Skkn hướng dẫn giải bài tập điện học lớp 9 năm 2024

  1. Phần mở đầu<br /> 1. Lý do chọn đề tài: <br /> Xuất phát từ thực tế giảng dạy, các bài tập áp dụng định luật Ôm cho các đoạn <br /> mạch trong Vật lý 9 đều rất phong phú và đa dạng. Mỗi bài là 1 dạng khác nhau, tuy <br /> nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh đa số yếu về kỹ năng <br /> phân tích đề cũng như cách phân biệt các loại mạch điện để có hướng sử dụng kiến <br /> thức để vào giải bài tập đó. Ngoài ra việc số tiết bài tập được bố trí trong chương còn <br /> ít nên rất hạn chế về mặt thời gian để dạy cho học sinh trên lớp.<br /> Nếu giải được bài tập sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức đã học và đặc biệt <br /> là biết vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và giải <br /> thích được những hiện tượng vật lý có liên quan đến cuộc sống. Khi giải bài tập vật <br /> lý học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát <br /> hoá...Để xác định bản chất vật lý của từng bài tập, từ đó mới chọn lựa các công thức <br /> sao cho phù hợp với từng bài tập. <br /> Vì thế, việc hướng dẫn học sinh để giải bài tập vật lý cho học sinh là việc rất cần <br /> thiết nhằm nâng cao hiệu quả của đào tạo. Xuất phát từ quan điểm trên nên tôi đã <br /> chọn đề tài nghiên cứu là: “Hướng dẫn học sinh giải bài tập áp dụng định luật Ôm <br /> cho các đoạn mạch của vật lý lớp 9”.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br /> ­ Học sinh có kĩ năng phân tích đề, nắm được yêu cầu của đề.<br /> ­ Tránh các lỗi sai thường gặp khi giải mạch điện.<br /> ­ Phân biệt các loại mạch điện, cách mắc mạch điện và cách giải các dạng bài của <br /> định luật Ôm cho các đoạn mạch trong vật lý 9.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> ­ Kĩ năng nhận biết, phân tích bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch của vật lý 9.<br /> 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br /> ­ Các dạng bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch của vật lý 9.<br /> ­ Học sinh khối 9 của trường Trung Học Cơ Sở Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện <br /> Krông Ana, tỉnh Đăklăk.<br /> ­ Thời gian: năm học 2015 ­ 2016<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu <br /> ­ Phương pháp nghiên cứu.<br /> ­ Phương pháp trực quan.<br /> ­ Phương pháp thống kê. <br /> ­ Phương pháp điều tra, đánh giá kết quả.<br /> II. Phần nội dung<br /> 1. Cơ sở lý luận: <br /> Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc tổ chức giải bài tập cũng rất <br /> quan trọng đối với học sinh, nó trở thành một việc không còn xa lạ với các em nữa mà <br /> nó trở thành người bạn đồng hành cùng các em học sinh xuyên suốt quá trình học trên <br /> lớp, chính các em đã làm mới cách giải bài tập, tạo nên những giờ học sôi nổi, mang <br /> lại hiệu quả cao trong dạy học.<br /> Nhiệm vụ của giáo viên là phải truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, có <br /> hệ thống về chương Điện học. Định luật Ôm không chỉ được học ở mỗi chương trình <br /> Vật lí 9 mà còn được học xuyên suốt trong các cấp sau này. Do đó, việc giải bài tập ở <br /> phần định luật Ôm áp dụng cho các đoạn mạch trong một tiết học có vai trò hết sức <br /> quan trọng trong việc giúp học sinh nắm vững được kiến thức cũ và lĩnh hội thêm <br /> kiến thức mới một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Qua việc giải bài tập này giúp <br /> học sinh đào sâu kiến thức nhiều hơn và giúp học sinh ôn tập hệ thống hoá kiến thức <br /> ở phần này.