Trung quán duy ninh quảng ninh quảng bình năm 2024

Sáng 8/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Trung Quán tại xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Dự án cầu Trung Quán bắc qua sông Kiến Giang trên địa phận hai xã Duy Ninh và Tân Ninh, huyện Quảng Ninh. Cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến gồm đường và cầu là 2.773m, điểm đầu tại Km680 + 850 Quốc lộ 1A, điểm cuối giao với trục giao thông nông thôn liên xã Tân Ninh - Hiền Ninh. Trong đó, phần cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu có chiều dài là 371m, mặt cầu rộng cầu 9m, tải trọng H30; tầng xuất thiết kế 1% - sông thông thuyền cấp V.

Trung quán duy ninh quảng ninh quảng bình năm 2024

Dự án do hai đơn vị là Công ty cổ phần công trình đường sắt và Công ty TNHH xây dựng và tư vấn Tường Minh thi công trong ba năm và sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng năm từ 2012.

Cầu Trung Quán trong tương lai sẽ nối liền Quốc lộ 1A với các tuyến đường liên xã của huyện Quảng Ninh. Công trình đi vào hoạt động sẽ mang lại những hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội cho huyện Quảng Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Công trình sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng; tạo tiền đề để khai thác tiềm năng du lịch của vùng cát Bảo Ninh - Võ Ninh góp phần đưa tỉnh Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững./.

(QBĐT) - Giờ đây hiển hiện trước mắt người dân vùng rốn lũ huyện Quảng Ninh đã có một chiếc cầu bắc qua sông Kiến Giang. Như một giấc mơ đã thành hiện thực. Tiếng gọi đò trong đêm giờ đã đi vào dĩ vãng.

Khát vọng từ bến đò xưa

Trong thời khắc cầu Trung Quán chuẩn bị khánh thành nhân dịp chào mừng kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã có cuộc điền dã để tìm hiểu những khát vọng của người dân hai bên bờ sông, nơi chiếc cầu bắc qua. Trước ngày có cầu, cách trở giao thông là nỗi ám ảnh triền miên của người dân vùng rốn lũ xã Tân Ninh nói riêng, vùng nam sông Kiến Giang huyện Quảng Ninh nói chung.

Điểm đầu tiên chúng tôi đến là làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh. Vị trí bờ nam chân cầu Trung Quán là bến đò Quảng Xá từng đi vào lịch sử của làng quê giàu truyền thống cách mạng này. Các cụ cao niên của làng kể lại rằng, bến đò ra đời từ thuở xa xưa, từ những ngày có phong trào khởi nghĩa cách mạng giành chính quyền năm 1945, nhân dân các xã vùng nam huyện Quảng Ninh đã chọn bến đò Quảng Xá để kết bè làm cầu cho mọi người dân hưởng ứng phong trào cách mạng do Mặt trận Việt Minh phát động.

Từ đó đến nay hàng chục năm trôi qua khát vọng để có chiếc cầu bắc qua sông càng cháy bỏng trong trái tim mỗi một người dân Quảng Xá nói riêng, hàng vạn người dân Quảng Ninh nói chung. Qua sông thì phải lụy đò. Tên gọi những người chèo đò đã thân quen trong ký ức bao người khách qua lại bên bến sông này. Nhưng tai nạn đường sông luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất cho khách qua đò. Nhiều vụ chìm đò gây tử vong hàng chục người, đã để lại nỗi tang thương không gì bù đắp nổi. Rồi cảnh người già đau bệnh nặng muốn qua sông phải đợi đò, bao học sinh không kịp đến trường vì sự cách trở của sông nước.

Gian khổ nhất vẫn là mùa mưa lũ, dòng sông không có cầu trở thành sự chia cắt lớn, vùng Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh bị chia cắt như một ốc đảo. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Tân Ninh kể lại: “Trước đó, làng Quảng Xá đã có bến đò nhưng mấy năm rồi ngưng hoạt động vì không đáp ứng yêu cầu an toàn đường sông. Thuyền lạc hậu, người chèo đò không được đào tạo. Xã đã hợp đồng một thuyền của xã Duy Ninh nhưng rồi vì không hiệu quả kinh tế, người chèo đò này đành bỏ cuộc.

Từ đó muốn qua sông mọi người dân phải vòng về đập Mỹ Trung hoặc đi đò Trung Quán, đường vừa dài, vừa quanh co vừa không an toàn. Mùa mưa lũ đã có những tai nạn đau lòng xẩy ra, bao nhiêu nỗi vất vả đè nặng lên người dân vùng rốn lũ...Vì thế khát vọng để có một chiếc cầu bắc qua sông càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Vào thời gian này, mỗi dịp tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, nhiều cử tri huyện đã đề đạt nguyện vọng xin được xây chiếc cầu bắc qua sông Kiến Giang thuộc địa phận Quảng Ninh.

