện để bảo vệ sức khỏe của vai. 

Vì sao chấn thương lại tập vật lý trị liewuj

Người bệnh cần tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp vai để hồi phục hoàn toàn và tránh các di chứng

Hướng dẫn cụ thể một số bài tập phục hồi chức năng của vai

1. Dao động cánh tay

Dao động cánh tay sẽ tác động vào nhóm cơ như cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ deltoid, cơ dưới vai. Cách tập rất đơn giản, người bệnh chỉ cần bám tay không bị đau vào bàn - ghế hoặc một vật chắc chắn. Tay đau di chuyển nhẹ nhàng theo vòng tròn, hướng trước sau và ngang. Người bệnh cần chú ý không đưa tay ra sau lưng để tránh bị phản tác dụng.

2. Động tác xoay trong

Sử dụng một gậy nhỏ đặt ở phía sau lưng. Tay đau nắm ở đoạn cuối của gậy còn tay lành thì cầm vào vị trí gần tay đau. Tiếp đến, kép cây gậy về phía của tay lành càng xa càng tốt. Lưu ý là thực hiện kéo theo chiều dọc và nếu vai phải đau thì ngưng lại. Giữ 30 giây và thư giãn 30 giây, thực hiện 4 lần mỗi bên.

Vì sao chấn thương lại tập vật lý trị liewuj

Động tác xoay trong

3. Động tác chéo tay

Thư giãn khớp vai, đưa 1 tay bắt chéo qua ngực và kéo cánh ra xa rồi giữ cánh tay ở phần trên khuỷu. Kéo và giữ trong 30 giây, sau đó nghỉ 30 giây rồi thay đổi tay và lặp lại.

Bệnh nhân không kéo hoặc đẩy vùng khuỷu trong quá trình tập luyện.

4. Động tác căng giãn tư thế nằm

Người tập nằm nghiêng trên bàn (có thể kê đầu bằng gối), thân người nằm trên cánh tay. Dùng tay không đau đè tay đau xuống dưới đến khi thấy đau rồi giữ trong 30 giây. Ngừng 30 giây rồi lặp lại trong 4 lần, thực hiện 3 đợt một ngày.

Vì sao chấn thương lại tập vật lý trị liewuj

Động tác căng giãn tư thế nằm

5. Động tác chèo thuyền

Lấy dây thun (dây lò xo) cột vào tường hoặc vị trí chắc chắn. Bệnh nhân đứng cách vị trí cột dây tầm 3 bàn chân và lấy dây kéo về phía sau, sát thân mình bằng tay đau. Khi tập phải giữ chắc vai và không đè bàn tay hoặc bẻ cổ tay xuống.

Bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp vai cần được thực hiện mỗi ngày để đem lại kết quả tốt nhất. Phòng khám La Văn Lường với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bằng Đông y và Tây y sẽ hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân tập sao cho hiệu quả hơn. 

Có thể thấy rằng, vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp vai là yếu tố cần thiết để bệnh nhân phục hồi hoàn toàn và quay lại cuộc sống như trước khi phẫu thuật. Đặt lịch khám nhanh chóng, xin vui lòng gọi qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/ 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng (8h – 12h) – Chiều (15h – 19h30).

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Chấn thương cơ quan vận động bao gồm những thương tổn như: gãy xương, đứt dây chằng, đụng giập phần mềm hay các vết thương…

Sau gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt do các khớp xương của người bệnh phải trải qua một thời gian dài bất động bằng bột, dụng cụ chỉnh hình. Do đó, việc hỗ trợ điều trị gãy xương bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau khi gãy xương – chấn thương có vai trò quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hoá, giãn cơ, giảm đau, sớm hồi phục chức năng vận động.

Nguyên tắc hỗ trợ điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng

- Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương, liền tổ chức.

- Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ).

- Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.

- Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay, chân sau bất động

Các phương pháp và kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng

- Chườm lạnh: Trong tất cả các tổn thương do chấn thương đều có thể sử dụng phương pháp nhiệt lạnh hay nói cách khác là chườm lạnh. Chườm lạnh nên áp dụng ngay từ sau chấn thương và kéo dài khi mà vùng chấn thương vẫn sưng, nóng hơn so với vùng xung quanh. Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động.

- Chườm nóng: có tác dụng làm mềm tổ chức, tăng cường máu đến vùng chấn thương. Chườm nóng trước và trong khi tập luyện làm tăng khả năng phục hồi cho chi thể. Dùng túi chườm nước nóng, parafin, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Chú ý không được dùng nhiệt sóng ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.

- Tập vận động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại. tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 2- 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

- Tập đi:  Dùng nạng nách tập đi khi xương chưa liền (với gãy xương chi dưới). Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Nhiều người thích dùng gậy chống bên chân đau nên đã làm dáng đi bị xấu đi. Phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc. Không nên dùng nạng kẹp nách vì như thế dáng đi sau này trông sẽ tàn phế. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.

- Gia tăng lực cơ chi đau: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.

- Hoạt động trị liệu: tăng cường các bài tập chức năng cổ bàn tay như cầm thả vật, vắt khăn, mở nắm chai lọ, mặc và cởi quần áo, lăn bóng, lật trang sách, lật quân bài, vắt chặt miếng xốp, phủi bụi,… Tập sinh hoạt thông thường: Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo. Khi nào không còn đau nữa, không bị hạn chế thì quá trình tập luyện này mới đạt kết quả tốt. Thời gian tập thường từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo mức độ thương tổn.

Ngoài ra để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Chương trình tập luyện cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp chấn thương. Với những trường hợp gặp phải biến chứng, cần theo dõi sát sao, cẩn thận, các bài tập chỉ có thể được thực hiện khi các khớp xương thực sự ổn định. Các biến chứng cần được điều trị trước khi bắt đầu vào các bài tập vật lý trị liệu.

Lưu ý: Bệnh nhân không được xoa bóp bằng các thuốc xoa bóp, rượu gừng…. vào chỗ xương gãy vì sẽ làm chậm quá trình liền xương.

Đặc biệt không được đắp thuốc lá vào các khớp vì sẽ làm cho khớp đó cứng hơn, khó vận động về sau.

Hồng Vân