<br /> Ở chương Điện học phần định luật Ôm này có nhiều dạng bài tập, liên quan trong <br /> đời sống thực tế rất nhiều, nhưng nhiều em khi học phần này còn mơ hồ, khó hiểu, <br /> khó vận dụng vào bài tập, cho nên kết quả học tập của học sinh yếu hẳn đi.<br /> Qua việc hướng dẫn học sinh giải bài tập chúng ta cần làm rõ việc phân biệt các <br /> loại mạch điện, cách mắc mạch điện và cách giải là cần thiết nhất. Giúp cho học sinh <br /> tìm ra hướng giải quyết bài tập phần này.<br /> 2. Thực trạng<br /> Trong quá trình quan sát học sinh giải bài tập, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều em <br /> vẫn chưa nắm được những đại lượng thường xuyên có mặt trong bài tập về định luật <br /> Ôm, như các đại lượng: I, U, R. Nhiều em không nhớ rõ tên cũng như đơn vị của <br /> những đại lượng này nên các em hay tóm tắt sai bài toán dẫn đến bài giải của các em <br /> cũng sai theo. <br /> Ngoài ra do chưa nắm vững các công thức cho từng đoạn mạch cụ thể (như đoạn <br /> mạch nối tiếp và đoạn mạch song song) và chưa phân biệt được mạch điện như thế <br /> nào được gọi là mạch điện nối tiếp? cũng như mạch điện như thế nào gọi là mạch <br /> điện song song? nên dẫn đến tình trạng các em thường xuyên giải sai đối với các dạng <br /> mạch nối tiếp và song song.<br /> Bên cạnh đó khả năng phân tích đề của các em còn yếu. Do đó cần nâng cao khả <br /> năng tư duy, phân tích và nắm được yêu cầu đề để chất lượng trong việc giải bài tập <br /> tốt hơn.<br /> 2.1. Thuận lợi ­ Khó khăn<br /> a. Thuận lợi<br /> ­ Ngoài sách giáo khoa ra thì học sinh còn có sách bài tập giúp cho các em có điều kiện <br /> hệ thống các kiến thức và cũng như để khắc sâu các bước giải bài tập. Bên cạnh đó <br /> việc được tiếp cận công nghệ thông tin sớm nên học sinh cũng dễ dàng tìm tòi được <br /> các cách làm, các dạng mạch điện cũng như hướng đi giải quyết một bài toán thông <br /> qua Internet dễ dàng hơn, giúp các em tự học hiệu quả.<br /> ­ Tất cả học sinh có thể làm được khi được hướng dẫn.<br /> b. Khó khăn:<br /> ­ Học sinh thường nhằm lẫn công thức giữa hai đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song <br /> song là do chưa xác định rõ cách mắc mạch điện.<br /> ­ Học sinh đọc đề không kĩ, phân tích mạch điện chưa chính xác, chưa biết cách <br /> đổi, chưa nắm được yêu cầu của đề nên dẫn đến việc giải bài tập bị sai.<br /> 2.2. Thành công – Hạn chế<br /> a. Thành công:<br /> ­ Học sinh nâng cao khả năng phân tích mạch điện, nhận dạng được các loại mạch <br /> điện và sử dụng các công thức phù hợp.<br /> ­ Học sinh chủ động tìm kiến thức, phát triển khả năng tư duy, phát huy được năng lực <br /> các em ở mức cao hơn.<br /> ­ Phát huy tính tự giác, độc lập của học sinh trong việc giải bài tập.<br /> b. Hạn chế:<br /> ­ Một số em học yếu nên việc giải bài tập còn gặp khó khăn, giải bài tập sai.<br /> 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu:<br /> a. Mặt mạnh<br /> ­ Học sinh nắm vững kiến thức về định luật Ôm, đã biết phân loại được các loại <br /> mạch điện nên việc giải quyết 1 bài toán trở nên dễ dàng hơn.