Văn học việt nam 1930 đến 1945 có mấy bộ phận

Văn học việt nam 1930 đến 1945 có mấy bộ phận

Dàn trải đều trong chương trình Ngữ văn lớp 8 là các tác phẩm truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Đây là các tác phẩm đặc sắc và rất quan trọng trong các bài kiểm tra và các bài thi của học sinh. Bài viết dưới đây, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh những kiến thức trọng tâm về các tác phẩm này.

Bối cảnh ra đời của tác phẩm 

Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

Các tác phẩm truyện kí Việt Nam ra đời trong khoảng thời gian thực dân Pháp đang đô hộ nước ta, thời kì này chúng đang đẩy mạnh bóc lột dân tộc ta. Đồng thời, cũng trong thời điểm này, nhân dân ta vẫn đang chịu sự áp bức của giai cấp thống trị của chế độ phong kiến. 

Thời điểm này, nhân dân có sự phân chia thành nhiều tầng lớp, giai cấp như: nông dân, tư sản thành thị, tiểu tư sản, công nhân,… với nhiều mâu thuẫn giai cấp, tầng lớp.

Về văn hóa, những tác phẩm truyện kí ra đời trong thời điểm những trào lưu tư tưởng, văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào nước ta, trước hết là ở các đô thị. Tuy vậy, những hủ tục, thành kiến của nước ta vẫn còn khá nặng nề. Nhà văn Việt Nam đã không còn quá theo đuổi những giá trị văn hóa cổ truyền của nền văn hóa Hán và văn học Trung Hoa, học tiếp thu những nét văn hóa phương Tây.

Bối cảnh văn học Việt Nam

Thầy Hùng nhấn mạnh rằng, văn học Việt Nam trong giai đoạn này phát triển theo hướng hiện đại hóa hay phương Tây hóa chứ không còn lấy “khuôn vàng thước ngọc” từ văn học Trung Hóa với những điển cố điển tích, những bài thơ Đường luật,… Từ đó hòa văn học Việt Nam vào dòng chảy chung của nền văn học nhân loại.

Văn học việt nam 1930 đến 1945 có mấy bộ phận

Văn học Việt Nam giai đoạn này lấy cảm hứng từ thực tế đời sống. 

Văn học giai đoạn này phát triển một cách mau lẹ, số lượng tác phẩm cũng như dấu ấn của các nhà văn, nhà thơ phát triển mạnh mẽ. Văn học cũng từ đó phân chia thành các bộ phận, trong đó có thể chia thành hai dạng: văn học công khai và văn học không công khai. Và văn học cũng chia thành các khuynh hướng khác nhau trong các bộ phận đó: lãng mạn, hiện thực phê phán,… tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nền văn học Việt Nam.

Những thành tựu của truyện kí Việt Nam

Thầy cho rằng ở giai đoạn này, văn học Việt Nam đạt được những thành tựu hết sức to lớn: xuất hiện nhiều thể loại mới (truyện ngắn, kí, tiểu thuyết,…), xuất hiện những tác giả tiêu biểu, tài năng (như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tô Hoài,…) cùng với đó là các tác phẩm xuất sắc như “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Tắt đèn”,… 

Các tác phẩm trong giai đoạn này đã phản ánh sinh động, toàn diện cuộc sống vật chất, tinh thần của con người Việt Nam, các tác phẩm này vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, đóng góp và đánh dấu sự phát triển của tiếng Việt trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. 

Các tác phẩm truyện kí Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 8 

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được học 4 tác phẩm truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 bao gồm: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”. Các tác phẩm này đều là những tác phẩm tiêu biểu của tác giả và cũng là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Về “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” trong chương trình tinh giản năm nay sẽ được tích hợp lại thành một chủ đề. “Tôi đi học” được viết theo thể loại truyện ngắn theo ngôi thứ nhất với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm thành một câu chuyện thấm đẫm chất thơ. Tác phẩm là sự hồi tưởng về những kỉ niệm, cảm xúc ngày đầu tiên đi học.

Văn học việt nam 1930 đến 1945 có mấy bộ phận

Thầy Hùng hướng dẫn học sinh các tác phẩm truyện kí (1930-1945).

“Trong lòng mẹ” được viết theo thể loại hồi kí theo ngôi thứ nhất về tình mẫu tử thiết tha của cậu bé Hồng thể hiện qua nỗi đau đớn khi xa mẹ cùng niềm hạnh phúc vô bờ của em khi được ở trong lòng mẹ. Tác phẩm có sự sáng tạo các tình huống truyện, tâm lí của nhân vật, nhất là cậu bé Hồng được miêu tả vô cùng tinh tế.

