Trường nghĩa nghĩa là gì

Lê Đình Tư

1. Ý nghĩa và cấu trúc ý nghĩa của từ

– Bình diện ngữ nghĩa của từ gọi chung là ý nghĩa của từ. Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu về ý nghĩa của từ. Cách hiểu phổ biến hiện nay là: Ý nghĩa của từ là một cấu trúc gồm một số thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần trong cấu trúc ý nghĩa đó tương ứng với một chức năng của từ. Chẳng hạn, từ có chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng và tương ứng với chức năng đó là thành phần ý nghĩa biểu vật của từ, còn tương ứng với chức năng biểu thị quan hệ của từ với các từ khác là thành phần ý nghĩa ngữ pháp của từ.

– Có hai phạm trù ý nghĩa của từ: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Mỗi phạm trù ý nghĩa lại bao gồm một số thành phần ý nghĩa nhỏ hơn. Xét về phạm trù ý nghĩa từ vựng, người ta phân biệt các thành phần ý nghĩa sau:

* Ý nghĩa biểu vật: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Tuy nhiên, đó chỉ là hình ảnh chung chung (khái quát) về sự vật hay hiện tượng chứ không phải là bản thân một sự vật hay hiện tượng cụ thể trong thực tế khách quan. Ví dụ: Ý nghĩa biểu vật của từ (con) gà trong tiếng Việt là hình ảnh về con gà chung chung, bị loại bỏ những đặc điểm cụ thể như màu lông, giới tính, cân nặng, độ tuổi…

* Ý nghĩa biểu niệm: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến ý niệm hay khái niệm về sự vật, hiện tượng. Chỉ có điều thành phần ý nghĩa này không trùng với khái niệm trong lô gích học vì đó là ý niệm hay khái niệm gắn liền với đặc điểm của ngôn ngữ. Ví dụ: Khái niệm “nước” trong tiếng Việt không trùng với khái niệm “nước” trong tư duy lôgích. Chính vì vậy, người ta nói đến khái niệm dân gian và khái niệm khoa học. Khái niệm dân gian là ý nghĩa biểu niệm của từ còn khái niệm khoa học là khái niệm của tư duy lôgích. Liên quan đến sự phân biệt này là hai khái niệm trong ngôn ngữ học tri nhận: bức tranh dân gian về thế giới, và bức tranh khoa học về thế giới.
Một điều hết sức quan trọng trong đối chiếu ý nghĩa từ vựng của các từ là cấu trúc của ý nghĩa biểu niệm: ý nghĩa biểu niệm bao gồm một số thành phần ý nghĩa nhỏ hơn gọi là nét nghĩa hay nghĩa vị. Các ngôn ngữ có thể khác nhau về cách tổ chức các nét nghĩa.

* Ý nghĩa ngữ dụng: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến hoạt động của từ trong các tình huống giao tiếp, do vậy, thường chỉ có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định thành phần ý nghĩa này. Ví dụ: Từ vịt giời trong tiếng Việt, ngoài ý nghĩa “loài chim sống hoang dã trong tự nhiên, cùng họ với vịt nhà”, còn có ý nghĩa ‘con gái’.
Ý nghĩa này mang đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc.

2. Những điểm cần lưu ý trong quá trình đối chiếu bình diện ngữ nghĩa

– Các từ có thể giống nhau (hoặc tương đồng) về hình thức và ý nghĩa. Thường thì đó là trường hợp của các ngôn ngữ cùng họ hay cùng nhóm. Ví dụ: Từ stolica của tiếng Ba Lan so với tiếng Nga.

– Các từ có thể giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa. Đó có thể là sự khác nhau một phần hoặc là sự khác nhau hoàn toàn. Ví dụ: Từ ‘bác sĩ’, ‘tiến sĩ’ trong tiếng Việt và tiếng Trung.

