Vai diễn cuối cùng của ông có ý nghĩa như thế nào với cậu bé

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Mùa hạ năm ấy, người diễn viên già tìm về một ngôi làng vắng vẻ ở vùng núi, sống cùng gia đình người em ông là giáo viên tiểu học.

Mỗi buổi chiều ông thường ra bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng để ngắm hoàng hôn. Ở đó, ông luôn thấy một cậu bé ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Rồi ông thấy cậu vụt đứng dậy háo hức đưa tay vẫy rất lâu, cho đến khi đoàn tàu khi khuất hẳn. Ông thấy gương mặt  thoáng buồn, có lẽ ta làm vậy vì muốn có một hành khách nào đó sẽ vẫy lại với mình. Nhưng những hành khách – đã quá mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai để ý vẫy lại một cậu bé không quen biết.

Ảnh minh họa: eyeem.com

Hôm sau, hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông cũng thấy cậu bé ra vẫy, dù ngày nào cũng vậy –  không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng và buồn bã của cậu bé, trái tim người diễn viên già như thắt lại.

Ông chợt nghĩ: “Không còn gì đau lòng hơn việc thấy một đứa trẻ thất vọng. Dù có chuyện gì xảy ra cũng không được để trẻ con mất lòng tin ở con người và cuộc sống.”

Và một ngày kia, người em trai thấy ông anh diễn viên của mình mở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo veston cũ rồi chống gậy đi.

Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông tự nhủ: “Đây là vai diễn cuối cùng của mình. Hãy xem như nhà hát phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”

Tàu đi ngang qua thung lũng, như thường lệ, cậu bé lại háo hức đứng lên vẫy tay chào. Người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Cậu bé mừng rỡ, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi, vẫy mãi.

Ảnh minh họa: Flickr

Đoàn tàu đã đi xa, người diễn viên già nghĩ đến nụ cười hạnh phúc của cậu bé ban nãy, ông bỗng trào nước mắt. Cảm giác này còn hạnh phúc hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát.

Dường như đối với sự nghiệp diễn xuất hàng mấy thập kỷ qua của ông, vai diễn này chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, và  không đáng kể nhưng nó lại vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Bởi vai diễn tưởng như không có gì đó đã đem đến niềm vui cho một cậu bé trong sáng, thánh thiện. Ông đã đáp lại tâm hồn cậu bé và giữ lại cho cậu lòng tin ở cuộc đời.

Bạn à, cho dù cuộc đời có như thế nào chăng nữa, mặc cho sự thật phũ phàng, vạn vật đổi thay; mặc cho bạn đang ở vị trí nào trong xã hội, hay ở bất kỳ nơi nào trên trái đất… tôi mong rằng bạn sẽ hoàn thành vai diễn của mình một cách hoàn hảo nhất.

Đặc biệt, mong bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc đời vẫn còn những người đang khao khát mang thông điệp thiện lương đến với bạn. Nếu một ngày nào đó gặp họ, mong bạn hãy trân trọng điều đó!

Đề ôn tập hè lớp 4 môn Tiếng việt

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7 bao gồm đầy đủ các nội dung trong chương trình học lớp 4, củng cố kiến thức cho các em học sinh chuẩn bị cho chương trình học lớp 5 môn Tiếng Việt đạt kết quả cao.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Và để chuẩn bị cho chương trình học lớp 5, các thầy cô và các em tham khảo: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4

A. Phần Luyện đọc

1. Bài tập thành tiếng

2. Bài tập đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vẫy tay lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai diễn cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu.”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên , đưa cả hai tay vẫy mãi .

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

b. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi.

c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.

Câu 2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.

b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.

c. Một chú bé đang chào đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.

d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu đi qua và người trên tàu vẫy tay.

Câu 3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.

b. Đến nhà hát xin được cho mình đóng vai diễn cuối cùng.

c. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy chào mọi người.

d. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.

Câu 4. Niềm vui sướng của cậu bé được miêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời nào.

b. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì vui sướng.

c. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.

d. Chạy vội về làng, reo to lên vì vui sướng.

Câu 5. Vai diễn cuối cùng của ông có ý nghĩa như thế nào với cậu bé?

Viết câu trả lời của em:

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 6. Việc làm của người diễn viên già giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở con người ông?

Viết câu trả lời của em:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 7. Dấu gạch ngang có trong câu: “Đây là vai diễn cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu.” có tác dụng gì?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

b. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 8. Gạch chân và ghi chú thích dưới chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu văn sau:

Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vẫy tay lại chú bé không quen biết ấy.

Câu 9. Đặt một câu kiểu Ai làm gì? nói về người diễn viên già trong câu chuyện trên.

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 10. Phân các thành ngữ, tục ngữ dưới đây thành ba nhóm (ba chủ điểm) rồi viết vào chỗ chấm.

Người ta là hoa đất; Vào sinh ra tử; Đẹp người đẹp nết; Học rộng tài cao;

Cái nết đánh chết cái đẹp; Tài cao chí cả; Gan vàng dạ sắt;

Non sông gấm vóc; Non xanh nước biếc; Muôn hình muôn vẻ.

a. Các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

b. Các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu:

……………………………………………………………………………………

c. Các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Những người quả cảm:

……………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

B. Phần Luyện viết

1. Chính tả: (nghe – viết)

Làng tôi

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng lúa ngậm đòng và hương sen. Một chú nhái bén nấp đâu đó nhảy tõm xuống đầm làm mặt nước nổi lên những vòng sóng. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm. Làn nước trong veo chẳng khác nào một chiếc gương để khoảng trời tự ngắm vẻ đẹp và sự khoáng đạt của mình.

(Theo Đỗ Chu)

2. Tập làm văn:

*Đề bài: Mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi, nảy lộc, phô diễn hết vẻ đẹp của mình. Em hãy tả một cây mà em yêu thích nhất trong cảnh sắc mùa xuân.

Ngoài Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 6, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Toán lớp 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Video liên quan

Chủ đề