Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em

Rất nhiều bà mẹ lựa chọn thuốc bôi bệnh chân tay miệng ở trẻ em để trị vết phỏng ngoài da cho con. Đây có phải là điều nên làm?

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Chắc hẳn bất cứ bà mẹ có con nhỏ nào cũng đã từng nghe tới căn bệnh chân tay miệng. Đây là chứng bệnh mà năm nào cũng ám ảnh hàng ngàn phụ huynh cũng như cả ngành y. Dịch tay chân miệng do chủng virus coxsackie A16 hoặc enterovirus E71 gây ra và thường xuất hiện những biểu hiện đầu tiên 2-4 ngày sau khi virus xâm nhập.

Những triệu chứng ấy bao gồm sốt nhẹ và nổi phát ban hoặc mụn nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, và bộ phận sinh dục. Sau đó, những nốt mụn sẽ lan rộng và phát triển thành các vết lở loét, phỏng rộp cả ở bên trong khoang miệng lẫn trên tay và chân. Chúng sẽ khiến bé đau đớn, khó chịu, và quấy khóc. Trường hợp bị nặng, trẻ sẽ còn bị sốt cao và biến chứng thành viêm não hoặc viêm màng não.

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em

Có nên dùng thuốc bôi cho trẻ bị tay chân miệng không?

Vì không muốn nhìn thấy con bị đau xót, lười ăn do những vết lở loét, nhiều bà mẹ tự tìm các loại thuốc bôi lên da cho bé. Việc tự ý bôi thuốc cho con mà không có sự chỉ định của bác sĩ là khá nguy hiểm.

Bởi những vết phỏng rộp trên da gây ra bởi virus tay chân miệng là những vết thương hở. Nếu chọn loại thuốc bôi không phù hợp với tình trạng bệnh của bé, chúng sẽ bít kín vết thương, có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Hơn nữa, mọi loại thuốc không kê đơn đều chỉ có thể giảm thiểu triệu chứng một cách nhất thời. Đến khi tác dụng của thuốc bay biến, triệu chứng của bệnh có thể trở lại mạnh mẽ, nghiêm trọng, khó để điều trị hơn, và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Vì vậy, việc dùng thuốc bôi cho trẻ bị tay chân miệng là không nên và hoàn toàn không cần thiết. Những vết loét sẽ chỉ khó chịu trong khoảng 2 đến 3 ngày rồi sẽ tự se lại, đóng vảy và biến mất mà thôi.

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em

Vậy phải dùng cách gì để chữa bệnh cho bé?

  • Vệ sinh cơ thể cho bé

Vì không nên dùng thuốc bôi không được chỉ định lên, việc duy nhất các mẹ cần làm là vệ sinh làn da của bé thật sạch sẽ để các vết phỏng rộp không nhiễm trùng. Hãy tắm cho bé hàng ngày với các loại sữa tắm dịu nhẹ. Không chà xát trực tiếp vào các vết phỏng để chúng không vỡ ra và tăng nguy cơ bệnh tay chân miệng tái phát sau này.

Các mẹ cũng hãy tránh dùng chanh và muối để sát khuẩn cho da bé, vì tính acid của chanh muối sẽ gây xót và khiến bé đau thêm. Tương tự như vậy, mẹ cũng không nên cho bé ăn hay uống nước cam, chanh, tránh khiến những vết lở loét trong miệng thêm đau đớn.

  • Chú ý dinh dưỡng

Cha mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bé trong 7-10 ngày bé bị bệnh. Do cơn đau trong khoang miệng, bé sẽ rất sợ và lười ăn. Thế nên mẹ chỉ nên cho bé ăn đồ ăn đã để nguội, và những đồ ăn mềm, mát, như là kem, sữa chua, và hoa quả.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần cách ly bé với gia đình và các trẻ nhỏ khác, kể cả trong khi bé đang bệnh và sau khi bé đã khỏi bệnh. Vì virus tay chân miệng có thể tồn tại trong cơ thể bé khoảng 10-20 ngày sau khi bé khỏi bệnh.

