Hàng hóa phần mêm có chịu thuế không năm 2024

Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Công nghệ Việt Nam (TPHCM) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo cho các dự án công nghệ thông tin.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, việc lập dự án, thiết kế thi công, thẩm tra dự án, giám sát lắp đặt, cài đặt liên quan đến xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin thì áp dụng thuế suất 0% hay 10%?

Ngoài ra, việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu liên quan đến gói thầu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin thì áp dụng thuế suất 0% hay 10%?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin thì:

“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

  1. Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
  1. Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
  1. Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
  1. Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

  1. Dịch vụ tích hợp hệ thống;
  1. Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
  1. Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
  1. Các dịch vụ phần mềm khác”.

Theo quy định tại Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT: “21... Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Công nghệ Việt Nam cung cấp các dịch vụ phần mềm được quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP nêu trên thì các dịch vụ phần mềm đó thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.

Tổng cục Thuế trả lời để Công ty được biết và liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn cụ thể.

Căn cứ Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin quy định:

“Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

  1. Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
  1. Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
  1. Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
  1. Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

  1. Dịch vụ tích hợp hệ thống;
  1. Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
  1. Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
  1. Các dịch vụ phần mềm khác.”

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014):

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“...

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.

+ Tại Khoản 1 Điều 9 qui định thuế suất 0%:

“Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này

  1. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

…”

+ Tại Khoản 2b Điều 9 qui định điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

“Đối với dịch vụ xuất khẩu:

- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

…”

+ Tại Điều 11 quy định:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

…”.

Trường hợp Công ty của Bà cho thuê phần mềm do Công ty sản xuất hoặc mua ngoài không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.

Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn phần mềm cho công ty ở nước ngoài và tiêu dùng ngoài Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2.b Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

Cục Thuế TP thông báo Bà biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

Thuế suất 0% và không chịu thuế khác nhau thế nào?

- Không chịu thuế: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào. - Thuế suất 0%: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định.nullKhác biệt giữa không chịu thuế với thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%?thuvienphapluat.vn › phap-luat-doanh-nghiep › cau-hoi-thuong-gap › kha...null

Phí bản quyền phần mềm thuế suất bao nhiêu?

1/ Mua phần mềm qua email, online… (Không thực hiện thủ tục Hải quan nhập khẩu).

Máy vi tính chịu thuế suất bao nhiêu?

Theo quy định trên, những sản phẩm công ty hỏi thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% vì sản phẩm là máy tính, máy để bàn, màn hình LCD là những hàng hoá không được quy định tại Mục II, phần A; Điểm 1,2 Mục II, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.nullmức thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với máy tính, máy tính để bàn, màn ...lawnet.vn › ngan-hang-phap-luat › tu-van-phap-luat › thue--phi--le-phinull

Dịch vụ phần mềm là gì Tin học?

Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.nullDịch vụ phần mềm là gì? - Thư Ký Luậtlawnet.vn › tat-ca-linh-vuc › dich-vu-phan-mem-la-gi-210644null