Hành trình vượt lên gian khó

Cầu Trung Quán, huyện Quảng Ninh được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3241/QĐ-UBND ngày 10-11-2009 và bắt đầu triển khai thi công từ ngày 17-8-2010. Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn cũng như công tác GPMB. Có thể coi đây là công trình của ý chí vượt khó thể hiện sự vào cuộc đầy ý thức trách nhiệm của nhiều cấp nhiều ngành hữu quan.

Trung quán duy ninh quảng ninh quảng bình năm 2024
Cầu Trung Quán nối đôi bờ sông Kiến Giang.

Trong suốt quá trình thi công cầu được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GTVT, công trình cầu Trung Quán đã vượt qua mọi khó khăn hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, mỹ quan. Đồng chí Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT cho biết: “Chủ đầu tư và Ban QLDA đang tập trung chỉ đạo khẩn trương thi công hoàn thành các hạng mục chính của phần đường bảo đảm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án, khánh thành đưa công trình vào sử dụng trong dịp Lễ kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình”.

Cầu Trung Quán-Nhịp cầu nối những bờ vui

Giờ đây hiển hiện trước mắt người dân vùng rốn lũ huyện Quảng Ninh đã có một chiếc cầu bắc qua sông Kiến Giang. Như một giấc mơ đã thành hiện thực. Tiếng gọi đò trong đêm giờ đã đi vào dĩ vãng. Mặc dù cầu chưa khánh thành nhưng hàng nghìn lượt người đã đến thăm cầu, chiêm ngưỡng thành quả của công cuộc đổi mới. Nhiều cụ già râu tóc bạc phơ, có cụ từ xa xứ về đã không dấu nổi xúc động khi chứng kiến sự ra đời của cầu Trung Quán. Bức tranh về một vùng nông thôn mới đang hiển hiện trước mắt họ.

Theo kỹ sư Phạm Hữu Chung, phòng Kế hoạch-Tổng hợp Sở GTVT cho biết: “Trong quá trình chỉ đạo thi công, Sở GTVT rất quan tâm vấn đề chất lượng. BQL chuyên ngành giám sát thi công bảo đảm quy trình quy phạm. Công trình cầu đường có chiều dài hơn 2,7 km, trong đó riêng cầu có chiều dài 310m, khổ cầu rộng 9m; cầu có tải trọng thiết kế HL 93. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, tổng mức đầu tư 125 tỷ đồng để hoàn thành toàn bộ dự án cầu-đường Trung Quán là khá hiệu quả. Qua các đợt tiến hành kiểm định chất lượng và thử tải công trình của đơn vị tư vấn kiểm định độc lập, kết quả đánh giá đều đạt yêu cầu về chất lượng, mỹ quan công trình, bảo đảm các yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật...".

Đây thực sự là công trình của “Ý Đảng lòng dân”. Ngay việc chọn vị trí của cầu cũng thể hiện tính hợp lý khoa học của nó. Nhìn tổng quan đây là một công trình giao thông đáp ứng được niềm mong đợi của nhân dân trên nhiều phương diện. Từ quốc lộ 1A đến cầu Trung Quán nối liền với tuyến đường Hồ Chí Minh và với quốc lộ 9B. Sau khi cầu hoàn thành sẽ hình thành tuyến đường nối liền từ Đồng Hới đến cửa khẩu Chút Mút. Đây cũng là tuyến đường ngắn nhất nối Quảng Bình với nước bạn Lào. Có thể nói sự ra đời của cầu Trung Quán sẽ góp phần rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi lại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân huyện Quảng Ninh, đặc biệt là các xã vùng hữu ngạn, tả ngạn sông Kiến Giang.

Việc ra đời cầu Trung Quán trở thành dấu ấn mở ra triển vọng mới của việc tạo tiền đề cho liên kết vùng. Đây cũng là đường huyết mạch của huyện Quảng Ninh. Một điểm sáng trong phát triển giao thông phục vụ mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là điểm nhấn để phát triển du lịch- văn hóa của huyện Quảng Ninh.