  • Bổ sung lợi khuẩn và tăng sức đề kháng

Hãy chú ý tăng sức đề kháng của bé bằng các loại thức ăn và thực phẩm chức năng lợi khuẩn, như là Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic. Đây là thực phẩm bổ sung dành riêng cho các bé cần tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus và bệnh tật.

Với hơn 1 tỷ lợi khuẩn chứa trong 1ml, Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic sẽ là sản phẩm hỗ trợ sức đề kháng hoàn hảo dành cho các bé không muốn bệnh tay chân miệng quay trở lại.

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em

Mục lục

  • 1 Thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em gồm những loại nào?
    • 1.1 Thuốc trị tay chân miệng bằng thuốc hạ sốt
    • 1.2 Thuốc trị tay chân miệng bằng thuốc bổ
    • 1.3 Thuốc trị tay chân miệng bằng dung dịch bù nước
    • 1.4 Thuốc trị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn
  • 2 Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
    • 2.1 Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em
    • 2.2 Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khi bị chân tay chân miệng, các bậc phụ huynh thường lo lắng sử dụng thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em như thế để đạt hiệu quả. Để hiểu rõ về vấn đề này mời các bậc phụ huynh tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em gồm những loại nào?

Hiện nay, bệnh chân tay miệng chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh .Vì vậy, các bác sĩ sẽ khám và kiểm tra các triệu chứng bên ngoài của trẻ. Nếu tình trạng bệnh đã nặng, trẻ có thể cần xét nghiệm máu và thực hiện một số chụp chiếu để kiểm tra có biến chứng nào hay không. 

Trẻ sẽ được sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp để làm giảm các triệu chứng, ngăn sự phát triển của virus. Từ đó, virus bị ngưng trệ và được đào thải ra bên ngoài. Thông thường, trẻ sẽ được dùng từ 3 – 4 loại thuốc khác nhau. 

Tùy vào mức độ triệu chứng, thời gian điều trị bệnh trung bình mất từ 14 – 17 ngày. Nếu xuất hiện biến chứng, số loại thuốc sẽ tăng lên, quá trình điều trị sẽ lâu hơn. 

Thuốc trị tay chân miệng bằng thuốc hạ sốt

Triệu chứng sốt xuất hiện cả trong giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Thời gian bệnh diễn ra càng lâu, nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng, có thể lên đến 39 độ C. Nếu triệu chứng này không được điều trị, trẻ có nguy cơ tử vong do đông máu.

Hiện nay, thuốc hạ sốt đang được dùng nhiều nhất cho trẻ nhỏ là Paracetamol. Mỗi độ tuổi sẽ có một liều lượng dùng khác nhau. Với trẻ từ 2-5 tuổi, liều lượng mỗi lần uống là 15mg trong 1 lần, mỗi ngày uống 2 lần. Với trẻ từ 5-10 tuổi, liều lượng mỗi lần uống là nửa viên, ngày uống 2 lần.

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em
Điều trị bệnh chân tay miệng bằng thuốc hạ sốt Paracetamol

Đối với trẻ sơ sinh, hệ thống tuần hoàn còn rất yếu, không thể dùng quá nhiều thuốc tây. Bé sẽ được thay thế thuốc uống bằng viên đạn hạ sốt. Phụ huynh chỉ cần rửa sạch hậu môn của trẻ và đặt thuốc vào trong. Ngoài hạ sốt, thuốc còn có tác dụng giảm mệt mỏi và đau đầu. Nhờ đó, tinh thần của bé được cải thiện, trẻ chịu ăn uống nhiều hơn. Quá trình sử dụng thuốc hạ sốt sẽ chấm dứt khi trẻ hết triệu chứng sốt.

Thuốc trị tay chân miệng bằng thuốc bổ

Khác với thuốc điều trị chân tay miệng cho người từ 10 tuổi trở lên. Các đối tượng trẻ nhỏ từ 10 tuổi trở xuống sẽ cần đến sự hỗ trợ của thuốc bổ. Nguyên nhân là do cơ thể của trẻ nhỏ rất khó tương tác với thuốc tây như người lớn. 

Thêm vào đó, các tác dụng phụ của thuốc tây sẽ làm thể trạng của trẻ yếu đi.