– Các từ giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức. Đây là những trường hợp thường thấy nhất khi đối chiếu từ vựng giữa hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, thường không có sự giống nhau hoàn toàn về ý nghĩa giữa hai ngôn ngữ mà sẽ có sự khác biệt về cấu trúc ý nghĩa của các từ: các từ có thể khác nhau về một thành phần ý nghĩa hoặc một nét nghĩa nào đó. Ví dụ: so sánh cấu trúc nét nghĩa của từ ‘nước’ tiếng Việt và ‘water’ tiếng Anh; từ ‘nhà’ của tiếng Việt và từ tương đương của nó trong nhiều ngôn ngữ chỉ giống nhau một phần, vì ‘nhà’ trong tiếng Việt còn có ý nghĩa “chồng” hoặc “vợ”.

– Các từ khác nhau về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Đối với những trường hợp này chỉ cần chú ý đến những từ có thể gây nhầm lẫn hoặc làm cho người học ngoại ngữ phạm lỗi.

– Các từ giống nhau về nghĩa gốc, nhưng khác nhau về nghĩa mở rộng (hay nghĩa phái sinh). Ví dụ: từ ăn trong tiếng Việt có nghĩa mở rộng là “mua” (ví dụ: Ăn con xe (máy) này đi!) mà nhiều ngôn ngữ khác không có.

3. Đối chiếu trường từ vựng-ngữ nghĩa

– Trước hết, cần phân biệt hai loại trường: Trường liên tưởng và trường tuyến tính.

– Đối chiếu trường liên tưởng là đối chiếu các nhóm từ có chung một nét nghĩa nào đó. Các trường từ vựng thường được chọn để nghiên cứu đối chiếu là: Từ chỉ một loại hoạt động (ví dụ: các động từ chuyển động, hoạt động nói năng), Từ chỉ phương tiện hoạt động (ví dụ: công cụ sản xuất), Từ chỉ quan hệ giữa người với người (ví dụ: quan hệ thân tộc), Từ chỉ màu sắc, Từ chỉ các bộ phận cơ thể (người và động vật), Từ chỉ động vật (ví dụ: động vật nuôi), Từ chỉ cây cối, Từ chỉ cảm xúc, Từ chỉ các món ăn…

– Đối chiếu trường tuyến tính là đối chiếu về khả năng kết hợp của từ. Khả năng kết hợp của từ liên quan đến cả cấp độ ngữ pháp, vì đó là khả năng thay thế nhau về chức năng ngữ pháp của các từ trong trường.

– Trong đối chiếu trường từ vựng-ngữ nghĩa, có thể phân tích những khác biệt giữa hai ngôn ngữ về: + danh sách các đơn vị thuộc trường: những từ có mặt trong trường của ngôn ngữ này nhưng không có mặt trong trường của ngôn ngữ kia; + cấu trúc ngữ nghĩa của trường nói chung và của từng đơn vị nói riêng; + tần số sử dụng, đặc biệt là sử dụng trong các thành ngữ, quán ngữ;

+ giá trị tu từ. Ví dụ: sự khác biệt về ý nghĩa biểu cảm, khả năng sử dụng trong các phong cách ngôn ngữ.

___________________________________________________________

Trong ngôn ngữ, các từ vựng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ nhất định với nhau. Trong đó,  mối quan hệ về nghĩa giúp con người hiểu rõ và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả linh hoạt. Mối quan hệ về nghĩa là gốc rễ của trường từ vựng.

Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Trường từ vựng là gì của chúng tôi.

Trong tiếng Việt, trường từ vựng là một khái niệm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và chính xác. Có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định.

Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc.

Như vậy, trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.

Phân loại trường từ vựng

Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng được phân loại như sau:

Trường tuyến tính là tập hợp các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.

Để xác lập các trường tuyến tính, ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm bài tập, giáo viên, bác sĩ,…

Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:

+ Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc.

Chẳng hạn, chọn từ “Cá” là danh từ biểu thị sự vật làm gốc. Ta được trường từ vựng như sau:

(i) Tên gọi cá loài cá: Cá chép, cá vàng, cá trắm, cá cờ,…

(ii) Các bộ phận cấu tạo: Đầu, mắt, vây,..

(iii) Hình dáng, kích thước: To, nhỏ,…

(iv) Mục đích sử dụng: giống, cảnh,…

+ Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.

Để xác lập trường liên tưởng, cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” bao gồm:

(i) Liên tưởng mối quan hệ trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, cô, dì, chú, bác,..