<br /> ­ Học sinh tự giác, độc lập trong việc tham khảo các bài toán trên mạng cũng như các <br /> sách tham khảo giúp các em tự giải quyết được các bài toán.<br /> b. Mặt yếu<br /> ­ Một số em còn thụ động trong việc giải bài tập, khả năng phân tích đề cũng như <br /> nhận dạng từng loại mạch điện còn yêu, chưa có ý thức tự giác trong việc lĩnh hội <br /> kiến thức cũng như các bài toán tham khảo nên khi các em gặp dạng bài toán đó các em <br /> không thể giải được.<br /> 2.4. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động:<br /> ­ Thư viện có nhiều sách tham khảo, thuận lợi cho giáo viên cũng như học sinh trong <br /> việc tham khảo các dạng bài tập mới.<br /> ­ Tinh thần hợp tác, làm việc của tất cả học sinh.<br /> ­ Vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.<br /> ­ Kết quả phụ thuộc vào: ý thức tự giác cũng như năng lực của học sinh, thời gian và <br /> dạng bài tập.<br /> 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về đề tài thực trạng mà đề tài đặt ra.<br /> Như đã nói ở phần thực trạng, việc học sinh không nhớ và nắm vững các công <br /> thức của từng đoạn mạch, không phân biệt được các loại mạch điện cũng như khả <br /> năng phân tích đề còn yếu là nguyên nhân dẫn đến các em giải sai bài tập.<br /> Do đó ở đề tài này tôi sẽ chỉ ra những chỗ các em thường hay giải sai, những chỗ <br /> mà các em còn thường hay vấp để từ đó các em nhận ra được mà sửa chữa. Việc này <br /> đòi hỏi các em phải có sự cố gắng, kiên trì. Vì chỉ khi các em biết mình sai ở chỗ nào <br /> thì các em mới tự sửa sai cho mình được. <br /> Ngoài ra trong đề tài này tôi cũng sẽ hướng cho học sinh cách phân tích 1 bài toán, <br /> để khi giải bài toán các em sẽ không bị sai sót, thiếu các dữ kiện cũng như biết cách sử <br /> dụng các công thức phù hợp với dữ kiện đã cho để làm đúng yêu cầu của bài.<br /> Do đó, học sinh cần được nâng cao kĩ năng phân tích đề và cách phân loại các mạch <br /> điện để có thể giải bài tập.<br /> 3. Giải pháp, biện pháp:<br /> 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br /> a. Mục tiêu của giải pháp:<br /> ­ Học sinh nhận biết được các dạng mạch điện, nắm được yêu cầu của đề và giải <br /> được các bài tập về định luật Ôm cho các đoạn mạch trong vật lý 9.<br /> ­ Phát triển khả năng tư duy, phát huy được năng lực các em ở mức cao hơn.<br /> ­ Phát huy tính tự giác, độc lập của học sinh trong việc giải bài tập.<br /> b. Biện pháp:<br /> ­ Giáo viên lựa chọn các dạng bài tập phù hợp với năng lực học sinh, củng cố lại kiến <br /> thức, hướng dẫn học sinh cách làm bài tập.<br /> ­ Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, nhóm, tổ nhiệm vụ cần thực hiện và thời gian hoàn <br /> thành bài tập đó.<br /> ­ Kiểm tra, đánh giá chất lượng và kỹ năng giải bài tập của học sinh.<br /> 3.2. Nội dung, cách thực hiện các giải pháp, biện pháp<br /> Để giúp học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là giúp cho học sinh <br /> nắm chắc và khắc sâu kiến thức một cách bền vững các kiến thức phải coi trọng đến <br /> cách sử dụng các bước giải bài tập.<br /> Giáo viên phải tính được toàn bộ kế hoạch cho việc sử dụng bài tập trong một tiết <br /> học cụ thể như sau:<br /> + Lựa chọn bài tập nêu vấn đề sử dụng trong tiết bài tập nghiên cứu kiến thức mới <br /> nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh.<br /> + Lựa chọn bài tập củng cố kiến thức lý thuyết, cung cấp thêm hiểu biết trong thực tế <br /> đời sống có liên quan.<br /> + Lựa chọn bài tập điển hình nhằm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học <br /> để giải quyết bài tậpvà nhằm hình thành các bước giải bài tập chung cho mỗi loại bài <br /> tập.<br /> + Lựa chọn bài tập để kiểm tra đánh giá chất lượng và kỹ năng giải bài tập của học <br /> sinh.<br /> 3.2.1. Hướng dẫn giải bài tập Vật Lí:<br /> Để giải được bài tập, khâu quan trọng nhất là học sinh phải thuộc công thức và đơn <br /> vị của từng đại lượng trong công thức. Nếu không thuộc công thức học sinh sẽ gặp <br /> rất nhiều khó khăn trong việc giải bài tập vật lý. Như vậy hệ thống lại các công thức <br /> trước khi bắt tay vào để giải bài tập vật lý là việc rất cần thiết. <br /> * Xây dựng lý thuyết về Định luật Ôm cho các đoạn mạch <br /> a) Phát biểu Định luật Ôm:<br /> Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu <br /> dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.<br /> I = <br /> b) Công thức của định luật Ôm:<br /> <br /> <br /> Trong đó:<br /> ­ I là cường độ dòng điện, đơn vị là Am pe (A).<br /> ­ U là hiệu điện thế, đơn vị là Vôn (V).<br /> ­ R là điện trở, đơn vị là Ôm (Ω).<br /> c) Công thức của các đoạn mạch:<br /> * Đoạn mạch nối tiếp:<br /> ­ Cường độ dòng điện trong đoạn mạch:<br /> I = I1 = I2 = I3 = …..<br /> ­ Hiệu điện thế trong đoạn mạch:<br /> U = U1 + U2 + U3 + …..<br /> ­ Điện trở tương đương trong đoạn mạch:<br /> Rtđ = R1 + R2 + R3 + …..<br /> ­ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó. <br /> <br /> * Đoạn mạch song song :<br /> ­ Cường độ dòng điện trong đoạn mạch:<br /> I = I1 + I2 + I3 + …..<br /> ­ Hiệu điện thế trong đoạn mạch:<br /> U = U1 = U2 = U3 = …..<br /> ­ Điện trở tương đương trong đoạn mạch:<br /> =<br /> ­ Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:<br /> @ Ngoài việc thuộc các công thức học sinh còn phải biết sử dụng thành thạo các công <br /> thức trên để suy ra công thức tính từng đại lượng có trong công thức đó.<br /> Ví dụ với biểu thức của định luật Ôm:<br /> I =. Thì học sinh phải suy ra được<br /> U = I.R<br /> R = <br /> Như vậy, lợi ích của việc thuộc và sử dụng thành thạo các công thức vật lý và kết <br /> hợp với các bước giải bải tập vật lý đây chính là nền tảng vững chắc để học sinh dễ <br /> dàng tiếp cận và giải được bài tập vật lý.<br /> @ Chú ý cách đổi một vài đơn vị <br /> Kilôôm; 1kΩ=1000Ω,<br /> Mêgaôm; 1MΩ=1000 000Ω.<br /> <br /> ĐỌC KỸ ĐỀ BÀI VÀ PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN, PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ TÓM <br /> TẮT ĐỀ BÀI<br /> SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ<br /> <br /> <br /> BÀI TẬP VẬT LÝ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> THAY SỐ VÀ TÍNH KẾT QUẢ (LƯU Ý ĐƠN VỊ)<br /> <br /> <br /> VIẾT CÁC BIỂU THỨC, LẬP PHƯƠNG TRÌNH (NẾU CẦN)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> KIỂM TRA VÀ BIỆN LUẬN ĐỂ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3.2.2. Các dạng bài tập<br /> Thông thường học sinh khi giải bài toán về định luật Ôm vẫn còn bị sai ở chỗ <br /> không nắm vững tên gọi, kí hiệu cũng như đơn vị của các đại lượng có trong công <br /> thức đó. Để tránh lỗi sai không đáng có này thì việc đầu tiên, học sinh cần phải làm đó <br /> là ghi nhớ kí hiệu, tên gọi cũng như đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.