Nghị luận xã hội về cách đánh giá người khác

Nghị luận xã hội về cách đánh giá người khác

Nghị luận: “Đừng phán xét người khác một cách dễ dàng khi bản thân không hiểu gì về họ”

Phán xét, chê bai, hay chỉ trích người khác là thói quen của nhiều người Việt hiện nay. Nhiều người có thói quen phán xét người khác nhưng đã bao giờ họ nghĩ đến hậu quả của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng” hay chưa?

Phán xét người khác là gì?

Phán xét người khác là nhận xét, xem xét, đánh giá người khác dựa trên những nhận thức chủ quan hoặc khách quan của bản thân. Phán xét người khác thừng là áp đặt suy nghĩ của mình một cách khiên cương, máy móc, ích kỉ và phiến diện đối với một ai đó.

Người hay phán xét người khác một cách dễ dàng thường dễ nói ra những lời khí nghe về người khác với thái độ chỉ trích, chê bai, đả kích. Họ ít khi có thiện cảm với công việc hoặc người, việc gì cũng nói được nhằm thể hiện ta đây biết hết.

Tại sao không nên phán xét người khác?

Việc phê phán hay nhận xét người khác một cách dễ dàng thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường. Những lời phán xét được thốt ra một cách dễ dàng thường thiếu đúng đắn, khách quan vì lời nói ấy chỉ dựa trên một khía cạnh nào đó với cái nhìn phiến diện, chủ quan. Bởi thế, nó gây ra mâu thuẫn, xung đột giữ họ và người khác dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Với sự phát triển của mạng internet và các trang mạng xã hội, việc buông lời phán xét người khác càng trở nên dễ dàng hơn, gây ra những hệ luỵ không nhỏ trong mối quan hệ con người với con người. Biết bao sự việc đau lòng đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì người nói bất cẩn hoặc phán xét người khác một cách dễ dàng.

Người hay nhận xét, chê bai người khác một cách dễ dàng dần trở thành những con người ích kỉ, hẹp hòi, bị mọi người xa lánh. Người bị phán xét thiếu cẩn trọng thì bị tổn thương về mặt tinh thần (trầm cảm, stress,…) thậm chí có thể ảnh hưởng tới thể xác. Nhiều cô cậu học trò vì bị bạn bè phán xét mà dẫn đến xô xát, nhẹ thì khẩu chiến nặng thì bạo lực.

Đáng sợ hơn cả là những người nổi tiếng trong cộng đồng mạng hay trong đời sống xã hội, khi không chịu nổi những lời gièm pha ác ý, thiếu chính xác, họ đã chấm dứt sự sống của bản thân (U-Nee: nữ diễn viên kiêm ca sĩ Hàn Quốc tự sát tại nhà ngày 21/1/2007 vì những lời bình luận không hay trên mạng…)

Có thể thấy, thực tế cuộc sống luôn có những người tự cho mình quyền phán xét người khác, phát huy triệt để khả năng “bới lông tìm vết”, khen thì ít mà chê thì nhiều. Chúng ta cần phân biệt sự khác biệt giữa sống có chính kiến: biết khen – biết chê với lối sống phán xét người khác một cách tuỳ tiện. Khi phán xét một người nào đó ta cần có tấm lòng trong sáng, đức tính trung thực, chân thành, thẳng thắn góp ý như Tuân Tử từng nói: “người chê ta đúng là thầy của ta”.

Bài học nhận thức:

Ai trong chúng ta cũng có thiếu sót, cũng có lúc buông lời phán xét người khác. Bởi vậy, hãy nhớ rằng: Đừng phán xét người khác một cách dễ dàng; bình tĩnh lắng nghe, tỉnh táo xử lí những lời phán xét về mình.

Không ai trên thế gian này sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Nếu bạn ghét bỏ con người vì sai lầm của họ, bạn sẽ cô độc trên thế gian này. Vậy nên hãy phán xét ít đi và yêu thương nhiều hơn. Chỉ có tình yêu thương mới khiến chúng ta thấy hạnh phúc.

  • Phán xét người khác
  • Sống đẹp

Nghị luận xã hội về cách đánh giá người khác

Trên toàn cầu có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu hình hài, mỗi người cũng có một tính cách khác nhau. KHông phải ai cũng suôn sẻ có được hình hài xinh xắn khôi ngô hay có nhan sắc xuất chúng. Mỗi người một vẻ thế cho nên cũng có người có hình hài xấu xí hoặc có khi là khuyết tật. Tôi đã từng gặp nhiều người và cũng có tâm lý phán xét họ như thế nào qua cái nhìn tiên phong. Nhưng cho tới giờ đây những tâm lý và lối đi đó chẳng khi nào tôi tái diễn ,

Mắc sai lầm đáng tiếc khi đánh giá người khác qua bề ngoài của họ. CÓ thể rất nhiều quyển sách và cũng hoàn toàn có thể có rất nhiều lần họ nhắc đi nhắc lại chuyện đừng khi nào nhìn vào người khác và phán xét. Và cũng hoàn toàn có thể chỉ khi tiếp xúc và thao tác nhiều con người mới hoàn toàn có thể hiểu được đối phương của mình là người như thế nào. CHính thế cho nên trong những mối quan hệ muốn gắn bó lâu bền hơn con người mới biết được người đó như thế nào .

