Tụng kinh thế nào cho đúng

Thứ Tư, 23/09/2015 15:03 (GMT+07)

Tụng kinh là một trong những biện pháp dưỡng tâm rất tốt. Hơn nữa, những Phật tử tại gia cũng thường hay tụng kinh tại nhà để mong điều tốt cho gia đình. Vậy tụng kinh thế nào cho đúng?


Tụng kinh thế nào cho đúng
Hướng dẫn tụng kinh tại gia: Nên tụng bộ kinh nào?
Tụng kinh là một trong những cách để những tư tưởng tốt đẹp, hướng thiện của Phật giáo thấm nhuần vào con người. Tù đó mà hiểu rõ chân lý nhà Phật và thực hành theo trong cuộc sống hàng ngày. 

Dưới đây là một vài hướng dẫn tụng kinh Phật cho Phật tử tụng niệm tại gia.

 

Tụng kinh ở chùa là tốt hơn cả vì không khí trang nghiêm và có các sư thầy chỉ bảo. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì có thể tụng kinh hàng ngày ở nhà cũng rất tốt, dưỡng tâm và tạo phúc lành.
 

Để tụng kinh cho đúng trước tiên phải tẩy trần sạch sẽ, trang phục nghiêm chỉnh, ngồi đứng đoan chính, tụng vừa đủ nghe.
 

Thời khóa tụng kinh, thông thường là có hai thời cố định. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà.
 

Đối với phần nghi thức tụng kinh, trong mỗi quyển kinh ở phần đầu trước khi vào phần kinh văn, đều có chỉ dẫn phần nghi thức. Phật tử có thể y theo đó mà hành trì.
 

Theo giáo lý đạo Phật thì tụng kinh là để cầu an và cầu siêu. Do đó, tụng bộ kinh nào cũng được vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng. 
 

Nên tụng bộ kinh Phật nào?

Tuy nhiên nhiều người lại có quan niệm chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng như: cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu Lan,.. cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư,… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám… Như thế cũng tốt, vì được chuyên tâm.

Những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật đều là những lời sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật nói ra. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Đồng thời, ôn lại những lời Phật dạy làm phương châm đời sống hàng ngày để sống hạnh phúc và an lạc hơn.

Mục đích của việc tụng kinh niệm Phật là để chúng ta tìm hiểu nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy và đem ra áp dụng hành trì trong đời sống hằng ngày.

Thông thường cứ 19h tối, các chư Tăng trong chùa lên chùa tụng kinh

Bởi những lời Phật dạy nghĩa lý rất thâm sâu vi diệu, đọc qua một đôi lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời dạy của Đức Phật.

Trước khi tiến hành tụng niệm nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải nghiêm trang. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho đoan chính. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.

Theo lẽ thường, thời khóa tụng kinh, thông thường là có 2 thời cố định. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà.

Đối với phần nghi thức tụng kinh, trong mỗi quyển kinh ở phần đầu trước khi vào phần kinh văn, đều có chỉ dẫn phần nghi thức. Phật tử có thể y theo đó mà hành trì.

(Lichngaytot.com) Ngày nay người tụng kinh niệm Phật không nhất định phái xuất gia tu hành, chỉ cần có lòng, bất cứ ai cũng có thể hướng Phật. Nhưng niệm Phật mà không hiểu Phật thì không có ý nghĩa gì hết. 12 điểm lưu ý tụng kinh niệm Phật dưới đây phải ghi nhớ thật kĩ trước khi bước vào Phật đường.

1. Chuyên tâm

Phật giáo có khối lượng kinh sách khổng lồ, chứa đựng kho tàng kiến thức vô cùng uyên thâm, chưa ai có thể tự xưng là thấu hiểu hết. Người mới bắt đầu hay người đã theo con đường Phật pháp từ lâu khi đứng trước kiến thức Phật giáo đều như người mới, thiếu hiểu biết.

Vậy làm thế nào để tiến hành đúng cách thức tụng kinh niệm Phật? Hãy chuyên tâm tụng niệm một quyển, không nên tham lam mà tìm hiểu nhiều quyển một lúc. Chuyên tâm thì mới hiểu thấu, giáo lý nhà Phật không cốt ở nhiều mà cốt ở sâu, không quan trọng bạn đã đọc qua bao nhiêu quyển kinh mà chủ yếu bạn có thể hiểu bao nhiêu quyển kinh.

Phật tử chân chính, có lòng hướng Phật tức là ngộ ra chân lý từ kinh sách, đọc một quyển mà kiến sức sâu dày, hiểu được toàn bộ chân lý mà kinh muốn truyển tải thì còn có ích hơn đọc muôn vàn quyển nhưng chẳng đọng lại điều gì.

