Văn bản đề nghị nghiệm thu công trình

Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng sau:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Văn bản đề nghị nghiệm thu công trình
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình

Văn bản đề nghị nghiệm thu công trình
Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình

- Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình

Văn bản đề nghị nghiệm thu công trình
Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình

2. Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng phải có những nội dung gì?

Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:

- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);

- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

- Phụ lục kèm theo (nếu có).

(Khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng

Thành phần ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:

- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;

- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;

- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;

- Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;

- Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

(Khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

4. Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:

Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;

+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

+ Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:

+ Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có).

Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;

- Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm.

Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.

(Khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].