Vai trò của nhân dân đời với cách mạng tư sản Pháp

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18?

Các câu hỏi tương tự

Vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789Vai trò của giai cấp tư sản.Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản, nhưng trong quá trình phát triển của cách mạng, giai cấp tư sản lần lượtbị phân hóa sâu sắc trong hàng ngũ của mình. Điều này được thể hiện qua 3 giai đoạn cách mạngGia đoạn 1: ngày 14/7/1789 cách mạng do phái lập hiến( đại tư sản) lãnh đạo quần chúng nhân dân tấn công pháo đài Baxti giành thắng lợi và thiếtlập lền thống trị của đại tư sản tìa chính. Nền dân chủ lập hiến được thành lập, hạn chế quyền hành của vua, xóa bỏ nền thống trị hà khắc chuyênchế tồn tại lâu đời ở Pháp.Giai đoạn 2 khi nắm quyền thống trị trong tay nhu cầu về quyền lợi đã được thỏa mãn, đại ư sản ngả về phía tư sản phong kiến chống lại nhân dân.Vì vậy ngyaf 10/8/1792 phái tư sản công thương Gi-rông-đanh đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền quan chủ lập hiến và thiết lập nền cộnghòa Gi-rông-đanh.Gia đoạn 3 Phái Gi-rông –đanh nắm được chính quyền họ lại phản bội tổ quốc, nhan dân khitoor quốc bị Áo – Phổ tấn công. Ngày 2/6/1793 tưsản trí thức phái Gia –Cô- banh đã lãnh đạo nhân dân lật đỏ phái Gi-rông- đanh đưa cách mnagj lên đến đỉnh cao với nền chuyen chính dân chủGia cô-banh.Tuy vậy phái này cũng rời xa quần chúng nhân dân nên cũng bị lật đổ 27/7/1794, cách mạng Tư sản Pháp chấm dứt.Vai trò của quần chúng nhân dân.Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và thành công của cách mạng, là lực lượng chủ yếu từng bước đưa cáchmạng đạt đến đỉnh cao, điều này thể hiện qua 4 sự kiện sau:- Ngày 14-7-1789 quần chúng nhân dân phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng.- Ngày 10-8-1792 quần chúng nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến của phái đại tư sản vì họ thọa hiệp với phong kiến và không giải quyết quyềnlợi ruộng đất cho nhân dân.- Ngày 2-6-1793 quần chúng lật đổ nền cộng hòa của phái Gi-rông-đanh khi họ phản bội tổ quốc và nhân dân khi chống ngạo xâm, nội phản. Ủnghộ nèn chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh, đưa cách mạng đến đỉnh cao.- Ngày 27-7-1794 khi phái Gi-cô-banh đưa cách mạng đi quá xa mục đích và vẫn duy trì chính sách chuyên chính cũ thì quần chúng nhân dân lạivùng lên lật đổ và xử tử phái Gia-cô-banh, cách mạng tư sản chấm dứt.

Cách mạng Pháp là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, khi lực lượng tự do-dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp vô cùng to lớn. Không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà với cả lịch sử thế giới hiện đại.

Sơ lược tình hình nước Pháp trước cách mạng tư sản pháp

Trước cách mạng tư sản pháp tình hình đất nước Pháp có nhiều điểm đáng chú ý:

+ Về tình hình kinh tế thì trong thế kỷ XVIII, công thương nghiệp Pháp phát triển khá mạnh và tạo nên sự phồn vinh cho nước Pháp. Ðại diện cho ngành công nghiệp ở Pháp lúc bấy giờ là những công trường thủ công sản xuất thảm hoa, len dạ, tơ lụa, xà phòng, thủy tinh…Tuy nhiên những qui định ngặt nghèo của chế độ phường hội đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất công nghiệp ở Pháp, nó kìm hãm sự tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất. Thương nghiệp cũng có những tiến bộ nổi bật, nhất là ngoại thương. Tuy nhiên nội thương không phát triển lắm vì chế độ thuế quan  khá nghiêm ngặt. Trong khi đó nền nông nghiệp có kĩ thuật lạc hậu, năng suất thấp, lãnh Chúa, giáo hội bốc lột nông dân nặng nề.