Tham khảo: Hướng dẫn tụng kinh tại gia: Nên tụng bộ kinh nào, tụng thế nào cho đúng?

2. Số lần đọc kinh

Lưu ý khi tụng kinh niệm Phật là số lần đọc kinh trong ngày không thể quá ít ỏi, bởi thời gian ngắn không thấm nhuần được tư tưởng của Phật giáo, cần phải học tập chuyên tâm mới cho kết quả tốt. Định khóa của mỗi lần đọc kinh là một giờ, mỗi ngày 3 định khóa sáng trưa chiều tối. Nếu có điều kiện đọc nhiều hơn thì càng tốt.

Nhiều người coi việc tụng niệm là để cho vui, thích đọc lúc nào thì đọc, như vậy không đủ thành tâm. Phật giáo khuyến khích con người tu dưỡng theo khuôn khổ, việc đọc kinh hàng ngày vào những giờ cố định chính là một trong những phương pháp tu hành, góp phần tạo thói quen tốt.

3. Đọc kinh thành thục

Nếu tụng niệm một quyển kinh đã lâu mà vẫn không thành thục, chứng tỏ chưa đủ chuyên tâm, tụng cho có chứ không suy nghĩ, lời kinh như nước chảy mây trôi, vô nghĩa. Đọc kinh không chỉ đọc bằng miệng mà còn phải đọc bằng trí, vừa đọc vừa ngẫm, thấm nhuần từng lời.

Đó chính là phương pháp tư duy để lĩnh hội được những tinh túy trong kinh văn. Nói cách khác, đọc kinh cũng như đọc sách, phải tập trung, chuyên chú, vừa đọc vừa hiểu.
 

4. Đọc chính xác từng chữ

Nhiều người cho rằng việc đọc chính xác từng chữ trong kinh văn là rất khó và không cần thiết, chỉ cần hiểu ý đúng là được. Thực ra, ý nghĩa của việc tụng kinh niệm Phật không phải ở chỗ đọc đúng từng chi tiết nhưng việc đọc đúng thể hiện sự chuyên tâm và kính Phật, tôn trọng tri thức.

Việc lưu tâm tới từng chữ từng dòng thể hiện thái độ đúng mực của người theo Phật, không sai lệch, không thêm bớt. Đọc đúng cũng là một cách rèn luyện tính nhẫn nại, cẩn trọng và ti mỉ cho người tu hành. 

Xem thêm: Có nên tụng kinh niệm Phật vào buổi đêm hay không?

5. Tốc độ ổn định

Cách thức tụng kinh niệm Phật đúng cần đảm bảo yếu tố tốc độ ổn định. Đọc nhiều sẽ thành quen, thành thuộc nên đọc nhanh hơn so với khi chưa thuộc nhưng người đọc kinh hãy giữ tốc độ trầm ổn, đều đặn, không quá nhanh cũng không quá chậm, không vội vàng mà không quá ngắc ngứ. Điều này thể hiện sự tĩnh tâm, tu dưỡng tốt đẹp.

Đọc kinh chuyên tâm, tạo thành nhịp điệu, hướng con người tới thế giới Phật học. Đây cũng là cách giúp bạn tập trung, không xao nhãng, chuyên chú vào những kiến thức có trong cuốn kinh.

6. Nhịp điệu thông thuận

Khó khăn nhất trong quá trình tụng kinh niệm Phật là giữ nhịp đọc đều, vững vàng, hết lần này tới lần khác, từ đầu đến cuối không bị gián đoạn, không ngừng nghỉ, không mất tập trung. Khi vào khóa tụng, hãy chuẩn bị thật chu đáo, kĩ càng sao cho không có việc gì để phải dừng lại giữa chừng.

Quy định này đặc biệt có lợi cho sự tập trung, dòng chảy kinh văn không ngắt quãng, nhập tâm thì cả người đều thoải mái, tĩnh tọa, chỉ nghĩ tới những điều tốt điều lành của Phật pháp mà không phải bận tâm tới điều gì khác.

Nguyên tắc khi đọc kinh là không đọc to mà đọc vừa, rõ ràng mạch lạc, trôi chảy thông suốt, giữ khí ở đan điền rồi từ từ thoát ra. Như vậy sẽ giữ được sức để hoàn thành khó tụng mà không bị mệt, không kiệt sức.

7. Đặt đồ ngọt trong miệng

Trong quá trình tụng niệm, hãy đặt một viên kẹo hoặc viên đường ở dưới đầu lưỡi. Việc này có tác dụng chống khô miệng, chống bốc hỏa, bổ sung năng lượng. Người tụng kinh lâu rất dễ mất giọng, giọng đọc trầm bổng thất thường, càng đọc lâu tình trạng càng nghiêm trọng, phải thường xuyên uống nước, làm cách này sẽ hạn chế đau cổ và khát nước.
 

