Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá 360 độ năm 2024

Phương pháp đánh giá 360 độ là phương pháp giúp cho các doanh nghiệp hoặc nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về nhân viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng làm việc hiệu quả.

Trong bài viết này, CoDX sẽ giúp bạn hiểu rõ về:

Bài viết cùng chủ đề:

Bảng đánh giá làm việc nhóm hiệu quả nâng cao năng suất Đánh giá thực hiện công việc: Tiêu chí đánh giá nào hiệu quả?
  • 5 Mẫu đánh giá năng lực nhân viên CHUẨN hiệu quả

Tìm hiểu về khái niệm cũng như đối tượng đánh giá trong phương pháp này là gì qua phần nội dung dưới đây.

1.1 Đánh giá 360 độ nhân viên là gì?

Đánh giá 360 độ là phương pháp đánh giá nhân viên dựa vào những ý kiến nhận xét phản hồi từ những người xung quanh trực tiếp làm việc hoặc tiếp xúc với người được đánh giá.

Tùy vào mỗi doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động mà cấu trúc của các bài đánh giá sẽ có sự khác biệt. Bảng đánh giá có thể mang tính định lượng như đánh giá bằng thang điểm, hoặc đánh giá bằng định tính, ghi ra ý kiến nhận xét.

Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá 360 độ năm 2024
Phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng.

Hầu hết các kết quả đánh giá 360 độ đều sẽ đảm bảo về tính bảo mật, nên những người tham gia đều có thể thẳng thắng đưa ra nhận định của mình.

Sau khi thu thập, kết quả trả lời của tất cả người tham gia sẽ được tổng hợp thành báo cáo. Hầu hết các hệ thống, quy trình phản hồi 360 độ của các dịch vụ cung cấp đánh giá nhân sự đều đảm bảo tính ẩn danh và bảo mật cần thiết nên tất cả những người tham gia đều có thể thẳng thắn và thành thật đưa ra ý kiến của mình.

1.2 Đối tượng tham gia đánh giá 360 độ là ai?

Đối tượng cùng tham gia thực hiện đánh giá là những nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người được đánh giá. Theo đó, có các đối tượng xoay quanh như sau:

  • Cấp trên: Là quản lý trực tiếp, cấp lãnh đạo, cấp cao.
  • Cấp dưới: Cấp dưới trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Người cùng cấp: Người làm cùng một vị trí, phòng ban, có cùng cấp bậc với người được đánh giá.
  • Đồng nghiệp: Những nhân viên khác trong công ty, thường xuyên tiếp xúc, làm việc, không tính cấp bậc.
  • Khách hàng, đối tác: Là khách hàng làm việc trực tiếp và đối tác làm việc trực tiếp với người được đánh giá.
  • Bản thân người được đánh giá: tự đánh giá bản thân về các khía cạnh, tiêu chí. >>> Xem ngay 3 mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc chuẩn nhất

2. Quy trình đánh giá 360 độ CHUẨN cho doanh nghiệp

Để tiến hành phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ thành công, các doanh nghiệp cần đưa ra quy trình đánh giá nhân viên chi tiết, bài bản.

Xem video chi tiết về đánh giá 360 và quy trình thực hiện chi tiết

Dưới đây là 7 bước trong quy trình đánh giá 360 độ mà bạn có thể tham khảo từ CoDX:

Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá 360 độ năm 2024
Quy trình 7 Bước đánh giá 360 độ chuẩn nhất

Bước 1: Xác định mục tiêu và mục đích đánh giá

  • Xác định rõ mục tiêu đánh giá 360, ví dụ: cải thiện hiệu suất, phát triển kỹ năng cá nhân, đánh giá khả năng lãnh đạo, vv.
  • Xác định mục đích sử dụng đánh giá 360, ví dụ như kết quả sẽ được sử dụng để đưa ra quyết định đào tạo phát triển hay tăng lương, khen thưởng cho nhân viên.

Bước 2: Xác định nhóm đánh giá và nhân viên được đánh giá 360 độ

  • Xác định nhóm đánh giá: Quy trình đánh giá 360 độ thường áp dụng cho cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới của nhân viên, cũng như cá nhân tự đánh giá.
  • Chọn người đánh giá có liên quan và có thể cung cấp thông tin chính xác cho bảng đánh giá.

