Quan hệ nhân quả gián tiếp là gì

Quan hệ nhân quả trong cấu thành tội phạm. Quan hệ nhân quả trong yếu tố khách quan của cấu thành tội phạm
Luật Hình sự không đặt ra quan hệ nhân quả, mà sử dụng cặp phạm trù triết học duy vật biện chứng về nguyên nhân và hậu quả. Trong Luật Hình sự quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời gian, phải là nguyên nhân tất yếu gây ra hậu quả tác hại.

Đặc điểm:

– Quan hệ nhân quả là quan hệ khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người.

– Hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại của tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy phải được Luật Hình sự quy định trong điều luật thuộc phần tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự, phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời gian.

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hậu quả tác hại nói trên. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân thứ yếu, vì vậy hậu quả tác hại phải là sự tất yếu của hành vi nguy hiểm.

Quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc ở những tội có cấu thành vật chất. Khi có hậu quả vật chất xảy ra, người có thẩm quyền phải xác định được hành vi nào là nguyên nhân chủ yếu rây ra hậu quả tác hại của tội phạm để xử lý đúng người, đúng tội. Quan hệ nhân quả có ý nghĩa bảo đảm tính khách quan trong xử lý tội phạm, có tác dụng định hướng điều tra vụ án hình sự, tìm ra thủ đoạn, công cụ phạm tội, xác định đung người thực hiện tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.

» Áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội
» Tư vấn luật hình sự

Chào luật sư, tôi muốn hỏi về trường hợp của bạn tôi là anh K, bạn tôi có xích mích với người hàng xóm tên B và anh K đã đánh B trong một lần cãi nhau. Sau đó anh K có sang xin lỗi và bồi thường chi phí thuốc men cho B, 2 bên đông ý giải hòa. Tuy nhiên, do B không làm theo lời bác sĩ nên để vết thương nhiễm trùng dẫn đến xuất huyết và tử vong. Trong trường hợp trên thì bạn tôi có phạm tội không ?

Nguồn ảnh: Internet.

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trong trường hợp bạn đang vướng mắc thì có thể anh K sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù sau khi thực hiện hành vi đánh làm anh B bị thương đã giải hòa và bồi thường dân sự cho anh B.

Trong quy định của Luật hình sự về các yếu tố cấu thành tội phạm có đề cập tới vấn đề luật nhân quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nhân quả trong phép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau: - Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. - Trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả. - Nếu hậu quả xảy ra phải là thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi. - Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia thành 2 dạng: + Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 21%.

+ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Ví dụ: A dùng gậy gây thương tích cho B dẫn tới tỷ lệ thương tật là 30%.

Ở đây, anh K đã thực hiện hành vi dùng vũ lực tấn công anh B, vết thương của anh B có xuất phát từ nguyên nhân là hành vi của anh K. Nhưng để chắc chắn trong việc xác định trách nhiệm hình sự của anh K thì cần phải làm rõ việc hành hung anh B của anh K gây thương tích cho anh B là bao nhiêu %? Kết luận giám định về cái chết của anh K? Hung khí trong vụ việc?

Nếu như tỷ lệ thương tích và kết luận giám định thỏa mãn thì có thể anh K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, cụ thể:

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

…”

Như vậy, trong trường của anh K sau khi có thêm thông tin về kết luận giám định cũng như các thông tin có liên quan khác đã nêu ở trên nếu cái chết của anh B xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đó là hậu quả từ hành vi gây thương tích của anh K thì anh K vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vấn đề 2 bên đã giải hòa với nhau thì sẽ được phía gia đình bị hại là gia đình anh B xem xét có xin giảm tội cho anh K hay xin miễn trách nhiệm hình sự cho anh K hay không.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

“Mối quan hệ nhân quả trong Luật Hình sự được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả”[1].

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu luôn có trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm vật chất[2]. Hay nói cách khác, đối với những tội phạm có cấu thành vật chất, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là bắt buộc để định tội. Vì vậy, vấn đề xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là vấn đề đã được nhiều chuyên gia, các nhà khoa học phân tích dưới góc độ lý luận trong nhiều công trình khoa học.


Hình minh họa

Ở bài viết này, tác giả thông qua việc giải quyết một tình huống cụ thể để giúp bạn đọc hiểu rõ các căn cứ để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tình huống cụ thể như sau[3]:

Tối ngày 05/10, Nguyễn Văn M sinh năm 1994 đi hát Karaoke với bạn và làm quen được với Trần Thị T. Cả nhóm hát đến khoảng 11 giờ 30 phút thì ra về. Trần Thị T cùng hai cô bạn gái là Hoàng Thị S và Lâm Thị H đi bộ ra khỏi quán trước, Nguyễn Văn M ra nhà xe lấy xe máy ra sau. Khi gặp nhau ở cổng, M bày tỏ muốn đưa 3 cô gái về nhà. Hoàng Thị S có ra điều kiện là M phải chở cả 3 cô thì mới về. M đồng ý. Tuy nhiên, khi Trần Thị T ngồi lên sau xe máy của M thì M đã phóng xe đi (cả hai không đội mũ bảo hiểm, M không có giấy phép lái xe) để lại Hoàng Thị S và Lâm Thị H.