Đừng vì hình dạng xấu xí bề ngoài của người khác mà đánh giá họ là người xấu xa keo kiệt hay bẩn thỉu. Những gì những người xấu xí thường bị người khác chê cười và coi thường và đôi khi còn bị khinh miệt một cách vô lí. CHẳng có ai hiểu được giá trị thực sự của con người đó cho tới khi họ thực sự sống và tiếp xúc lâu dài với những con người như thế.

Hình dạng chẳng nói lên điều gì ngoài việc người ta nhìn bạn và nói chuyện. Những gì bạn cần chứng tỏ cho người khác thấy chính là bạn là người như thế nào, tâm của bạn có lương thiện có sáng hay không. Mỗi người luôn có một cách nhìn về thế giới và những thứ xung quanh mình, bạn có thực sự đã trưởng thành khi nhận ra bạn đang có những điều mà chưa chắc người khác đã mong muốn.

Cuộc sống không cho ai có một thứ nào đó dễ dàng. Tâm địa của con người không thể đoán được chỉ qua lời nói hay cử chỉ. CÓ những người nói năng ngọt ngào cư xử nhẹ nhàng trước mặt người khác nhưng thực sự đàng sau sự ngọt ngào ngoan hiền đấy là dối trá và giễu cợt.

Xem thêm: Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133 – Kế Toán Hà Nội

Đừng khi nào đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ dạy cho tất cả chúng ta bài học kinh nghiệm về cách nhìn thấu đáo về đời sống, cách chọn người chọn bạn mà chơi chứ không phải cứ sống và mù quáng chạy theo những hào nhoáng bề ngoài. Chỉ khi thực sự tiếp xúc thao tác bạn mới có năng lực và có quyền phán xét người đó như thế nào. Quên cách phán xét người khác như thế đi vì biết đâu cũng đang có người đang nhìn bạn và phán xét như vậy .

Source: https://tuhocmoithu.com
Category: Đánh giá

Trên trái đất có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu hình hài, mỗi người cũng có một tính cách khác nhau. KHông phải ai cũng may mắn có được hình hài đẹp đẽ khôi ngô hay có nhan sắc xuất chúng. Mỗi người một vẻ vì vậy cũng có người có hình hài xấu xí hoặc có khi là khuyết tật. Tôi đã từng gặp nhiều người và cũng có suy nghĩ phán xét họ như thế nào qua cái nhìn đầu tiên. Nhưng cho tới bây giờ những suy nghĩ và lối đi đó chẳng bao giờ tôi lặp lại,

Mắc sai lầm khi đánh giá người khác qua bề ngoài của họ. CÓ thể rất nhiều quyển sách và cũng có thể có rất nhiều lần họ nhắc đi nhắc lại chuyện đừng bao giờ nhìn vào người khác và phán xét. Và cũng có thể chỉ khi tiếp xúc và làm việc nhiều con người mới có thể hiểu được đối phương của mình là người như thế nào. CHính vì vậy trong những mối quan hệ muốn gắn bó lâu dài con người mới biết được người đó như thế nào.

Đừng vì hình dạng xấu xí bề ngoài của người khác mà đánh giá họ là người xấu xa keo kiệt hay bẩn thỉu. Những gì những người xấu xí thường bị người khác chê cười và coi thường và đôi khi còn bị khinh miệt một cách vô lí. CHẳng có ai hiểu được giá trị thực sự của con người đó cho tới khi họ thực sự sống và tiếp xúc lâu dài với những con người như thế.

>> Xem thêm:  Phân tích bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hình dạng chẳng nói lên điều gì ngoài việc người ta nhìn bạn và nói chuyện. Những gì bạn cần chứng tỏ cho người khác thấy chính là bạn là người như thế nào, tâm của bạn có lương thiện có sáng hay không. Mỗi người luôn có một cách nhìn về thế giới và những thứ xung quanh mình, bạn có thực sự đã trưởng thành khi nhận ra bạn đang có những điều mà chưa chắc người khác đã mong muốn.

Cuộc sống không cho ai có một thứ nào đó dễ dàng. Tâm địa của con người không thể đoán được chỉ qua lời nói hay cử chỉ. CÓ những người nói năng ngọt ngào cư xử nhẹ nhàng trước mặt người khác nhưng thực sự đàng sau sự ngọt ngào ngoan hiền đấy là dối trá và giễu cợt.

Đừng bao giờ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ dạy cho chúng ta bài học về cách nhìn thấu đáo về cuộc sống, cách chọn người chọn bạn mà chơi chứ không phải cứ sống và mù quáng chạy theo những hào nhoáng bề ngoài. Chỉ khi thực sự tiếp xúc làm việc bạn mới có khả năng và có quyền phán xét người đó như thế nào. Quên cách phán xét người khác như thế đi vì biết đâu cũng đang có người đang nhìn bạn và phán xét như vậy.