Bước 3: Lập danh sách các tiêu chí đánh giá

  • Để đảm bảo tính chính xác và hợp lý, cần tiến hành lập danh sách các tiêu chí đánh giá liên quan đến vị trí công việc và mục tiêu đánh giá cụ thể và chi tiết nhất.
  • Các tiêu chí có thể bao gồm kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, khả năng hợp trong nhóm, hiệu suất công việc, vv.

Bước 4: Thu thập thông tin đánh giá 360 độ

  • Thực hiện thu thập thông tin đánh giá từ các cá nhân trong công ty thông qua các công cụ như phiếu đánh giá, cuộc trò chuyện, phỏng vấn, hoặc khảo sát trực tuyến.
  • Đảm bảo tính riêng tư và ẩn danh để đảm bảo người đánh giá tự do thể hiện ý kiến của mình.

Bước 5: Tổng hợp và phân tích kết quả

  • Tổng hợp kết quả từ các nguồn đánh giá và thể hiện thành báo cáo tổng quan.
  • Phân tích kết quả để hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, nhận ra xu hướng và đặc điểm của nhóm, cũng như cung cấp thông tin phản hồi cho từng cá nhân.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch phát triển

  • Dựa trên kết quả đánh giá 360, xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân cho từng nhân viên.
  • Định rõ mục tiêu phát triển, cung cấp các khóa học đào tạo nội bộ, chương trình phát triển kỹ năng và cải thiện quá trình làm việc.

Bước 7: Đánh giá lại và theo dõi

  • Theo dõi quá trình phát triển của nhân viên và hiệu quả của kế hoạch đào tạo.
  • Đánh giá lại phương pháp đánh giá 360 độ và đưa ra các điều chỉnh phù hợp để cải thiện quy trình trong tương lai.
    \>> Áp dụng ngay: 10 Phần mềm đánh giá nhân viên cho quy trình đánh giá 360 của doanh nghiệp

3. Tải bảng câu hỏi đánh giá 360 độ từ CoDX

Mẫu bảng câu hỏi đánh giá 360 độ sẽ bao gồm những hạng mục đánh giá sau:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kế hoạch và tổ chức
  • Thành tích
  • Điểm nổi trội
  • Nhận thức về văn hoá
  • Đưa ra quyết định
  • Tư duy sáng tạo
  • Tính chuyên nghiệp & liêm chính
  • Đáng tin cậy
  • Giải quyết xung đột
  • Cải thiện không ngừng
  • Giúp mọi người phát triển
  • Trao quyền lãnh đạo
  • Thay đổi mang tính tiên phong
  • Người dẫn đầu
  • Sự lãnh đạo
  • Trách nhiệm giải trình
  • Tinh thần tự học

Mỗi hạng mục sẽ bao gồm 9 cấp độ từ không hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn đồng ý:

  • Mức 1: Không hoàn toàn đồng ý
  • Mức 2: Không đồng ý
  • Mức 3: Một phần không đồng ý
  • Mức 4: Không ý kiến
  • Mức 5: Một phần đồng ý
  • Mức 6: Đồng ý
  • Mức 7 Hoàn toàn đồng ý
    Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá 360 độ năm 2024
    Bảng câu hỏi đánh giá 360 độ cho doanh nghiệp

Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá 360 độ năm 2024

4. Tại sao nên dùng phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ?

Dưới đây là những lợi ích của phương pháp đánh giá 360 độ đem lại nếu doanh nghiệp áp dụng.

4.1 Giúp nhân sự xây dựng phương pháp đánh giá toàn diện hơn

Đánh giá 360 độ là một cuộc cải tiến trong phương pháp đánh giá nhân sự. Khác với cách đánh giá truyền thống một chiều duy nhất từ cấp trên xuống cấp, phương pháp 360 thu thập ý kiến phản hồi đa chiều giúp kết quả sau đánh giá được toàn diện hơn.

Toàn diện như thế nào?