<br /> Bên cạnh đó học sinh thường không phân biệt được đoạn mạch đã cho là đoạn <br /> mạch song song, nối tiếp hay hỗn hợp, việc sử dụng nhầm công thức của đoạn mạch <br /> song song cho đoạn mạch nối tiếp và ngược lại còn xảy ra. Vậy nên yêu cầu khi học <br /> sinh giải những dạng mạch điện như thế này là học sinh cần phải biết cách phân loại <br /> mạch điện cũng như nắm vững được công thức của đoạn mạch song song, nối tiếp và <br /> vận dụng chúng vào giải đối với đoạn mạch hỗn hợp (gồm cả mạch song song và nối <br /> tiếp trong 1 bài toán).<br /> * Đối với đoạn mạch nối tiếp.<br /> VD 1: Cho đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau như hình vẽ. Biết R1 = 5 <br /> R2 = 10 ; R3 = 15.<br /> Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 12V.<br /> a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br /> b) Tính cường độ dòng điện qua mạch.<br /> c) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.<br /> R1 R2 R3<br /> <br /> V<br /> A<br /> + ­<br /> <br /> <br /> Hướng dẫn<br /> Học sinh cần xác định được đoạn mạch này các điện trở, am pe kế (nếu có) được mắc <br /> với nhau như thế nào với nhau?<br /> Nhìn vào hình, ta thấy R1nt R2 nt R3.<br /> ­ Những đại lượng đã cho: R1, R2 , R3 và U<br /> ­ Yêu cầu của đề : tìm Rtđ, I, U1, U2, U3.<br /> Giải: <br /> a. Vì các điện trở được mắc nối tiếp với nhau nên áp dụng công thức đối với đoạn <br /> mạch nối tiếp, ta có:<br /> Rtđ = R1+ R2 +R3 ; <br /> b. I = I1 = I2 = I3 (1)<br /> Định luật Ôm: I =U/R (2)<br /> c. Từ (1) và (2) ta tìm được: U1 = I.R1<br /> U2 = I.R2 <br /> U3 = I.R3<br /> * Đối với đoạn mạch song song<br /> VD 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó R1 =30Ω; R2 = 20Ω, vôn kế <br /> chỉ 36V.<br /> a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?<br /> • Tính số chỉ của các ampe kế? <br /> <br /> <br /> B<br /> R1<br /> <br /> <br /> A<br /> <br /> <br /> R2<br /> <br /> <br /> +<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hướng dẫn<br /> Tương tự như ví dụ 1, học sinh cũng cần phải xác định được đoạn mạch này các điện <br /> trở, am pe kế ( nếu có) được mắc với nhau như thế nào với nhau?<br /> Nhìn vào hình, ta thấy R1// R2 <br /> ­ Những đại lượng đã cho: R1, R2 và U<br /> ­ Yêu cầu của đề : tìm Rtđ, IA, IA1, IA2.<br /> Giải:<br /> a. Vì các điện trở được mắc song song với nhau nên áp dụng công thức đối với đoạn <br /> mạch song song, ta có:<br /> Rtđ = RAB = <br /> U = U1 = U2 <br /> Định luật Ôm: I =U/R <br /> I = IA =U/R<br /> Để tìm số chỉ của các ampe kế, ta có 2 cách :<br /> Cách 1: I1= IA1 = U/R1 <br /> I2= IA2 = U/R2 <br /> Cách 2: IA1 = U/R1 <br /> Vì đoạn mạch song song nên IA = IA1 + IA2<br /> => IA2= IA ­ IA1 <br /> * Đối với đoạn mạch hỗn hợp<br /> Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ.<br /> Trong đó: R1 = 5 ; R2 = 12 ; R3 = 8 ; R4 = 20 ; Hiệu điện thế UAB = 30V.<br /> a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br /> b) Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở.<br /> c) Tính các hiệu điện thế UAC và UCD.