Có thể thấy cuối thế kỷ XVIII, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, những yếu tố tư bản chủ nghĩa đang nổi lên, nhưng chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển đó.

+ Về tình hình Chính trị – Xã hội Chính trị của Pháp vẫn được duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua LuI XVI đứng đầu có quyền lực tuyệt đối. Xã hội được chia thành 3 đẳng cấp: Tăng Lữ, Qúy TộcVà đẳng cấp  thứ ba. Việc phân chia đẳng cấp này đã khiến mâu thuẫn xã  hội ngày càng gay gắt.

+ Trước cách mạng tư sản pháp các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng xuất hiện rất nhiều trào lưu “ Triết học ánh sáng” với ba đại diện kiệt xuất: Mông-te-xki ơ; Vôn-Te; Ru Xô. Trào lưu đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến. Các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã dọn đường cho cuộc cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.

+ Giữa thế kỷ XVIII, nền quân chủ chuyên chế Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Louis XVI thừa hưởng một ngân khố trống rỗng do những cuộc chiến tranh của Pháp với các nước châu Âu thời Louis XV. Bên cạnh đó, sự hoang phí vô độ của triều đình làm cho ngân sách ngày càng kịêt quệ. Ðể giải quyết nạn khủng hoảng tài chính, nhà vua cho triệu tập hội nghị Ba Ðẳng cấp. Ðẳng cấp Thứ Ba tự tuyên bố đại diện cho dân tộc Pháp và thành lập Hội nghị Quốc dân. Sau đó Hội nghị Quốc dân đổi thành Quốc hội Lập hiến.

Vai trò của nhân dân đời với cách mạng tư sản Pháp

Cách mạng bùng nổ

Sau khi vua Lu-I XVIII lên ngôi năm 1744, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. Công, thương nghiệp đình đốn làm nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp. Tình hình này đã thôi thúc nhân đân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến. Năm 1788, nhiều cuộc khỏi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, riêng mùa xuân năm 1789 đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân và bình dân thành thị.

Ngày 5 – 5 – 1789 tại Cung điện Véc-xai, Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập khai mạc ngày với sự tham dự của các đại biểu thuộc ba đẳng cấp. Hội nghị diễn ra căng thẳng, Quý tộc và Tăng lữ ủng hộ nhà vua tăng thuế còn đại biểu Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối chủ trương này.

Ngày 17 – 6, các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp Quốc hội. Quân chúng lao động và những người tư sản cách mạng tự vũ trang chống lại nhà vua. Phần lớn binh lính cũng đứng về phía nhân dân.

Ngày 14 – 7, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti ; sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố. Cuộc tấn công pháo đài – nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Cuộc cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình với nhiều ý nghĩa quan trọng. Cụ thể ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản pháp là:

– Đối với nước Pháp:

Cuộc cách mạng tư sản pháp đã lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

Cuộc cách mạng tư sản pháp  nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Cuộc cách mạng tư sản pháp  hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

Không chỉ vậy cuộc cuộc cách mạng tư sản pháp  còn giúp những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

– Đối với thế giới:

Cuộc cách mạng tư sản pháp giúp hế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

Bên cạnh ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản pháp. Hy vọng thông tin trên hữu ích với độc giả quan tâm.

Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.

Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.

Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti.

Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến, xóa bỏ đẳng cấp.

Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792): xóa bỏ chế độ quân chủ, lập nền Cộng hòa đầu tiên ở PHáp, xử tử vua Lu-i XVI.

Giai đoạn 3: Một lần nữa quần chúng cách mạng lại lật đổ phải Gi-rông-danh, đưa những người Gia-cô-banh đứng đầu là luật sư Rô-be-xpi-e lên cầm quyền. Trong giai đoạn này, quần chúng đã lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa CM PHáp tới đỉnh cao.

Xóa bỏ mọi nghĩa vụ PK đối với nông dân, giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân, quyết định quyền cho nhân dân...

Như vậy, quần chúng nhân dân góp phần quan trọng và quyết định thắng lợi của CM PHáp, đưa CM đi từ thấp lên cao và đi đến thắng lợi hoàn toàn.