Phần lớn những trẻ dưới 10 tuổi sẽ bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng trong thời gian điều trị. Vì vậy, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc bổ để giúp bé khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Các loại thuốc bổ được dùng trong trường hợp này là vitamin E, C và Kẽm. Lưu ý, chỉ nên dùng thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng. Nếu dùng thuốc bổ quá liều lượng, trẻ sẽ bị sỏi thận, rối loạn tiêu hóa. Trẻ càng nhỏ, liều lượng dùng thuốc bổ càng cần phải nghiêm ngặt hơn.

Thuốc trị tay chân miệng bằng dung dịch bù nước

Đây là một yếu tố không thể thiếu đối với trẻ đang bị sốt cao. Thành phần này nhằm tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, đông máu, tắc nghẽn mạch máu do sốt. Hiện nay, loại bù nước được dùng nhiều nhất là dung dịch Oresol. Lưu ý rằng, Oresol không phải thuốc đặc trị mà là một loại thực phẩm chức năng.

Ngoài giúp trẻ hạ sốt, chúng còn bổ sung thêm các chất điện giải và khoáng chất có lợi. Nhờ đó, trẻ sẽ trở nên tỉnh táo, giảm mệt mỏi và tăng khả năng hồi phục. 

Có rất nhiều loại oresol với đủ hương vị cam, chanh,…để trẻ sử dụng. Mỗi lần dùng, các bậc phụ huynh chỉ cần pha 1 gói bột Oresol với 200ml lọc, sau đó cho bé uống. Khoảng cách mỗi lần dùng là 4 tiếng. Nếu bé đã hạ sốt và thoát khỏi tình trạng thiếu nước, bạn có thể dùng thêm 2 lần uống để phòng ngừa.

Thuốc trị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn

Nếu trẻ đã bước vào giai đoạn toàn phát, mụn nước mọc trên chân tay miệng, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ dùng thuốc sát khuẩn. Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, bé đã biết cách súc miệng với nước. Phụ huynh có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng nước muối rửa nhẹ nhàng các hạt mụn ở tay và chân.

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em
Các bậc phụ huynh có thể cho bé súc miệng và súc họng thường xuyên để phòng bệnh

Nếu trẻ dưới 3 tuổi, các bé không thể tự súc miệng như người lớn. Bạn có thể thay thế nước muối sinh lý bằng gel rơ miệng. Một số gel rơ miệng có tác dụng hỗ trợ điều trị chân tay miệng như PlasmaKare No5 nano bạc, Betadin, Zytee, Kamistad,…

Phụ huynh nên vệ sinh cho trẻ bằng thuốc sát khuẩn 2 – 3 lần 1 ngày. Đặc biệt sau mỗi lần ăn uống, bạn nên vệ sinh miệng bằng thuốc hoặc cho bé súc miệng với nước muối, nếu có thể thì dùng các loại Súc họng sát khuẩn tốt như Súc họng miệng PlasmaKare hoặc nếu bé chưa biết súc họng, súc miệng thì dùng Xịt họng như Xịt họng PlasmaKare H-Spray.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc bổ, còn có những loại thuốc khác được sử dụng tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh cụ thể.

Đối với những trẻ gặp biến chứng não, viêm màng não điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc chống co giật như phenobarbital.

Trong trường hợp trẻ gặp biến chứng não, kèm liệt, rối loạn tri giác, co giật, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc chống phù não, chống co giật  kháng sinh phòng bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác…

Đối với trẻ gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim mạch các bác sẽ chỉ định cho trẻ bằng việc thở oxy, thở máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, kháng sinh phòng bội nhiễm, truyền tĩnh mạch lmmunoglobulin (gammaglobulin).

Ngoài sát trùng các hạt mụn bên ngoài cơ thể. Việc khử trùng sạch sẽ nơi ở quan trọng. Virus sẽ theo hệ bài tiết của trẻ và bám khắp các vật dụng trong nhà. Chúng tiếp tục xâm nhập vào cơ thể trẻ và tăng khả năng gây biến chứng.

