Thốt nốt ăn như thế nào

Thốt nốt tươi là loại trái cây có vị ngọt mát, giòn dai hấp dẫn ở miền Nam Việt Nam. Thức quả này chính là đặc sản độc đáo vùng tịnh biên An Giang. Thốt nốt được dùng để ăn, nấu chè, thắng thành đường, làm bánh bò. Bên cạnh đó, nước thốt nốt ngọt thanh giản dị cũng là một thứ nước giải khát tuyệt vời cho những ngày hè.

Thốt nốt là loài thực vật thuộc họ Cau, bản địa của Nam Á và Đông Nam Á. Nó phân bố từ Indonesia đến Pakistan. Cây thốt nốt là loại cây được xem trọng trong văn hóa của người Tamil. Nó được gọi là “cây trời”. Ở các nước như Ấn Độ, Pakistan, người ta thu hoạch phần mầm dưới mặt đất mang luộc hoặc nướng ăn, rất bổ dưỡng.

Thốt nốt ăn như thế nào

Tại Việt Nam, thốt nốt là một loại trái cây phân bố ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ, giáp biên giới Campuchia từ Tây Ninh đến Kiên Giang. Tuy nhiên nhắc đến thốt nốt thì phải nhắc tới vùng biên An Giang.

Nó xuất hiện nhiều ở Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc. Nếu có dịp đến đây, bạn sẽ thấy những rặng cây thốt nốt cao lớn “làm dáng” trên những cánh đồng. Loài cây này gắn liền với đời sống của bà con người Chăm.

Thốt nốt ăn như thế nào

Ở vùng này, cây thốt nốt nhiều đến độ nó được xem như là một biểu tượng của vùng đất. Chính vì vậy, đi du lịch An Giang, nhiều du khách sẽ có dịp thưởng thức những món từ cây thốt nốt.

Nhiều người cũng mua bánh bò thốt nốt, đường thốt nốt, thậm chí là trái thốt nốt tươi để làm quà. Đối với những ai ở xa nhưng “lỡ ghiền” món này cũng sẽ tìm cách mua cho được thốt nốt tươi.

Thốt nốt ăn như thế nào

Cây thốt nốt có hình dáng bên ngoài giống cây dừa và lá cọ.  Cây này có thân thẳng, tuổi thọ có thể trên 100 năm và có thể vươn cao 30m.

Trái cây thốt nốt nhìn qua cũng khá giống trái dừa nhưng kỳ thực lại mang hình dáng đặc trưng hơn. Vị của múi thốt nốt – khi được thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Thốt nốt ăn như thế nào

Thông thường, một múi thốt nốt sẽ to gấp hai hay ba lần múi mít. Múi trắng ngần, mềm, ngọt mát và có mùi thơm hơn cùi dừa non.

Thốt nốt ăn như thế nào

Công dụng của trái thốt nốt tươi

Thốt nốt rất được người tiêu dùng yêu thích vì giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Trong trái thốt nốt có các loại vitamin như: vitamin C, B1, B2, B3, sắt, photpho, potassium, canxi… Khi ăn thốt nốt thì có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra dịch nhựa thốt nốt lên men cũng có tác dụng bổ dưỡng.

Riêng đường thốt nốt cũng rất tốt. Khi dùng nó để thay thế cho các chất tạo ngọt khác trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có nhiều lợi ích về sức khỏe, thay vì bạn phải sử dụng đường tinh luyện (không còn chất dinh dưỡng).

Thốt nốt ăn như thế nào

Cách chế biến thốt nốt tươi

Thông thường, thưởng thức thốt nốt thì bạn có thể thưởng thức trực tiếp. Người ta sẽ lấy múi thốt nốt đem cắt thành miếng vừa ăn, cho nước vào, thêm đá. Miếng thốt nốt trắng trong, dai dai, sực sực rất đã miệng.

Thốt nốt ăn như thế nào

Thốt nốt cũng thường được dùng để nấu chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt, làm đường thốt nốt, bánh ngọt, bánh bông lan, bột rau câu hoặc làm gia vị nêm nếm vào thức ăn… Đặc biệt món bánh bò thốt nốt là món bánh ngon khó cưỡng, vàng ươm, thơm lừng. Ăn vào một miếng sẽ nhớ mãi.

Thốt nốt ăn như thế nào

Nước thốt nốt là món uống mát ngọt tuyệt vời để giải khát ngày hè nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên lưu ý nếu để qua ngày sẽ bị chua, do đó bạn nên thưởng thức trong ngày.

Thốt nốt tươi – mua ở đâu?

Là thứ đặc sản gần như chỉ phổ biến ở vùng biên – miền Tây Việt Nam, do đó thốt nốt tươi khá khó mua. Để tìm được thốt nốt tươi thường xuyên, chính gốc, bạn cần tìm được nhà cung cấp uy tín.

Trái Cây Cao Nghệ là địa chỉ cung cấp thốt nốt tươi uy tín cho người tiêu dùng miền Nam và phân phối đi các tỉnh thành khác. Khi mua hàng tại đây, quý khách sẽ an tâm đảm bảo về mặt chất lượng, giá cả. Không những vậy, chúng tôi cũng hỗ trợ giao hàng tận nơi, hỗ trợ đặt hàng online 24/7, thanh toán tại chỗ khi giao hàng nên rất tiện lợi cho quý khách.