Trên đường đi, M có nói với Trần Thị T: “Khi nào đến nhà thì bảo anh nhé”. Trần Thị T trả lời: “Vâng” rồi gục đầu vào lưng M. Một lúc sau M nghe thấy Trần Thị T nói: “Anh ơi qua nhà em rồi” nhưng M không dừng xe máy lại. T tiếp tục nói với M: “Nếu anh không dừng xe thì em nhảy đấy” nhưng M vẫn chưa dừng xe ngay vì tưởng Trần Thị T không dám nhảy, M nói: “Từ từ để anh quay xe đã”. M vừa nói vừa điều khiển xe đi tiếp thì Trần Thị T nhảy ra khỏi xe ngã xuống mặt đường nhựa. Lúc đó M vẫn điều khiển xe chạy đi được 14,40 mét mới quay xe lại thì thấy T nằm bất tỉnh. M dựng xe máy bế Trần Thị T ngồi lên yên xe, tay trái ôm giữ Trần Thị T, tay phải điều khiển xe đưa Trần Thị T đi bệnh viện. Đến ngày 12/10, Trần Thị T tử vong.

Tại Biên bản giám định pháp y của Tổ chức giám định pháp y tỉnh H kết luận nguyên nhân tử vong là do dập não, máu tụ nội sọ do tai nạn giao thông.

Đối với vụ việc này, có 03 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: Nguyễn Văn M phạm tội: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 260 BLHS 2015 vì Nguyễn Văn M đã thiếu những điều kiện cơ bản của người điều khiển phương tiện giao thông và đã gây ra hậu quả chết người như đã nêu.Quan điểm thứ hai:Quan điểm thứ ba: Nguyễn Văn M không phạm tội vì việc Trần Thị T nhảy ra khỏi xe máy đang chạy là do ý thức chủ quan của T và ngoài ý muốn của M. Trần Thị T không nghe lời M nhảy ra khỏi xe khi xe đang chạy nên đã dẫn đến tử vong.Tác giả cho rằng Nguyễn Văn M không phạm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS) và cũng không phạm tội “vô ý làm chết người” (Điều 128 BLHS) vì:

Để xác định được Nguyễn Văn M phạm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS) hoặc tội “vô ý làm chết người” (Điều 128 BLHS) thì cần chứng minh được giữa hành vi điều khiển xe máy thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông (không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không đảm bảo an toàn cho người ngồi sau) hoặc hành vi vi phạm quy tắc xử sự xã hội thông thường (cố tình không dừng xe khi Trần Thị T đã hai lần đòi M cho xuống) và hậu quả là Trần Thị T bị chết có Dựa vào lý luận về nội dung của cặp phạm trù nhân - quả theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, khoa học luật hình sự đã rút ra những căn cứ cho phép khẳng định sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra như sau:

- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Đây là điều kiện cần cho việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;

- Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Quan hệ nội tại thể hiện ở việc hành vi trái pháp luật tồn tại độc lập trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Quan hệ tất yếu thể hiện ở việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra phải đúng là sự hiện thức hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi[4].

Dựa vào những căn cứ nêu trên, chúng ta thấy rằng các hành vi trái pháp luật của Nguyễn Văn M như điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không đảm bảo an toàn cho người ngồi sau không phải là nguyên nhân gây ra cái chết của Trần Thị T. Bởi vì việc điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe và không đội mũ bảo hiểm không thể dẫn đến hậu quả chết người nếu như không xảy ra tai nạn, va chạm… Và rất nhiều trường hợp điều khiển xe mô tô 02 bánh mặc dù không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm nhưng không hề gây tai nạn. Như vậy, giữa các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông của M trong vụ việc này không có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả chết người đã xảy ra. Từ đó có thể khẳng định giữa các hành vi trái pháp luật nêu trên và hậu quả chết người không có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chính vì vậy, không thể xác định Nguyễn Văn M phạm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS).

Đối với hành vi không dừng xe mặc dù Trần Thị T đã 02 lần yêu cầu của M thì đây là hành vi trái với những quy tắc xử sự thông thường của đời sống xã hội, hành vi này chỉ có thể được coi là nguyên nhân dẫn đến việc Trần Thị T nhảy khỏi xe khi xe đang chạy, hay nói cách khác hành vi không dừng xe của M chỉ có mối quan hệ nhân quả với việc Trần Thị T nhảy ra khỏi xe chứ không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả làm Trần Thị T chết (việc nhảy khỏi xe khi xe đang chạy không đồng nghĩa với việc sẽ bị chết, rất nhiều trường hợp nhảy khỏi xe khi xe đang chạy nhưng không bị chết, Trần Thị T bị chết là do không may đập đầu xuống mặt đường. Ở vụ việc này chúng ta cũng cần chú ý là từ khi Nguyễn Văn M biết được Trần Thị T nhảy xuống xe đến khi M dừng được xe thì xe chạy thêm được 14,4 mét, điều đó cho thấy tốc độ di chuyển của xe là không quá cao). Chính vì vậy, cũng không thể xác định Nguyễn Văn M phạm tội “vô ý làm chết người” (Điều 128 BLHS).

Vì vậy, đối với vụ việc này, nếu không chứng minh được Nguyễn Văn M có ý định chở Trần Thị T đi để thực hiện các hành vi phạm tội khác (giết người, cướp tài sản…) thì phải coi là Nguyễn Văn M không phạm tội./.

                                                                              Xuân Thụy - Khoa Luật

[1] Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam-Phần chung, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr 131;

[2] Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam-Phần chung, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr 100;

[3] Tình huống được xây dựng trên cơ sở vụ việc thực tế được Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 (11-2014) nêu trong bài viết “Xác định tội danh nào đối với Nguyễn Văn M ” của tác giả Lệnh Thị Thu Hà - Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang.

[4] Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam-Phần chung, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr 132.

Video liên quan

Chủ đề