Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024

(Chinhphu.vn) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An vừa ký ban hành Quyết định số 1062/QĐ-BCT quy định về giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024

Mức giá bán điện này được áp dụng kể từ ngày 4/5 sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng 3% giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, Bộ Công Thương quy định giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất cấp điện áp từ 110 kV trở lên dao động từ 999 đồng/kWh đến 2.844 đồng/kWh phụ thuộc vào giờ thấp điểm đến giờ cao điểm; cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV dao động từ 1.037 đồng đến 2.595 đồng/kWh; cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22 kV từ 1.075 đến 3.055 đồng/kWh; cấp điện áp dưới 6kV từ 1.133 đồng đến 3.171 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh cũng được chia thành 3 cấp điện áp: Từ 22kV trở lên; từ 6kV đến dưới 22 kV và dưới 6 kV với các mức giá trong giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm.

Giá bán lẻ điện cho các bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông với cấp điện áp từ 6kV trở lên là 1.690 đồng/kWh; cấp điện áp dưới 6kV là 1.805 đồng/kWh.

Giá điện chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp được bán tương ứng với giá 1.690 đồng/kWh và 1.805 đồng/kWh với hai cấp điện áp nêu trên.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc thang theo quy định hiện hành. Cụ thể từ 0-50 kWh giá bán 1.728 đồng; từ 51-100 kWh giá bán 1.786 đồng/kWh; từ 101 - 200 kWh giá bán 2.074 đồng/kWh; từ 201-300 kWh giá bán 2.612 đồng/kWh; từ 301-400 kWh giá bán 2.919 đồng và từ kWh thứ 401 trở lên giá bán 3.015 đồng.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước là 2.535 đồng/kWh.

Quyết định của Bộ Công Thương cũng quy định giá bán buôn điện sinh hoạt vùng nông thôn, cho khu tập thể, cụm dân cư; tổ hợp thương mại - dịch vụ, khu công nghiệp, chợ… hay các mục đích khác với những mức giá cụ thể cho từng cấp điện áp và những khung giờ thấp điểm, giờ bình thường và giờ cao điểm.

Bạn đang băn khoăn không biết sao tiền điện tháng này nhà mình lại tăng cao? Hay rằng bạn muốn tìm hiểu về cách tính tiền điện theo công suất tiêu thụ kWh. Để có thể vừa hiểu cách tính lại vừa có thể chủ động hơn trong việc quản lý sử dụng thiết bị điện trong nhà. Vậy thì hãy cùng mình tìm hiểu bài viết về cách tính tiền điện theo kWh dưới đây nhé.

1. Công thức tính lượng điện năng tiêu thụ trên thiết bị

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Cách tính công suất tiêu thụ điện Kwh

Muốn biết rằng, mỗi tháng nhà bạn hết bao nhiêu tiền điện theo kWh thì trước hết bạn cần biết cách tính lượng điện năng tiêu thụ trên các thiết bị gia dụng trong nhà đã nhé. Các bước như sau:

Bước 1: Tìm công suất trên nhãn các thiết bị

Hầu hết các thiết bị gia dụng đều có công suất ghi trên nhãn hoặc dưới đế của thiết bị. Và công suất có đơn vị ký hiệu là “W”. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy công suất của thiết bị điện gia dụng. Và đó thường là công suất tối đa mà thiết bị hoạt động. Nếu như một số thiết bị không ghi mức công suất cụ thể ghi phạm vi thôi. Ví dụ như ghi “200- 300W” thì bạn nên lấy mức công suất cao nhất là 300W nhé.

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Nhãn năng lượng

Bước 2: Tính lượng điện tiêu thụ

Sau khi bạn đã biết công suất hoạt động của các thiết bị, bạn có thể dễ dàng tính được lượng điện tiêu thụ của từng sản phẩm. Cách tính theo công thức sau:

[Lượng điện năng tiêu thụ trong một thời gian nhất định] = [Công suất] x [Thời gian sử dụng]

Trong đó: Lượng điện năng tiêu thụ tính bằng đơn vị KWh (kilowatt giờ), công suất có đơn vị là KW (kilowatt) và thời gian tính đơn vị là giờ.

Chú ý là 1kW = 1000W

1kWh = 1 số điện

1kWh = 1000Wh

Như vậy, có thể hiểu rằng khi nhà bạn tiêu dùng hết 1000W/h tức là bạn đã sử dụng hết 1 số điện.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng bóng đèn có công suất là 100W. Một ngày bóng đèn hoạt động 5 giờ đồng hồ. Như vậy, lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn cả một ngày bằng 0.5 kWh (0.1 KW x 5 giờ). Vậy trong 1 tháng có 30 ngày, lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn bằng 15 kWh.