(ii) Liên tưởng về hoạt động: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ,…

(iii) Liên tưởng về địa điểm: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng,…

(iv) Liên tưởng về tính chất: đùm bọc, yêu thương, bao dung, hi sinh,…

Từ định nghĩa trường từ vựng là gì? Cũng như lý thuyết về phân loại trường từ vựng, để tránh nhầm lẫn cần rút ra đặc điểm của trường từ vựng.

Đặc điểm của trường từ vựng

Từ định nghĩa và phân loại trường từ vựng ta thấy rằng trường từ vựng có các đặc điểm đặc trưng sau:

– Trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ: Trường từ vựng thực vật có một số trường nhỏ hơn:

Tên gọi thực vật: Cây lúa, cây hoa, cây cảnh, cây thông, …

Loài thực vật: Cây lá kim, cây lá nhọn, cây tầng thấp, cây bụi,..

Tên gọi bộ phận của cây: Lá, thân, hoa, quả, rễ, cành,…

Tính chất: Tươi tốt, héo úa, xanh ngát,…

– Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng đối với các từ có nhiều nghĩa.

Ví dụ: Từ “cá” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như:

Chỉ tên loài: cá chép, cá cờ, cá vàng,…

Hoạt động: cá cược, cá độ,..

– Việc chuyển nghĩa của từ bằng các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh là hiện tượng chuyển trường từ vựng từ sự chỉ sự vật, hiện tường này sang từ vựng chỉ sự vật hiện tượng khác.

Ví dụ về trường từ vựng

Như vậy, thông qua tìm hiểu về trường từ vựng là gì? Ta thấy được rằng ngữ pháp Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Việc hiểu rõ và biết cách xây dựng trường từ vựng giúp cho chúng ta có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu biểu đạt phong phú trong câu văn.

Bên cạnh đó, xác định trường từ vựng cũng là một dạng bài tập phổ biến và quen thuộc trong Ngữ văn lớp 8. Để hiểu rõ về trường từ vựng, ta sẽ luyện tập thông qua bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây thuộc trường từ vựng nào?

Ta gối những mùa yêu

Xuân căng đầy lộc biếc

Hạ còn nhiều luyến tiếc

Thu ươm nồng tinh khôi

Đông muộn phiền xa xôi

(Tác giả: Toàn Tâm Hòa)

Qua đoạn thơ trên, ta thấy “Xuân”, “hạ”, “thu”, “đông” đều được sử dụng để chỉ bốn mùa trong năm. Bên cạnh đó, trên cơ sở định nghĩa trường từ vựng là gì nêu ở trên, ta đưa ra kết luận các từ in đậm trong đoạn thơ trên thuộc trường từ vựng “mùa trong năm”.

Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng

Có thể viết đoạn văn như sau:

Những ngày Hà Nội chớm thu cũng là thời điểm một năm học mới bắt đầu. Tiếng ve mùa hè đã vắng dần nhường chỗ cho tiếng trống tựu trường cùng với sự nô nức của hàng triệu học sinh, sinh viên trên khắp cả nước. Có lẽ đây là một khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ sẽ tồn tại mãi trong tiềm thức của mỗi con người. Để rồi, khi nhớ lại, những hình ảnh về thầy cô, bạn bè lại khiến cho chúng ta luyến tiếc không thôi. Khi chứng kiến hình ảnh các em cắp sách đến trường, tôi không ngừng nhớ về những ký ức tươi đẹp. Sân trường, hàng ghế đá, lớp học, bảng đen, phấn trắng vẫn còn đó nhưng mỗi người lại ở một nơi theo đuổi những ước mơ của riêng mình.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng trường từ vựng “trường học” để nói đến cảm xúc về ngày tựu trường, bao gồm:

– Chỉ con người: học sinh, sinh viên, thầy cô, bạn bè;

– Chỉ các sự vật: sân trường, hàng ghế đá, bảng đen, phấn trắng.

Qua bài viết Trường từ vựng là gì? Giúp ta thấy được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, để câu văn được diễn đạt gợi hình, gợi cảm, người viết và người nói cần sử dụng linh hoạt các từ trong trường từ vựng. Nhờ đó, đem lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe.