Thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024

TTO - Đây là một bệnh ít gặp, tần suất của bệnh khoảng một phần nghìn, bệnh thường xảy ra ở nữ gấp hai hoặc ba lần ở nam ở độ tuổi sau 50 tuổi, dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024
Tên khoa học của bệnh là: chóng mặt kịch phát tư thế lành tính

Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, đến phòng khám mặt vẫn còn bơ phờ, hốt hoảng vì sáng nay khi ngủ dậy, vừa xoay người ngồi dậy bỗng nhiên cảm thấy mọi vật trong phòng bỗng nhiên quay cuồng, trong người bệnh nhân có cảm giác cực kỳ khó chịu, buồn nôn và nôn.

Cơn chóng mặt diễn ra rất nhanh và hết ngay sau đó, tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn cảm giác lâng lâng, và dường như cơn chóng mặt muốn trở lại khi bệnh nhân thay đổi tư thế. Bệnh nhân cực kỳ lo lắng, hoảng hốt vì từ trước đến giờ mình chưa bị lần nào.

Đây là bệnh gì ?

Đây là một bệnh ít gặp, tần suất bệnh khoảng một phần nghìn, thường xảy ra ở nữ gấp hai hoặc ba lần ở nam sau 50 tuổi, dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vì triệu chứng chính của bệnh là chóng mặt dữ dội, xảy ra một cách đột ngột, thường kéo dài dưới một phút khi có sự thay đổi tư thế, đặc biệt là sự chuyển động đột ngột của đầu, nhưng sau đó hết không để lại biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng nên tên khoa học của bệnh là: chóng mặt kịch phát tư thế lành tính.

Bệnh do nguyên nhân gì ?

Các yếu tố thường gặp làm cho một người dễ mắc bệnh này hơn người khác hay còn gọi là yếu tố nguy cơ là: chấn thương đầu, có phẫu thuật tai trước đó, nhiễm siêu vi hoặc đau nửa đầu.

Tai của chúng ta có ba phần: tai ngoài để hứng âm thanh bao gồm vành tai và ống tai; tai giữa gồm màng nhĩ, khoang tai giữa và chuỗi xương còn có chức năng dẫn truyền âm thanh; tai trong gồm hai bộ phận là ốc tai dẫn truyền âm thanh lên não và tiền đình gồm có ba ống bán khuyên nằm theo ba chiều trong không gian để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh là do các tinh thể canxi, hay còn được gọi là sỏi trong các ống bán khuyên chuyển động hoặc nằm sai vị trí, làm các tín hiệu dẫn truyền lên não báo cơ thể đang ở một tư thế khác với tư thế hiện tại nên cảm giác chóng mặt xảy ra.

Bệnh xảy ra khi nào và có nguy hiểm không ?

Bệnh hoàn toàn không nguy hiểm. Bệnh chỉ xảy ra khi có sự thay đổi tư thế của đầu và tình huống thường gặp là đang nằm trên giường ở một tư thế khá lâu, sau đó xoay trở qua lại hoặc ngồi dậy, đứng dậy đột ngột hay cúi đầu ra trước đột ngột.

Bệnh không xảy ra khi lái xe hoặc các tư thế không có sự di chuyển đột ngột của đầu. Bệnh xảy ra rất đột ngột và dữ dội nhưng sau cơn bệnh không để lại hậu quả gì, không ảnh hưởng đến thính giác hoặc thị giác khi cơn chóng mặt chấm dứt. Tuy nhiên một số ít trường hợp, bệnh có thể tái phát vào vài ngày, vài tháng hoặc vài năm sau đó.

Bệnh được điều trị như thế nào ?

Nếu không điều trị, bệnh tự khỏi sau 2-4 tuần. Tuy nhiên trong đợt cấp của bệnh, các triệu chứng nôn và buồn nôn cần được điều trị bằng thuốc và bệnh nhân cần hỗ trợ một số thuốc tăng tuần hoàn não và giảm chóng mặt.

Trong trường hợp cơn chóng mặt có chiều hướng trở lại, bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp xoay đầu để lắc các tinh thể canxi trong các ống bán khuyên về vị trí cũ. Bệnh nhân cần nằm tư thế đầu cao, thân người và chân làm thành góc 45 độ trong 2-3 ngày sau cơn chóng mặt hoặc sau khi bác sĩ chuyên khoa thực hiện nghiệm pháp quay đầu để các tinh thể canxi trong ống bán khuyên được cố định ổn định không còn chuyển dịch nữa.

Phòng ngừa bệnh như thế nào ?

Đối với những người từng bị bệnh hoặc những người tuổi trên 50, đặc biệt là nữ giới, cần hạn chế các động tác xoay chuyển đầu mạnh và đột ngột trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi tập thể dục. Đã có không ít bệnh nhân bị bệnh này khi tập yoga với các tư thế không phù hợp.

Cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan nếu có những triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024

“Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Bị đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không? Khi có hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn nên làm gì?…” là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay về triệu chứng này trong bài viết sau.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là một sự kết hợp của các triệu chứng mà có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như đau nửa đầu, chấn thương sọ não, viêm não,… Đây cũng có thể là biểu hiện của tình trạng cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

Nguyên nhân chóng mặt đau đầu buồn nôn

Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân và liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số tình trạng hoặc bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng trên:

  • Đau đầu do căng thẳng: Đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi hoặc áp lực thường không kèm theo chóng mặt hay buồn nôn. Tuy nhiên, nếu trình trạng này kéo dài thì bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn,… đi kèm.
  • Đau nửa đầu (migraine): Các cơn đau nửa đầu thường xuất hiện ở một phần đầu và có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn.
  • Viêm xoang: Viêm xoang có thể gây ra đau đầu. Vị trí đau khi bị viêm xoang thường ở vùng trán, gò má và sau mắt. Buồn nôn hay chóng mặt tuy không phổ biến với người bệnh viêm xoang nhưng có thể xảy ra.
  • Chấn thương sọ não: Ngay cả những chấn thương nhỏ cũng có thể gây ra đau đầu chóng mặt buồn nôn. Cơn đau do chấn thương sọ não thường nghiêm trọng và dữ dội, không thuyên giảm.
  • Thiếu máu não: Các trường hợp thiếu máu lên não cũng rất dễ bị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ý thức, nói lắp,…
  • Bệnh Meniere: Chứng rối loạn tai trong này gây ra tình trạng đau đầu, mất thăng bằng, chóng mặt và tiếng ù trong tai. (1)
  • Viêm nhiễm tai giữa: Đây là tình trạng viêm nhiễm trong tai giữa và có thể gây ra đau tai, đau đầu chóng mặt buồn nôn.
  • Huyết áp cao: Một số người có huyết áp rất cao có thể cảm nhận các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Các triệu chứng này cũng xuất hiện khi bạn bị tăng huyết áp đột ngột. (2)
  • Ốm nghén trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai có thể gặp triệu chứng buồn nôn chóng mặt đau đầu do ốm nghén. Các triệu chứng này thường thuyên giảm sau tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
  • Bệnh viêm não hoặc nhiễm trùng ở não: Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn,… Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt.
  • Khối u não: Trong một số trường hợp, khối u trong não có thể gây ra đau đầu chóng mặt buồn nôn. (3)
  • Bệnh Parkinson: Tuy không phải là biểu hiện đặc trưng nhưng đau đầu đi kèm với cảm giác buồn nôn, chóng mặt cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh Parkinson.
  • Các vấn đề về mắt: Các vấn đề về thị giác cũng có thể gây ra đau đầu và chóng mặt, kèm theo triệu chứng buồn nôn khó chịu.
  • Bệnh giang mai thần kinh: Người mắc bệnh giang mai thần kinh có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Đi kèm với đó còn là các triệu chứng khác như mệt mỏi thiếu sức sống, sốt cao liên tục,….

Xem thêm: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở là triệu chứng bệnh gì?

Thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024
Đau đầu chóng mặt buồn nôn là các triệu chứng thường gặp khi căng thẳng quá mức

Đây chỉ là một số nguyên nhân tiêu biểu. Nếu bạn hoặc người quen của bạn gặp phải các triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn

Khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn, bạn sẽ có cảm giác đau hoặc áp lực ở một hoặc cả hai bên của đầu, trán, sau gáy, hoặc ở vùng sau mắt. Cơn đau đầu có thể diễn ra trong vài phút rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Đi kèm với cơn đau đầu đó chính là tình trạng chóng mặt. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác mất thăng bằng, cảm thấy bản thân đang xoay vòng hoặc mất định hướng. Chóng mặt có thể kèm theo cảm giác như đang “lơ lửng” hoặc “mặt đất đang di chuyển”. Và ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy muốn nôn mửa, khó chịu ở dạ dày, bụng hơi ê hoặc đau nhẹ.

Bên cạnh triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn, nhiều người còn cảm thấy hoa mắt, mệt mỏi, kiệt sức, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn… Thậm chí bạn có thể ngất xỉu hay hôn mê.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, đặc biệt là nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc diễn ra đột ngột, nghiêm trọng. Nên chủ động đến bệnh viện thăm khám ngay để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Bạn có thể thăm khám đau đầu tại Trung tâm Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Ngoài ra, Bệnh viện cũng trang bị thiết bị y tế hiện đại và tiên tiến, xây dựng dịch vụ chuẩn 5 sao.

Buồn nôn chóng mặt là triệu chứng bệnh gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.

Bị đau đầu chóng mặt buồn nôn nên uống thuốc gì?

8 loại thuốc trị chóng mặt phổ biến.

Thuốc kháng Histamin. Thuốc kháng Histamin bao gồm các loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine… ... .

Thuốc kháng cholinergic. ... .

Thuốc chống nôn. ... .

Thuốc an thần. ... .

Thuốc chẹn Ca. ... .

Thuốc lợi tiểu. ... .

Thuốc Corticoid. ... .

Acetyl-leucine..

Chóng mặt buồn nôn nên uống nước gì?

Nước lọc, trà gừng, nước mật ong, nước chanh,... đều có công dụng cải thiện nhanh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị chóng mặt, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt.

Buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?

Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra các chất trong dạ dày trào lên thực quản, sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi. Buồn nôn không chỉ cảnh báo bệnh lý tiêu hóa mà còn là “tín hiệu” thai nghén hay thậm chí là dấu hiệu bệnh tim mạch, thần kinh…