Tình yêu thiên nhiên trong văn học trung đại

Thiên nhiên trong thơ ca Trung đại sẽ phụ thuộc vào những ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm tới, từ đó ta cũng cảm nhận thấy thiên nhiên mang màu sắc vui tươi như “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến hay u buồn, đìu hiu giống như “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Thiên nhiên to lớn là vậy nhưng vẫn không bỏ rơi cảm xúc con người. Cũng có đôi lúc ta thấy rằng thiên nhiên trong thơ ca Trung đại mang tới cho con người tâm thế của những người chủ nhân, của những người có thể nắm giữ vòng quay của vũ trụ, thay đổi số phận của mình.

Hình ảnh và vị trí của thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam1. Thiên nhiên có địa vị danh dự trong văn chương:

Đi vào vũ trụ văn chương của cha ông xưa, người đọc như được sống giữa thế giới tạo vật thiên nhiên non nước hữu tình vừa tịch lặng vừa hoành tráng. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết học phương Đông của các nghệ sĩ Nho học này.Riêng thi ca, thơ tức cảnh cũng như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết sức quantrọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến. – Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của thời trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai thác thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống gia đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa nước. – Hiện tượng nghệ thuật này cũng có thể nẩy sinh từ hệ triết học phương Đông: con người hòa đồng với vạn vật, tạo vật và con người tương sinh trong thế giới này. Và cũng có thể xuất phát từ đời sống văn hóa tín ngưỡng Tô-tem hay tín ngưỡng phồn thực phương Đông. – Hiện tượng này cũng có thể lý giải bằng hệ tư duy tổng hợp Đông phương, bằng tính cách duy cảm của dân tộc ta. Con người không nhìn nhận mình là chủ thể mà cảm nhận mình là một yếu tố cùng với thiên nhiên tạo nên sự sống của thế giới thực tại này. Con người duy cảm nên luôn đắm mình vào những biến thái mong manh, tinh vi của tạo vật để giao cảm, giao hòa. Vì vậy, ta hiểu văn chương trung đại thơ ca chiếm một vị trí quan trọng và trong văn xuôi lại thắm đượm chất thơ, cảm xúc trữ tình.

2. Cảm thụ thiên nhiên trong văn chương trung đại:

Vì những căn cứ trên, thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách thể trong văn chương. con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con ngườiđã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối tượng hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách không tự giác.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách thể.Từ tư tưởng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên nhiên theo một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người.

Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười.Trước mắt, việc đi mãi,Trên đầu, già đến rồi. Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai.

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền sư)

– Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: “Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”.

Quét trúc bước qua lòng suốiThưởng mai về đạp bóng trăng

(Ngôn chí – Nguyễn Trãi)

Hay:

Nghêu ngao vui thú yên hà Mai là bạn cũ hạc là người thân

(Nguyễn Du)

– Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường cũng là để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế:

Phượng những tiếc cao diều hãy lượn Hoa thường hay héo cỏ thường tươi

Hoặc:

Đến trường đào mận ngạt chăn thông Quê cũ ưa làm chủ trúc thông

(Nguyễn Trãi)