VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

Câu 19.1. a) Hãy điền tên các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực vào các ð trống trong Hình 19.1 cho phù hợp. 

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

b) So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

Câu 19.2. Hãy tìm những từ/cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau:

Các loại tế bào khác nhau thường cớ ......... (1)......,......... (2).... và .... (3) ...... Khác nhau. Màng tế bào là thành phần có ở mọi ...... (4)...... giúp....... (5)...... và......(6) ...... các thành phần bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình...... (7)...... giữa tế bào và môi trường. Tế bào chất là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động ...... (8)....... của tế bào. Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa ...... (9)......., là trung tâm ...... (10)...... các ...... (11) ...... của tế bào.

Trả lời:

 (1) hình dạng,

(2) kích thước,

(3) chức năng,

(4) tế bào,

(5) bao bọc,

(6) bảo vệ,

(7) trao đổi chất,

(8) trao đổi chất,

(9) vật chất di truyền,

(10) điều khiển,

(11) hoạt động sống.

Câu 19.3. a) Hãy điền tên các thành phần tế bào thực vật và động vật vào các ô trống trong Hình 19.2 cho phù hợp.

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

b)Hãy hoàn thành bảng dưới đây.

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

Câu 19.4. Hãy tìm hiểu qua sách, báo và internet về thành phần cấu trúc của tế bào để trả lời các câu hỏi sau:

a) Thành phần nào giúp thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?

b) Thành phần nào giúp thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ?

Trả lời:

a) Thành tế bào.

b) Lục lạp.

Câu 19.5. Hãy vẽ hoặc làm mô hình mô phỏng tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ theo sự sáng tạo của em.

Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bàotrang 67, 68, 69. Các lời giải giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập chuyên mục sách Giải KHTN 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống

Bài 19 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

  • A. Mở đầu KHTN 6 trang 67 Kết nối tri thức
  • B. Nội dung bài học Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
    • Câu hỏi trang 67 Khoa học tự nhiên KNTT
    • Hoạt động trang 68 Khoa học tự nhiên KNTT
    • Câu hỏi trang 68 Khoa học tự nhiên KNTT

A. Mở đầu KHTN 6 trang 67 Kết nối tri thức

Tuy có kích thước nhỏ nhưng tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống cơ bản. Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?

Gợi ý trả lời

Mỗi tế bào đều được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là:

- Màng tế bào: bao bọc tế bào chất và tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

- Tế bào chất: là nơi diễn ra các hoạt động sinh hóa của tế bào

- Nhân: là nơi chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển các hoạt động của tế bào

→ Nhờ các cấu tạo này mà tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống.

B. Nội dung bài học Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Câu hỏi trang 67 Khoa học tự nhiên KNTT

1. Quan sát hình 19.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.

2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?

Gợi ý trả lời

Thành phần chính của tế bào và chức năng:

Tên thành phần

Chức năng

Màng tế bào

- Bao bọc khối tế bào chất

- Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

Tế bào chất

- Là nơi diễn ra các hoạt động sinh hóa của tế bào

Nhân/vùng nhân

- Là nơi chứa vật chất di truyền

- Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống cẩu tế bào

2. Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài.

Hoạt động trang 68 Khoa học tự nhiên KNTT

Quan sát hình 2.2, chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

Gợi ý trả lời

- Điểm giống nhau: Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, tế bào chất

- Điểm khác nhau:

+ Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, mới chỉ có vùng nhân nơi tập trung vật chất di truyền, không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất

+ Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân và tế bào chất có nhiều các loại bào quan hơn.

Câu hỏi trang 68 Khoa học tự nhiên KNTT

1. Quan sát hình 19.3, lập bảng so sánh sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

2. Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng? Cấu trúc nào của tế bào nào giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật?

Gợi ý trả lời

1.

Tế bào động vậtTế bào thực vật
Giống nhau

Đều có những thành phần cơ bản:

  • Màng sinh chất, tế bào chất và nhân
  • Các bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất mang ribôxôm.
  • Trong nhân là nhân con và chất nhiễm sắc (ADN).
Khác nhau
  • Không có vách xenlulozơ
  • Không có lục lạp nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ → dị dưỡng.
  • Có trung thể
  • Có lizôxôm (thể hòa tan).
  • Không có không bào chứa dịch, chỉ có không bào tiêu hóa, không bào bài tiết.
  • Có vách xenlulozơ bảo vệ.
  • Có các lạp thể đặc biệt là lục lạp → tự dưỡng.
  • Chỉ có trung thể ở tế bào thực vật bậc thấp
  • Không có lizôxôm
  • Có không bào chứa dịch lớn.

2.

- Điểm khác nhau lớn nhất giữa thực vật và giới động vật là khả năng quang hợp.

  • Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Có những loại thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng (như cây bắt ruồi). Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp.
  • Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác.

- Thành tế bào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 6 Bài 20 Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 bài 19 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào sách Kết nối tri thức với cuộc sống trên đây các bạn có thể tham khảo KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo và KHTN lớp 6 Cánh Diều theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để lên kế hoạch bài dạy, chuẩn bị cho các bài học trên lớp cho chương trình sách mới lớp 6 GDPT đạt kết quả cao. Các thây cô tham khảo các nhóm mới lớp 6 sau đây. Đồng thời, các em học sinh tham khảo để chuẩn bị các bài giải sách mới đạt kết quả cao.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Kết nối tri thức với cuộc sống THCS

Tất cả các tài liệu tại đây được VnDoc chia sẻ miễn phí cho các bạn và thầy cô tham khảo

Khoa học tự nhiên 6 bài 19 Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào phần Chủ đề 7 có đáp án chi tiết cho từng nội dung họcgiúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên 6 bài 18 Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

  • KHTN 6 bài 19 trang 93 Câu 1
  • KHTN 6 bài 19 trang 93 Câu 2

KHTN 6 bài 19 trang 93 Câu 1

. Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:

- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình

- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình

VBT Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19

Gợi ý trả lời

Điểm giống nhau: Cấu tạo nên từ tế bào

Điểm khác nhau là

Cơ thể đa bào: cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào có các chứng năng khác nhau ủa cơ thể sống

Cơ thể đơn bào: cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể sống

KHTN 6 bài 19 trang 93 Câu 2

Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đườn ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ

Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Gợi ý trả lời

Nhóm cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đườn ruột

Nhóm cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 6 bài 20 Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 Chân trời sáng tạo bài 19 trên đây các bạn có thể tham khảo KHTN 6 Cánh Diều và KHTN lớp 6 Kết nối tri thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Chân trời sáng tạo THCS