Trao đổi niềm vui này với chúng tôi, các đồng chí lãnh đạo huyện Quảng Ninh cho biết: “Cảm ơn tỉnh và ngành GTVT trong điều kiện kinh tế khó khăn vẫn ưu tiên xây dựng cho vùng ngập lụt huyện cầu Trung Quán, từ đó mở ra triển vọng mới trong hoạt động giao thông trên địa bàn huyện. Đây là cơ sở để ra đời con đường giao thông huyết mạch của huyện. Góp phần giải quyết nhu cầu giao thông cho gần 80% dân số huyện. Khu vực dân cư phía hữu ngạn cầu gồm Duy Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh... nhờ có cầu Trung Quán đã nối liền với khu vực dân cư phía tả ngạn gồm Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh...

Rồi đây trong mùa mưa lũ, cầu Trung Quán sẽ góp phần tránh lũ, tạo điều kiện cho những đợt di dân đến nơi an toàn khi tình hình khẩn cấp của lũ lụt ”. Chúng tôi còn được biết, trên bản đồ du lịch huyện Quảng Ninh sự kết nối du lịch văn hóa tâm linh và du lịch biển đã hình thành nhờ chiếc cầu này. Đó là sự liên kết giữa khu du lịch văn hóa tâm linh Núi Thần Đinh, khu lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và tuyến du lịch biển Hải Ninh. Đó là những hoạt động văn hóa thể thao trong tương lai. Với cảnh quan đẹp đôi bờ sông nơi có cầu Trung Quán bắc qua, rồi đây những lễ hội đua thuyền vào dịp lễ tết tại khúc sông có cầu sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hóa thể thao cho nhân dân huyện Quảng Ninh.

Giờ đây bên bến đò xưa Quảng Xá đã hiện hữu một chiếc cầu bắc qua sông. Một khung cảnh thật nên thơ và hữu tình. Trong những giờ phút chuẩn bị đón chờ ngày khánh thành cầu chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với bà con nhân dân xung quanh khu vực cầu để nghe tâm tư của họ.

Ông Dương Viết Thủ, một nhà giáo nghỉ hưu tại làng Quảng Xá, xã Tân Ninh vui vẽ tâm sự: “Cầu Trung Quán ra đời như một giấc mơ có thật với bà con nhân dân làng Quảng Xá nói riêng, cả huyện, cả tỉnh nói chung. Từ đây bao học sinh đến trường không còn lo cảnh đò chìm. Bao người già lâm bệnh nặng đã an tâm hơn khi đến bệnh viện. Niềm vui này lan tỏa đến tất cả các xã thuộc hữu ngạn, tả ngạn dòng sông, nơi có chiếc cầu bắc qua...”.

Trong dòng người đến xem cầu, tôi quan sát thấy một nông dân, anh tên là Nguyễn Văn Nam, cũng là một cư dân của làng Quảng Xá, anh có đất canh tác tại nơi chân cầu. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về cảm nghĩ khi được GPMB để xây dựng cầu, người nông dân này cho biết: “Khi có diện giải tỏa đất để xây cầu Trung Quán, chúng tôi thấy rất hạnh phúc. Chúng tôi là những người đầu tiên tự nguyện theo chính sách của nhà nước ban hành. Bởi hơn ai hết, chúng tôi là những người được hưởng lợi do việc xây cầu mang lại. Ngẫm lại ngày xưa phải qua đò biết bao khổ ải, lắm khi phải chịu tang thương do nạn chìm đò, bà con chúng tôi không có niềm vui nào hơn là được Đảng, Nhà nước quan tâm xây cầu qua sông...”.

Với góc nhìn của một lãnh đạo xã phía bắc cầu, ông Lê Văn Thuyết, Chủ tịch UBND xã Duy Ninh hồ hởi nói: “Niềm vui này là niềm vui chung của hai bờ nơi có chiếc cầu đi qua. Có cầu rồi thì nhân dân bờ bắc bờ nam qua lại giờ nào cũng được. Niềm mong muốn bấy lâu của cử tri huyện Quảng Ninh nay đã toại nguyện. Thông tuyến rồi đây là cơ sở để những địa bàn vùng rốn lũ chúng tôi di dân khi có lũ lụt. Đáng mừng là khu tái định cư GPMB cầu nay đã ổn định, bà con nhân dân vùng tái định cư đã yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài. Ai cũng cảm ơn cấp trên đã quan tâm xây dựng cầu, giải quyết nhu cầu giao thông cho mọi người dân... ”.

Những ngày giữa tháng 3 này, cầu Trung Quán nhộn nhịp đông vui như ngày hội lớn. Bất chợt tôi nhớ tới bài hát: “Nhịp cầu nối những bờ vui”. Cầu Trung Quán-công trình chào mừng 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình chính là nhịp cầu nối những bờ vui, nối những khát vọng tương lai của quê hương Quảng Ninh nói riêng, quê hương Quảng Bình nói chung trên bước đường đổi mới.