Với “Tức nước vỡ bờ” qua sự sáng tạo tình huống truyện gay cấn, miêu tả quá trình diễn biến tâm lí nhân vật cùng cách kể chuyện khéo léo, tác giả đã khắc họa được sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị và sức mạnh tiềm tàng, khả năng vùng lên tự giải phóng của người nông dân. Tác phẩm được viết theo thể loại tiểu thuyết với ngôi thứ ba, nhờ đó câu chuyện được kể rất linh động, lôi cuốn.

Còn với “Lão Hạc” là một câu truyện ngắn được kể theo ngôi thứ nhất với lời kể của ông giáo. Qua sự miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, tác giả Nam Cao đã khắc họa được số phận bi thảm và những phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Trên đây là hướng dẫn của thầy Hùng về các tác phẩm truyện kí trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Tuy nhiên, thầy cũng nhấn mạnh chương trình Ngữ văn lớp 8 có rất nhiều kiến thức cần nhớ, học sinh cần có sự đầu tư, chú tâm vào môn học thì mới học tập tốt được. 

>>Phụ huynh và học sinh tham khảo các bài giảng HỌC THỬ cùng thầy Hùng TẠI ĐÂY.

Văn học việt nam 1930 đến 1945 có mấy bộ phận

Chương trình học tốt 2020-2021 chính là nền tảng các môn học vững chắc mà thầy Hùng cùng các thầy cô HOCMAI tâm huyết xây dựng. Với hai khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện sẽ giúp học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 nắm chắc kiến thức và kĩ năng. Với hệ thống bài giảng và kiến thức toàn diện cho các môn học, hệ thống bài kiểm tra và bài tập để học sinh tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, đội ngũ tư vấn luôn giải đáp tất cả thắc mắc của học sinh, đồng hành cùng các bạn trong năm học này với điểm số tốt nhất. 

Phụ huynh và học sinh đăng ký thông tin để nhận ngay tư vấn về khóa học cũng như tham khảo các bài giảng HỌC THỬ tại: https://hocmai.link/Hoc-tot-truyen-ki-Viet-Nam

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Hướng dẫn học bài:

Đọc kĩ bài học để nắm vững:

1. Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

a) Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm "hiện đại hóa văn học" được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

b) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai (về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính và chất) ? 

c) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy. 

2. Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

a) Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?

b) Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

 

 Luyện tập

Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời?

Lời giải:

Câu 1 trang 90-91 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

 

a) Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm "hiện đại hóa văn học" được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?
 

Trả lời:- Khái niệm "hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.- Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa :+ Xã hội: Xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc : xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.+ Văn hóa: Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (Pháp).+ Giáo dục: Lực lượng sáng tác chủ yêu : Tầng lớp trí thức Tây học ( tiếp cận với nền văn học Pháp).+ Chữ viết: chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ nôm trong nhiều lĩnh vực.+ Báo chí: Nghề in, xuất bản, báo chí, dịch thuật ra đời và phát triển khá mạnh.+ Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học.- Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn.+ Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920) đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa văn học.+ Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930) là giai đoạn giao thời, hoàn tất các điều kiện để văn học phát triển vượt bậc ở giai đoạn thứ ba.

 + Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945) là giai đoạn phát triển rực rỡ, có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

 

b) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai (về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính và chất) ? 

 

Trả lời:- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.- Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: Văn học công khai và văn học không công khai.- Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Do khác nhau về đặc điểm nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mĩ, nên văn học công khai lại phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

- Bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù.

 

c) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy. 
 

Trả lời:- Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại.- Do chủ quan của nền văn học (đây là nguyên nhân chính).- Do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.

- Ngoài ra cũng cần phải nhận ra rằng, thời kì này, văn chương đã trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống. Đây là lí do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.

Câu 1 trang 90-91 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

a) Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?

 

Trả lời:- Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là yêu nước, anh hùng và nhân đạo. Văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 tiếp tục phát huy truyền thống ấy trên tinh thần dân chủ.

b) Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

 

Trả lời:- Các thể loại văn học mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...- Sự cách tân, hiện đại hóa của thể loại tiểu thuyết được thể hiện ở chỗ có sự thay đổi về hệ thống thi pháp. Tiểu thuyết hiện đại chú trọng xây dựng tính cach nhân vật hơn cốt truyện, đi sâu vào nội tâm nhân vật, thuật truyện không theo trật tự thời gian tự nhiên, tả thực, ngôn ngữ lời văn hiện đại, gần gũi với đời thường, từ bỏ lối văn biền ngẫu...

- Sự cách tân, hiện đại hóa ở thơ ca: Thơ mới phá bỏ các quy phạm chặt chẽ của thơ cũ, chuyển từ cái ta chung chung sang cái Tôi cá nhân.

 

II. Luyện tập

 

Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời?

 

Trả lời:
- Hiện đại hóa văn học là một quá trình. Trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ. Vì thế, văn học từ năm 1990 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.