Vì vậy, bạn nên dùng một số loại dung dịch khử khuẩn chuyên dụng để lau sạch nhà cửa, rửa tất cả những đồ chơi, vật dụng ăn uống của bé. Thêm vào đó, quần áo, khăn tắm của bé cần được giặt sạch và phơi nắng sau mỗi ngày sử dụng.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Thêm vào đó chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là trẻ nhỏ, cơ thể rất dễ bị tổn thương khi có tác nhân gây hại xâm nhập. 

Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng mắc phải là do cơ thể nhiễm một loại virus tiêu hóa. Tuy nhiên, virus tiêu hóa không phải do chúng tự hình thành trong dạ dày. Thực chất, khi người bệnh bị nhiễm virus từ môi trường, hệ tiêu hóa là cơ quan đầu tiên chúng trú ngụ. Sau đó virus mới bắt đầu tăng số lượng và làm cho cơ thể trẻ xuất hiện triệu chứng.

Hai loại virus gây nên bệnh chân tay miệng thường gặp nhất là Coxsackie A16 và virus Enterovirus 71 (EV71). Ngoài ra còn một vài loại virus gây bệnh chân tay miệng khác nhưng chúng vô cùng hiếm gặp.

Virus Coxsackie A16 là loại thường gặp nhất. Chúng có thời gian hoạt động, mức độ triệu chứng và khả năng gây biến chứng thuộc mức trung bình. Loại virus Enterovirus 71 (EV71) có sự xuất hiện ít hơn Coxsackie A16. Tuy nhiên, mức độ các triệu chứng cao hơn, diễn biến quá trình phá hủy tế bào nhanh hơn. 

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em
Bệnh chân tay miệng chủ yếu do virus Coxsackie A16 và virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra

Cả 2 loại virus này có đặc tính gần giống nhau, chỉ khác nhau về thời gian diễn biến và mức độ nghiêm trọng. Đầu tiên, virus sẽ bám vào thành niêm mạc dạ dày. Tuy có thể gây nên nhiều triệu chứng khó chịu nhưng chúng không hề làm tổn hại đến hệ tiêu hóa.Từ niêm mạc dạ dày, chúng sẽ xâm nhập vào máu và đi đến phá hủy các tế bào da.

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm. Đây là điều kiện vô cùng tốt để virus xuất hiện và sản sinh. Phần lớn nguyên nhân trẻ mắc bệnh là do không giữ gìn vệ sinh chân tay và răng miệng. 

Đặc thù của trẻ nhỏ rất hiếu động, thường đụng tay vào những đồ vật mà bé thích. Thêm vào đó, bé thường có thói quen mút ngón tay, cầm thực phẩm ăn ngay khi tay còn bẩn. Từ đó, virus sẽ theo tay xâm nhập vào trong cơ thể. 

Chính vì đặc tính này, trẻ từ 0-10 tuổi là những đối tượng thường mắc bệnh nhất.  Ngoài ra, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ở người mẹ mang thai dưới 3 tháng, virus chân tay miệng có thể gây sảy thai hoặc làm sức khỏe bào thai bị suy yếu. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Sau khi đi vào cơ thể virus chân tay miệng sẽ bám vào dạ dày đầu tiên. Trong quá trình này, chúng từ từ xâm nhập vào máu để di chuyển đến các tế bào da. Kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi chúng bắt đầu có triệu chứng sẽ mất 3 – 6 ngày. Quá trình này được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Lúc này, trẻ không hề có bất cứ triệu chứng nào. 

Tiếp đến là thời gian xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Trẻ có những biểu hiện đầu tiên báo hiệu sức khỏe bị tổn hại. Các dấu hiệu này hoàn toàn giống với bệnh cảm, ho, dị ứng thời tiết, viêm họng cấp,… Vì vậy, phụ huynh không thể biết trẻ đã mắc bệnh chân tay miệng. Thay vào đó, họ chỉ tìm các cách hạ sốt tại nhà mà không đưa trẻ đi điều trị từ sớm. 