Là một đặc sản quen thuộc của người dân tỉnh Kiên Giang, An Giang…đường thốt nốt với vị ngọt thanh, ăn vào không quá gắt như đường cát, lại có vị bùi bùi, thơm béo, từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Để có được những khoanh đường thốt nốt, người dân phải thức từ sáng sớm để cắt cuống bông thốt nốt và đem thùng để hứng nước rỉ ra từ cuống, sau đó dùng chất nước này nấu cho đến khi keo lại và đổ vào khuôn làm bằng ống tre. Người ta đóng gói đường thốt nốt bằng cách dùng lá thốt nốt quấn lại giống như đòn bánh tét. Đường thốt nốt cũng chỉ quấn trong lá thốt nốt thì đường mới không bị chảy.

Thốt nốt ăn như thế nào

Rượu thốt nốt:

Đây là thức uống lên men vô cùng hấp dẫn được làm từ trái thốt nốt tươi. Để có được vị chua đặc trưng của rượu người ta phải chọn ra những trái thốt nốt có cơm chắc thịt và có vị ngọt hơi gắt chứ không chọn những trái quá non. Trái thốt nốt sẽ được gọt sạch vỏ, sau đó được bổ đôi và được đặt vào chậu làm bằng đất trong vòng từ 2-3 ngày. Sau thời gian ủ lên men sẽ cho ra loại rượu chua thốt nốt đặc trưng. Mọi người thích uống rượu chua thốt nốt sau bữa ăn hoặc những ngày trời hè oi bức.

Thốt nốt ăn như thế nào

Chè thốt nốt nước cốt dừa:

Để làm chè thốt nốt nước cốt dừa vô cùng đơn giản, chúng ta chỉ việc nấu tan đường thốt nốt sau đó lần lượt cho nước cốt dừa rồi trái thốt nốt đã được cắt sạch vỏ vào.

Thốt nốt ăn như thế nào

Tuy cách làm đơn giản nhưng khi làm xong lại cho ra mùi vị hết sức tuyệt vời. Nào là vị béo ngậy của nước cốt dừa hoà quyện với độ dẻo, mềm của cùi thốt nốt. Đây là món ăn dân dã mà du khách có thể tự làm ở nhà hoặc nếm qua khi đến thăm các tỉnh miền Tây.

Bánh lá thốt nốt:

Nguyên liệu để làm ra những chiếc bánh lá hấp dẫn gồm: bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt dừa, trái thốt nốt…. Đầu tiên chúng ta phải xay gạo và ủ bột trong một đêm. Kế đó, đem trộn bột gạo với đường, nước cốt dừa, bột thốt nốt rồi mang đi nấu tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Thốt nốt ăn như thế nào

Khi gói bánh sẽ múc bột này vào lá chuối, tạo dáng hình chữ nhật rồi cho dừa nạo khô lên trên và gói lại. Cũng có thể thay dừa bằng đậu xanh nấu chín cũng rất ngon. Bánh lá thốt nốt là món ăn hấp dẫn nhiều du khách gần xa, là một nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người dân miền Tây Nam Bộ, bởi mùi vị dân dã, thân quen của quê nhà.

Bánh bò đường thốt nốt:

Bánh bò đường thốt nốt chính hiệu sẽ được làm từ bột gạo Nàng Nhen chỉ có ở vùng Bảy Núi (An Giang), còn trái thốt nốt phải là trái có cơm dày. Để làm những chiếc bánh bò đường thốt nốt là cả một kì công. Từ khâu ủ bột lên men, rồi phải thường xuyên trông chừng vì nếu bột quá khô thì bánh sẽ không có vị xốp, bùi. Nếu bột quá ướt sẽ mất độ mềm của bánh. Những chiếc bánh bò đường thốt nốt có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng, cộng vị ngọt béo của nước cốt dừa và đường thốt nốt, đây sẽ là món ăn rất ngon và mang hương vị đặc trưng của An Giang.

Thốt nốt ăn như thế nào

Rau câu đường thốt nốt sữa dừa:

Sự kết hợp giữa đường thốt nốt, thach rau câu và nước cốt dừa đã làm nên món ăn rau câu dừa đường thốt nốt vô cùng hấp dẫn, với vị ngọt thanh của đường thốt nốt cộng với vị béo của. Sự khéo léo của người thợ được thể hiện ở chỗ phải làm sao cho mỗi chiếc rau câu khi hoàn thành phải có 2 lớp, 1 lớp dừa và 1 lớp đường thốt nốt đẹp mắt, ăn vào có vị thanh mát, hấp dẫn.

Hãy cùng với Daily Travel VietNam thưởng thức những món ngon được làm từ quả thốt nốt trong tour Mỹ Tho – Cần Thơ – Châu Đốc 3 ngày 2 đêm hoặc Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ 3 ngày 2 đêm. Chúc Quý khách có một chuyến đi vui vẻ.