  • Toàn diện về kết quả thu thập: nhận được phản hồi từ quản lý trực tiếp, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, thậm chí là các đánh giá từ khách hàng làm việc với nhân viên.
  • Toàn diện về kết quả nhận được sau đánh giá: Nhân viên hiểu sâu hơn những điểm mạnh điểm yếu, hiệu suất làm việc cá nhân, cách giao tiếp, trao đổi, tương tác với đồng nghiệp.
    Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá 360 độ năm 2024
    Đánh giá 360 độ giúp nhân sự xây dựng phương pháp đánh giá toàn diện hơn

4.2 Đánh giá 360 độ giúp nâng cao năng suất làm việc cá nhân

Đối tượng được đánh giá sẽ nhận phản hồi từ những người xung quanh, những đối tượng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhau. Vì vậy họ sẽ hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Các kết sau đánh giá không dùng để đưa ra lời cảnh cáo hay trách phạt mà dùng để giúp nhân viên tự nhìn nhận lại bản thân, điều chỉnh để cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc.

Khi nhận được đánh giá của mỗi cá nhân trong nhóm, điều này sẽ có tác động tích cực giúp mỗi thành viên xác định được trách nhiệm, vai trò của bản thân cũng như của toàn bộ nhóm, tạo nên hiệu suất làm việc tốt hơn.

4.3 Hỗ trợ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự tốt nhất

Sau đánh giá, nhà quản lý sẽ có cái nhìn bao quát, tổng quan về khía cạnh công việc của mỗi thành viên trong công ty, bao gồm cả các lĩnh vực mà nhân viên đó phụ trách.

Ngoài ra, những phản hồi từ nhân viên về người quản lý hoặc cấp trên về cách truyền đạt, kiến thức, … giúp quản lý xây dựng được kế hoạch đào tạo đúng với mong muốn, những điểm nhân viên cần được trau dồi, cải thiện về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn.

5. Một số hạn chế của phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ

Bên cạnh những ưu điểm được CoDX nêu ra, thì phương pháp 360 độ có những hạn chế nhất định cần hiểu rõ nếu như bạn có ý định áp dụng cách đánh giá này cho nhân viên của mình.

Hình thức đánh giá 360 độ là phương pháp phản hồi ẩn danh, do đó độ chính xác của kết quả đánh giá không còn được khách quan. Một số trường hợp cụ thể cho thấy sự hạn chế này như:

  • Thực hiện đánh giá trong kỳ tăng lương, khen thưởng: Người đồng cấp, cấp trên, cấp dưới có khuynh hướng đánh giá tốt, quá tích cực không đúng thực tế. Như vậy, kết quả cho ra sai lệch lớn.
  • Đánh giá cho một dự án thực hiện thất bại: Các bên tham gia có xu hướng tập trung đổ lỗi cho một vài đối tượng, mọi người sẽ đổ lỗi, chỉ trích lẫn nhau. Do vậy, kết quả cũng không còn được chính xác như mong muốn.

Hy vọng những thông tin về quy trình và phương pháp đánh giá 360 độ CoDX cung cấp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách đánh giá này. Từ đó, áp dụng hiệu quả phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ này trong việc đánh giá để đưa ra các phúc lợi, khen thưởng nhân viên cũng như giải pháp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân sự hiệu quả nhất.

Đánh giá 360 độ để làm gì?

Đánh giá 360 độ là một phương pháp đánh giá linh hoạt giữa các cấp & tạo cơ hội đồng nghiệp có thể ẩn danh đưa ra ý kiến ​​nhận xét về năng lực làm việc của nhau. Điều này giúp nhân viên và nhà quản lý hiểu thêm về điểm mạnh, điểm yếu của họ để có phương pháp cải thiện.

Thế nào là 360 độ?

Đánh giá 360 độ là một quy trình nhân viên hay người lao động nhận được đánh giá, nhận xét khách quan và phản hồi ẩn danh từ những người làm việc xung quanh. Những người này có thể là quản lý, cấp trên, đồng nghiệp hoặc cũng có thể là cấp dưới của nhân viên được đánh giá.

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá?

Có 3 phương pháp đánh giá thành tích công việc thường được sử dụng trong thực tiễn là phương pháp đánh giá cho điểm (rating scale), phương pháp đánh giá mô tả (essay method) và phương pháp đánh giá theo kết quả (results-oriented) hay phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu (management by objectives).