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Cách tính lượng điện năng tiêu thụ

Bước 3: Cách Tính tiền điện theo kWh

Khi mà bạn đã tính xong lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị gia dụng trong 1 tháng rồi. Thì chỉ cần lấy tổng số lượng điện năng tiêu thụ kWh của các thiết bị trong tháng đó nhân với giá tiền điện. Như vậy là bạn đã có thể tính được chi phí tiền điện trong 1 tháng của gia đình mình nhé. Nếu tính theo năm thì bạn chỉ cần nhân với 365 ngày nhé.

Ví dụ theo ở trên, bạn đã tính ra lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng là 15 kWh và chi phí điện đơn giá 2000 đồng/kWh. Vậy số tiền điện phải trả trong 1 tháng là: 15 x 2000 = 30000 đồng/tháng.

Lưu ý rằng nếu thiết bị nào không ghi rõ công suất cụ thể, bạn tính với công suất cao nhất của thiết bị. Tuy nhiên thì thực tế số tiền điện bạn phải trả sẽ thấp hơn so với mức dự tính. Bởi đa số, với mỗi một thiết bị gia dụng bạn ít khi sử dụng chúng tối đa với công suất cao nhất.

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Tính tiền điện theo Kwh

2. Ví dụ cách tính tiền điện cho 3 thiết bị tốn tốn nhiều chi phí nhất

1. Điều hòa

Điều hòa là một thiết bị làm mát được yêu thích và ứng dụng rộng rãi. Nhất là vào những ngày hè nắng nóng thì có một “em” điều hòa trong nhà thì chính là chân ái luôn. Và cũng bởi thời tiết ngày hè oi bức, nắng nóng nên hầu hết nhà nhà, công ty, doanh nghiệp đều mở điều hòa liên tục. Nên là điều hòa chiếm một phần khá lớn trong chi phí điện hàng tháng.

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Máy lạnh

Ví dụ 1 máy điều hòa có công suất từ 800-850W, nhiệt độ là 9000 BTU. Vậy là trong 1 giờ hoạt động điều hòa sẽ tiêu tốn 0,85 kWh điện năng tiêu thụ (gần 1 số điện).

Nếu điều hòa chạy 8 giờ đồng hồ trên một ngày thì lượng điện năng tiêu thụ trong một ngày bằng 6,8 kW/8h ( 0,85 kW/h x 8h).

Giả sử tiền điện trung bình là 2.500 đồng/1 số. Vậy tổng tiền điện phải cho máy điều hòa trong 1 tháng bằng 510.000 đồng ((6,8 kW x 2.500 đồng) x 30 ngày).

2. Tủ lạnh

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Tủ lạnh

Cũng là một trong những thiết bị được yêu thích và được sử dụng phổ biến, tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hiện nay, đa số tủ lạnh đều được trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện. Tuy nhiên thì dẫu là sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại thì công suất tiêu thụ cũng khá cao. Ví dụ một tủ lạnh có công suất 170W tương đương 0,17 kW. Không giống như điều hòa, mở liên tục nhưng cũng chỉ trong một khoảng thời gian nào đấy. Còn tủ lạnh thì hầu hết sẽ chạy 24/24 giờ đồng hồ.

Vậy thì theo công thức ta sẽ tính được lượng điện năng tiêu thụ 1 ngày của tủ lạnh sẽ là: 0,17 kW/h x 24h = 4,08 kW/24h

Vậy 1 tháng tiền điện phải trả cho tủ lạnh bằng 306.000 đồng. (4,08 kW x 2.500 đồng) x 30 ngày = 306.000 (đồng).

3. Máy giặt

Tiền điện 01 kw cho nhà máy là bao nhiêu năm 2024
Máy giặt

Với cuộc sống ngày càng hiện đại thì máy giặt là một thiết bị gia dụng được sử dụng với tần suất nhiều trong mỗi hộ gia đình. Nhất là với gia đình có trẻ nhỏ. Ví dụ, một máy giặt có công suất 200W tương đương 0,2 kW.

Nếu bạn sử dụng máy giặt 2 giờ đồng hồ/24 giờ. Thì lượng điện năng tiêu thụ 1 ngày của máy giặt sẽ là: 0,2 kW/h x 2h = 0,4 kW/h. Giả sử tiền điện trung bình là 2.500 đồng/1 số.

Vậy tiền điện một tháng phải chi trả cho máy giặt bằng 30.000 (đồng). Công thức như sau: (0,4 kW x 2.500 đồng) x 30 ngày = 30.000 (đồng).

Như vậy là với cách tính tiền điện theo kWh đơn giản trên đây, bạn đã biết cách tính được số tiền chi trả tiền điện cho các thiết bị điện trong nhà rồi đấy. Từ đây, bạn có thể chủ động hơn trong việc quản lý sử dụng các thiết bị cũng như là quản lý được chi phí hóa đơn điện hàng tháng của gia đình. Nếu như bạn đang có dự định chuyển sang sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện, thân thiện môi trường thì cũng có thể ứng dụng phương pháp tính toán trên để ước tính và lắp đặt điện mặt trời phù hợp với nhu cầu nhé.