Văn học dân gian việt nam đinh gia khánh năm 2024

Giới thiệu sách: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Giáo viên: Nguyễn Thị Mộng Lành

Đại điểm: SHDC

Thời gian: 23/10/2017

GS. Đinh Gia Khánh chủ biên hai bộ giáo trình về văn học dân gian, trong đó bộ sách hai tập Văn học dân gian (1972-1973) của hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Đó là việc lý giải sâu sắc, toàn diện đặc trưng của văn học dân gian, việc trình bày lịch sử sưu tầm và nghiên cứu folklore ngôn từ ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học dân gian người Việt theo tiến trình lịch sử bên cạnh việc phân tích nó theo thể loại. Sách này được tái bản vào các năm 1977, 1991. Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục in gộp hai tập này cùng với tập Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983) của PGS. Võ Quang Nhơn thành một tập sách khổ lớn với nhan đề Văn học dân gian Việt Nam với tên tác giả là: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn.

Nội dung cuốn sách gồm 2 nội dung chính sau:

Phần 1: Văn học dân gian dân tộc Việt (Kinh).

Phần 2: Văn học dân gian các dân tộc ít người

Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- Tính truyền miệng:

Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).

Tính tập thể:

Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác. tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.

Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.

- Tính thực hành:

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).

Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc)

Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Vừa chưa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc – là kho tri thức phong phú về đời sống của dân tộc.

- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

- Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

Đến với quyển sách Văn học dân gian Việt Nam chúng ta biết thêm có những thể loại nào, tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại. Hiên sách đang có ở thư viện trưởng ta, sách có số đăng kí TK 1156 mời các em tìm đọc. Chúc quý Thầy Cô tuần sức khỏe và dạy hiệu quả, chúc các em tuần học tốt.