Khi đó, người bệnh chưa có những dấu hiệu điển hình của bệnh chân tay miệng. Thời kỳ này được gọi là giai đoạn khởi phát. Tức là virus mới chỉ bắt đầu hoạt động. Các triệu chứng trong giai đoạn này như sau:

Đau họng: Cổ họng trẻ hơi đỏ hơn bình thường. Bé có triệu chứng đau họng khi nuốt, nhất là khi ăn phải các thức ăn cứng và dai.

Chán ăn: Việc đau họng làm trẻ có phản xạ sợ phải nuốt đồ ăn. Vì thế bé xuất hiệu dấu hiệu chán ăn. Ngoài ra, trẻ có xu hướng thích ăn các thực phẩm dạng lỏng và thức ăn có thể làm mát họng. 

Sốt nhẹ: Lúc này, virus bắt đầu xâm nhập vào máu, đi tới não. Trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, nhiệt độ chỉ lên tới 38 độ C. Cơn sốt sẽ tăng dần mức độ theo thời gian.

Thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em
Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Buồn ngủ: Sau khi bị sốt 2 ngày, trẻ có dấu hiệu thường xuyên buồn ngủ, giấc ngủ kéo dài hơn bình thường. Phụ huynh sẽ rất khó đánh thức trẻ khi đang ngủ sâu.

Quấy khóc: Đau đầu, mệt mỏi do sốt cộng với đau họng sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bé sẽ khóc liên tục làm cổ họng càng đỏ và sưng.

Sau giai đoạn khởi phát là giai đoạn toàn phát. Tức là tất cả các triệu chứng của bệnh điều xuất hiện. Các dấu hiệu của giai đoạn khởi phát sẽ nặng hơn. Thêm vào đó, trẻ có thêm một vài triệu chứng đặc trưng của bệnh chân tay miệng. 

Các triệu chứng này không gặp ở toàn thân mà chỉ tại một số vị trí nhất định như khoang miệng, môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân. Cụ thể như:

Phát ban đỏ: Trẻ bắt đầu xuất hiện các chấm đỏ trong bàn tay, bàn chân và khoang miệng. Các chấm đỏ này có chu vi 1 – 2mm, không sưng phồng, không có cảm giác ngứa hoặc đau rát.

Nổi hạt mụn nước: Sau 1-1,5 ngày kể từ khi phát ban, phần trung tâm các hạt mụn đỏ bắt đầu nổi hạt nước. Các hạt nước này sẽ to dần theo thời gian. Chúng rất dễ bị vỡ khi bị chà sát mạnh. Sau khi vỡ, trẻ sẽ cảm thấy rất đau rát, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, phần da hở rất dễ bị loét do nhiễm trùng. 

Loét miệng: Sau khi xuất hiện mụn nước trong khoang miệng. Chúng dễ vỡ ra trong quá trình ăn uống và nói chuyện. Vết mụn vỡ tiếp tục bị chà sát do thức ăn chạm vào, dần dần trở nên loét to. Khi nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy vùng da miệng chỗ bị loét lõm xuống và ửng đỏ. 

Tùy vào độ tuổi và thể trạng của trẻ, sau khi nổi mụn nước 10 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu gặp biến chứng. Các biến chứng này rất nguy hiểm cho sức khỏe và có thể đe dọa đến tính mạng.

Hy vọng các thông tin về thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em? sẽ giúp phụ huynh yên tâm và tìm được cách chữa phù hợp nhất cho bé. Khi có con nhỏ không may bị bệnh, phụ huynh không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.

Tay chân miệng ở trẻ em uống thuốc gì?

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ. Khi trẻ sốt cao từ 38 độ trở lên, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 - 15mg/kg, nếu còn sốt cao, sau 4 - 6 giờ có thể dùng lại. Có thể dùng dạng viên đạn đặt hậu môn nếu trẻ không uống được hoặc khó uống thuốc.

Nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:.
Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. ... .
Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. ... .
Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn..

Bệnh tay chân miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em kiêng những gì?.
Cách ly trẻ Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. ... .
Không cho con ăn thức ăn đặc, cay, nóng. ... .
Không ép trẻ ăn. ... .
Không cần kiêng nước. ... .
Không dùng chung đồ chơi. ... .
Nghỉ ngơi đầy đủ.