<br /> R2 D R3<br /> R1 <br /> A C R4 <br /> B<br /> <br /> <br /> Hướng dẫn<br /> (Bài toán này, nhìn vào hình vẽ ta thấy các điện trở vừa được mắc song song vừa <br /> được mắc nối tiếp với nhau, do đó đây chính là đoạn mạch hỗn hợp. Học sinh cần xác <br /> định được điện trở nào được mắc nối tiếp với nhau và điện trở nào thì được song song <br /> với nhau; sau đó áp dụng công thức của đoạn mạch nối tiếp và song song cho từng phù <br /> hợp với từng đoạn mạch đó)<br /> Xét thấy R1nt [(R2 nt R3)//R4]<br /> ­ Những đại lượng đã cho: R1, R2, R3, R4 và UAB<br /> ­ Yêu cầu của đề : tìm RAB, I1, I2, I3, I4 ; UAC, UCB<br /> giải:<br /> Ta thấy: R1nt [(R2 nt R3)//R4]<br /> a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br /> Vì R2 nt R3 nên R23= R2 + R3<br /> R23 //R4 nên R234 = ( R23.R4)/( R23+R4) = RAB<br /> b. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở.<br /> Ta có: I1 = I = <br /> (R2 nt R3)//R4 nên UCB = I. R234 <br /> I2 = I3 = <br /> ­ R23// R4 nên I4 = I – I3 <br /> c)Tính các hiệu điện thế UACvà UCD:<br /> UAC = I1 .R1 <br /> UCD = I2 . R2 <br /> 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br /> ­ Cơ sở vật chất của trường đầy đủ: nhiều sách tham khảo tạo điều kiện cho học sinh <br /> khám phá thêm nhiều dạng bài tập của định luật Ôm cho các đoạn mạch.<br /> ­ Giáo viên nhiệt tình, có sự nhiệt huyết với nghề, với trò.<br /> ­ Hiểu đước tâm lý cũng như khả năng, năng lực của từng học sinh để hướng dẫn.<br /> 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br /> ­ Các giải pháp và biện pháp luôn có quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau.<br /> ­ Các giải pháp đề ra đòi hỏi phải có các biện pháp thực hiện.<br /> 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br /> Qua các tiết giải bài tập tôi nhận thấy rằng:<br /> ­ Học sinh có ý thức tự giác rất tốt, đã hình thành được kĩ năng trong phân tích đề, nắm <br /> được yêu cầu của đề và phân loại được các dạng mạch điện. <br /> ­ Học sinh phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo trong việc giả quyết 1 bài toán mà <br /> không rập khuôn.<br /> ­ Học sinh vận dụng tốt kiến thức lý thuyết vào giải quyết các bài tập.<br /> 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br /> Kết quả của học sinh lớp 9A1 (40 em )qua bài kiểm tra 15p trước khi hướng dẫn <br /> cách giải bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch như sau:<br /> <br /> Điểm 10 9 8 7 6 5 Dưới 5<br /> Số bài: 40 0 2 3 10 13 8 4<br /> Sau khi hướng dẫn cách giải bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch như sau<br /> Điểm 10 9 8 7 6 5 Dưới 5<br /> Số bài: 40 7 5 10 13 3 2 0<br /> <br /> III. Phần kết luận:<br /> Sau một thời gian thực hiện, việc hướng dẫn phương pháp giải bài tập trong một <br /> tiết học ở phân môn Vật Lí 9 phần áp dụng định luật Ôm vào các đoạn mạch, thật sự <br /> đã đem lại kết quả khả quan, học sinh đã thật sự chiếm lĩnh được kiến thức, hứng thú <br /> học tập hơn.<br /> Việc hướng dẫn giải bài tập này có tính khả thi cao. Thể hiện được tính tích cực <br /> của học sinh và tính chủ động của học sinh.<br /> Để việc này thực hiện thành công trong các tiết học, thu hút được nhiều học sinh <br /> tham gia thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần dành thời gian cho việc lập ra kế hoạch giảng <br /> dạy và chọn bài tập có kiến thức một cách hợp lý. GV phải dặn dò học sinh chuẩn bị <br /> bài cũ thật kĩ. Phải tập cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin trong học tập. Luôn luôn <br /> khích lệ động viên kịp thời, chấm điểm cho các em học tốt.