8. Sinh lòng cung kính

Điều quan trọng khi tụng kinh niệm Phật đó là thái độ, thái độ sẽ quyết định việc tụng niệm của bạn có ý nghĩa hay không. Tụng kinh nhất định phải hướng về chân tâm với tâm niệm: "Nguyện lấy công đức này, Trang Nghiêm Phật Tịnh Thổ". Đọc có sai sót nhưng chân tâm thì sai đâu cũng có thể bỏ qua, đọc đúng chuẩn chỉ mà không có lòng thì vô dụng.

Hướng Phật có tâm cung kinh, thanh tịnh là tôn trọng chính mình, tôn trọng tam bảo, tôn trọng Đức Phật và kiến thức hàng ngàn năm Phật học. Đọc để thấm nhuần tư tưởng, giác ngộ đạo lý, mở lòng mình ra mà đón nhận một cách tha thiết, rộng rãi, đó mới đích thực là đọc kinh đúng cách.

9. Sinh lòng pháp hỉ

Khi tụng niệm, trong lòng có tràn ngập pháp hỉ hay không? Lúc có lúc không, người có người không, lúc tâm trạng tốt thì pháp hỉ dâng cao, lúc tâm trạng không tốt thì tụng thế nào cũng không thấy pháp hỉ. Điều này là do tinh thần chưa thực sự sẵn sàng, vẫn còn bị chi phối bởi những việc bên lề.

Chỉ khi nào pháp hỉ dâng lên bất kể tâm trạng, đã đọc kinh hướng Phật thì chỉ quan tâm tới kinh, tới Phật pháp, trong lòng hoan hỉ, mong chờ và thanh thản thì đó mới đích thực là đạt tới cảnh giới chuẩn xác của người đọc kinh. Lúc này, tâm thanh lòng tịnh, làm gì cũng tốt lành.

10. Không nghĩ bậy bạ

Đứng trước tam bảo, miệng đọc kinh kệ tuyệt đối không thể nghĩ bậy bạ, không thể nghĩ tới xấu xa độc ác hại người. Càng đọc kinh càng tỉnh, càng giác ngộ được mọi điều, không còn tính toán, không nổi tham sân si, không bon chen với người, không để những việc đời thường quấy nhiễu.

Nếu vừa đọc kinh mà lòng lại nghĩ tới bao biến cố, bao nhiễu nhương thì đúng là đọc kinh mất công rồi. Đọc kinh ngăn trở cái ác, nảy sinh thiện hạnh, chỉ nghĩ tới những điều tốt đẹp, những tri thức mới mẻ thì lúc đó đọc kinh niệm Phật đã trở thành lợi ích vô biên rồi.

11. Tự nhiên thông thuộc

Có nhiều người theo sư phụ đọc kinh không cần nhìn theo sách vở, người không biết chữ, người già cả nhìn không rõ cũng có thể đọc theo. Điều này chẳng có gì xấu, trái lại chính những đối tượng này lại là người chuyên tâm nhất, chịu khó nhất. Vì không thể tự đọc nên cố gắng lắng nghe và đọc theo, lời kinh tự nhiên thông thuộc, thấm nhuần vào mình.

Kể cả người có thể tự đọc cũng nên rèn luyện theo phương pháp này, có thể tập trung và tĩnh tâm hơn, không cần nhìn chăm chăm vào sách vở. Quá trình ấy tự nhiên, không gượng ép, đầu óc khai mở, mọi thứ giác ngộ ở mức cao nhất. Nếu học theo cách này thì nên tới chùa, hòa cùng nhiều người khác để tụng niệm hiệu quả, không khí cũng tốt hơn rất nhiều.

12. Khai tâm cởi bỏ ngu muội

Khi nói tới tu hành, muốn tu giới, định, tuệ thì không thể thiếu việc tụng kinh niệm Phật. Quá trình ấy bao gồm đủ cả giới, định, tuệ, khai ngộ và cởi bỏ rất nhiều những khúc mắc trong lòng, giống như cả tâm tình được rộng rãi, phóng khoáng hơn.

Vì sao? Vì tụng kinh hiểu kinh sẽ không phạm giới, vì lẽ đó tự nhiên nắm được giới. Chuyên tâm tụng kinh chính là có định, trải qua tụng niệm lâu dài thì dĩ nhiên có tuệ, hiểu nhân tình thế thái, hiểu lý lẽ và nguyên tắc đúng sai, bồi dưỡng cho mình sự phong phú và giàu có trong tâm hồn. 

Các bài viết liên quan, có thể bạn quan tâm:

Tâm Lan