<br /> Bên cạnh đó, mỗi Giáo viên cũng cần phải tự học tự bồi dưỡng và tham khảo <br /> nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp, để không ngừng nâng cao chuyên <br /> môn và nghiệp vụ cho bản thân đó là việc rất cần thết và bổ ích.<br /> Đây là một kinh nghiệm của bản thân nên tôi chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, mong <br /> được sự đóng góp chân tình từ các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ./ <br /> Bình Hòa, ngày 15 tháng 03 năm 2016<br /> Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguyễn Thị Diễm<br /> Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường<br /> <br /> <br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………<br /> <br /> <br /> <br /> Chủ tịch hội đồng<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhận xét của hội đồng khoa học cấp huyện<br /> <br /> <br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………<br /> <br /> <br /> <br /> Chủ tịch hội đồng<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TAI LIÊU THAM KHAO<br /> ̀ ̣ ̉<br /> 1. Vũ Quang – Đoàn Duy Hinh – Nguyễn Văn Hòa – Ngô Mai Thanh – Nguyễn <br /> Đức Thâm, Sách giáo khoa Vật lí 9, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.<br /> 2. Vũ Quang – Đoàn Duy Hinh – Nguyễn Văn Hòa – Ngô Mai Thanh – Nguyễn <br /> Đức Thâm, Sách giáo viên Vật lí 9, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.<br /> 3. Nguyễn Thanh Hải, 500 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, <br /> 2005.<br /> 4. Phan Hoàng Văn, 500 bài tập Vật lí THCS, Nhà xuất bản Đại học quốc gia <br /> Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.<br /> 4. Nguyễn Thanh Hải – Lê Thị Thu Hà, Ôn tập và kiểm tra Vật lí 9, Nhà xuất <br /> bản Hải phòng, 2005.<br /> 5. Nguyễn Thanh Hải , Phương pháp giải Bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản Hải <br /> phòng, 2005.<br /> 6. Đặng Đức Trọng – Nguyễn Đức Tấn – Vũ Minh Nghĩa, Bồi dưỡng năng lực <br /> tự học Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.<br /> 7. Mai Lễ – Nguyễn Xuân Khoái, Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập <br /> Vật lí trung học cơ sở ­ 400 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.<br /> 8. Trần Văn Dũng, Ôn tập Vật lí 9, Nhà xuất bản trẻ, 1999.<br /> 9. Nguyễn Cảnh Hòe – Lê Thanh Hoạch, Vật lí nâng cao THCS, nhà xuất bản <br /> giáo dục, 2008.<br /> 10. Nguyễn Cảnh Hòe, Nâng cao và phát triển Vật lí 9, nhà xuất bản giáo dục <br /> Việt Nam, 2010.<br /> 11. Lê Thị Thu Hà, Vật lí cơ bản và nâng cao 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia <br /> Hà Nội, 2013.<br /> 12. Đỗ Hương Trà – Nguyễn Xuân Thành – Trịnh Thị Hải Yến, Bài tập Vật lí <br /> nâng cao 9, Nhà xuất bản giáo dục, 2005.<br /> 13. Nguyễn Thanh Hải, 500 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, <br /> 2005.<br /> 14. Nguyễn Thanh Hải, Bài tập nâng caoVật lí 9, Nhà xuất bản Đại học sư <br /> phạm, 2010.<br /> 15. Lê Văn Thông – Nguyễn Văn Thoại, Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 9 <br /> phần I, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2005<br />